9. Bố cục của đề tài
3.3.3 Xây dựng kế hoạch marketing các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư
hướng dẫn sử dụng thư viện là rất lớn. Do vậy, thư viện cần tiếp tục triển khai các lớp hướng dẫn, đào tạo NDT để cung cấp cho họ những hiểu biết chung nhất về thư viện và cách thức khai thác và sử dụng các SP&DV TTTV.
Bên cạnh đó, thư viện cần biên soạn các tài liệu hướng dẫn sử dụng thư viện, đặt trên bàn ghi yêu cầu ở các phòng đọc, phòng mượn và bên cạnh các máy tính tra cứu.
Thư viện cũng nên in các tờ bướm giới thiệu về thư viện và phát miễn phí cho NDT.
Hướng dẫn và đào tạo NDT nên tổ chức theo từng nhóm đối tượng cụ thể. Cán bộ hướng dẫn sẽ biên soạn bài giảng cho phù hợp với từng nhóm đối tượng.
3.3.3 Xây dựng kế hoạch marketing các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện viện
Trong hoạt động TTTV , khái niệm marketing không còn xa lạ, marketing được xem như là công cụ để nâng cao chất lượng của hoạt động TTTV. Tuy
98
nhiên, để thực hiện việc marketing hiệu quả những sản phẩm và dịch vụ của mình đến được với người sử dụng thì không phải cơ quan TTTV nào cũng đạt được kết quả như mong muốn.
Thông tin được thừa nhận là một loại hàng hóa đặc biệt và vấn đề thực hiện marketing SP&DV TTTV là hết sức nhạy cảm vì thư viện vốn được xem là tổ chức phi lợi nhuận. Tuy nhiên, xét góc độ mở rộng phạm vi, tầm ảnh hưởng của thư viện trong cộng đồng NDT khoa học, hướng đến đóng góp củng cố nhãn hiệu từng trường thì không thể thiếu hoạt động markerting.
Từ điển Giải nghĩa Thư viện học và Tin học Anh - Việt (ALA - 1996) đã
đưa ra: “Marketing - Tiếp thị: Một nhóm hoạt động có mục đích dùng để cổ vũ
cho sự trao đổi một cách xây dựng và đáp ứng giữa nhà cung cấp dịch vụ thư viện và truyền thông với người đang sử dụng hay sẽ có thể là người sử dụng những dịch vụ này. Những hoạt động này quan tâm đến sản phẩm, giá cả, phương pháp giao hàng, và phương pháp quảng bá sản phẩm.” [5, tr.85].
Một trong những nhiệm vụ của marketing trong hoạt động TTTV là nghiên cứu về sự vận động, thay đổi nhu cầu thông tin cũng như sự phân bố, phát triển lượng NDT. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng chiến lược phát triển của mỗi cơ quan TTTV. Bên cạnh đó, marketing cũng quan tâm giải quyết các vấn đề: sử dụng tối ưu các nguồn lực hiện có của mỗi cơ quan TTTV; tìm kiếm tạo lập và thu hút các nguồn lực bên ngoài; hỗ trợ, khuyến khích NDT khai thác và sử dụng các SP&DV TTTV; và cải thiện hình ảnh của
hệ thống TTTV. Vậy làm thế nào để có thể thu hút được người đang sử dụng cũng như những người sẽ là người sử dụng sản phẩm và dịch vụ của cơ quan thư
viện và thông tin? Để làm điều này, TVĐHNTHN cần phải làm tốt các hoạt động sau:
1. Tìm hiểu NCT của NDT
2. Phân loại và xác định đối tượng người dùng 3. Nhận biết tiềm lực của TV mình trong cạnh tranh
99
4. Xác định được các sản phẩm và dịch vụ mà người dùng sử dụng 5. Phát triển có hiệu quả các phương thức hoạt động giúp cho NDT thuận tiện trong việc tìm kiếm tài liệu
6. Quảng bá hình ảnh thư viện (thông qua việc phát huy tính năng của các kênh thông tin: Trang chủ của thư viện, trang chủ của trường
ĐHNTHN…)
Mục đích của marketing, xét từ quyền lợi của NDT - là làm sao NDT càng biết nhiều, hiểu rõ về sự phân bố các nguồn/ hệ thống thông tin, hiểu biết các khả năng và điều kiện, các tiện ích và ưu thế trong việc khai thác, sử dụng các SP&DV TTTV cung cấp cho họ, từ đó khẳng định thương hiệu của thư viện và góp phần củng cố niềm tin của người học đối với thư viện.
100
KẾT LUẬN
Có thể nói, trong bất kỳ cơ quan TT - TV nào, vai trò của các sản phẩm và dịch vụ TT - TV được cơ quan đó cung cấp đều có ý nghĩa quan trọng, phần nào quyết định đến sự phát triển của thư viện đó. Điều này càng đặc biệt đúng trong xã hội thông tin hiện đại, khi mà sự phát triển của xã hội, của thông tin là vô cùng nhanh chóng. Thêm vào đó là sự thay đổi về thói quen sử dụng thư viện, về cách thức tiếp cận thông tin của NDT. NDT có xu hướng ngày càng đòi hỏi cao hơn trong việc cung cấp hệ thống sản phẩm và dịch vụ TT - TV ưu việt, mang tính hiện đại. Bởi lẽ đó, việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ như đã và đang được cung cấp cũng như việc nghiên cứu nhu cầu tin, tạo lập những sản phẩm, dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu đó là một công việc cần phải được tiến hành một cách liên tục và thường xuyên.
Nghiên cứu về các sản phẩm và dịch vụ TT - TV tại Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội hiện nay có một ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nhà trường. Việc đánh giá một cách tổng quan, nhìn nhận toàn diện các sản phẩm và dịch vụ TT - TV mà Thư viện đã xây dựng có thể giúp cho cán bộ thư viện hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức, cách thức tạo lập và cung cấp cho NDT. Đồng thời, qua đó cũng phần nào đánh giá được những cơ hội và thách thức trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ mới.
Qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành, TV Đại học Ngoại thương Hà Nội đã không ngừng hoàn thiện mình để đáp ứng nhu cầu tin ngày càng cao của NDT, đóng góp to lớn với công tác giáo dục và đào tạo, nghiên cứu của Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Để giữ vững và phát huy được những thành công ban đầu tạo đà phát triển ổn định và lâu dài trong tương lai, Thư viện cần cố gắng hơn nữa trong việc tạo lập hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin phù hợp và thu hút NDT. Với những kế hoạch, định hướng cụ thể, có thể tin tưởng trong một tương lai không xa, TV Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội sẽ phát huy hơn nữa thành tựu, tiếp tục khẳng định vị trí và tầm quan trọng của Thư viện
101
trong công tác nghiên cứu, giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần vào phát triển sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nói chung và sự nghiệp thư viện nói riêng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Bùi Loan Thùy, Lê Văn Viết (2001), Thư viện học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh. Tp Hồ Chí Minh.
2. Bùi Thị Minh Huệ (2008), Nghiên cứu quy tắc biên mục Anh Mỹ AACR2 và triển khai ứng dụng tại thư viện cơ sở đào tạo Hà Đông, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 92 tr.
3. Dương Thị Vân (2008), Hình thành dịch vụ thông tin - thư viện “sẵn sàng đáp
ứng” trong trường đại học, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (số 3), tr.16-19
4. Đặng Thị Hoa (1999), “Sản phẩm thông tin - thư viện với việc học tập, nghiên cứu của sinh viên”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, (số 7), tr.28.
5. Hội thư viện Hoa Kỳ, Phạm Thị Lệ Hương, Lâm Vĩnh Thế, Nguyễn Thị Nga
dịch (1996), ALA: Từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh - Việt =
Grossary of libraray and information science, Galen Press Ltd., Tucson,
Arizona.
6. Kiều Hương (2010). Thư viện Đại học Ngoại thương với việc ứng dụng công
nghệ thông tin, Kỷ yếu hội thảo: Đổi mới tổ chức, quản lý và tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin - thư viện. Liên hiệp thư
viện đại học khu vực phía Bắc.-tr.143-150
7. Nguyễn Thị Hạnh (2008), Dịch vụ của các thư viện chuyên ngành trên địa bàn
Hà Nội: Hiện trạng và vấn đề, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (số 2), tr.10-14
8. Nguyễn Hữu Hùng (2008), Một số vấn đề về chính sách phát triển sản phẩm
và dịch vụ thông tin tại Việt Nam, Tạp chí Thông tin và Tư liệu (số 2), tr.1-6
9. Phan Văn, Nguyễn Huy Chương (1997), Nhập môn khoa học Thư viện và Thông tin học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
10. Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin, thư viện: Giáo
11. Trần Mạnh Tuấn (2003), Dịch vụ cung cấp thông tin theo chuyên đề: Nội dung và một số kiến nghị, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (số 1), tr. 9-14.
12. Trần Mạnh Tuấn (2004), Sản phẩm thông tin từ góc độ Marketing, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (số 3), tr. 7-12.
13. Trần Mạnh Tuấn (2009), Bản quyền trong việc triển khai dịch vụ cung cấp
bản sao tài liệu trong các thư viện khoa học, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (số 4),
tr.34-38
14. Trần Mạnh Trí (2003), Sản phẩm và dịch vụ Thông tin - Thực trạng và các vấn đề, Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hôi, (số 4), tr. 19- 20.
15. Trần Thị Kiều Hương (2011), Giải pháp phát triển nguồn tin điện tử phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu tại Thư viện trường Đại học Ngoại thương: Đề tài nghiên cứu
16. Vũ Văn Sơn (1997), Đánh giá các dịch vụ thông tin và thư viện, Tạp chí
Thông tin và Tư liệu, (số 4), tr.10-14
Tài liệu trên trang Web
17. Bạch Thị Thu Nhi (2010), Quản lý chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện trong thư viện trường đại học, truy cập ngày 9/4/2012, địa chỉ:
http://www.vjol.info/index.php/VJIAD/article/viewArticle/4410
18. Website Cộng đồng thông tin thư viện Việt Nam, truy cập ngày 29/06/2011, địa chỉ: http://www.thuvientre.com/
19. Website Hội hỗ trợ thư viện và giáo dục Việt Nam, truy cập ngày 29/06/2011, địa chỉ: http://leaf-vn.org/
20. Website Mạng Thông tin – Thư viện Việt Nam, truy cập ngày 29/06/2011, địa
chỉ: http://vietnamlib.net/
21. Website Mạng thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam, truy cập ngày 28/06/2011, địa chỉ: http://www.vista.vn/
22. Website Thư viện Quốc gia Việt Nam, truy cập ngày 25/06/2011, địa chỉ: http://www.nlv.gov.vn/
23. Website Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, truy cập ngày 29/06/2011, địa chỉ: http://www.ftu.edu.vn
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN – THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
Để từng bước hoàn thiện và phát triển các sản phẩm và dịch vụ Thông tin – Thư viện của Đại học Ngoại thương Hà Nội, nâng cao chất lượng phục vụ và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người sử dụng được tốt hơn, chúng tôi xin gửi tới Anh /Chị phiếu điều tra này và rất mong nhận được ý kiến từ Anh/Chị.
Ghi chú: Thông tin được cung cấp chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. (Hãy đánh dấu X vào ô được chọn)
1. Anh/Chị có thường xuyên sử dụng thư viện không?
a. Hàng tuần
b. 2 tuần/lần
c. 1 lần/tháng
d. Ít khi
2. Mục đích sử dụng thông tin của Anh/Chị?
a. Học tập
b. Nghiên cứu khoa học
c. Giảng dạy
d. Tự nâng cao trình độ
e. Giải trí
3. Anh/Chị thường sử dụng loại hình tài liệu nào dưới đây?
a. Sách
b. Báo, tạp chí
c. Giáo trình
d. Luận án, luận văn
e. Các tài liệu tham khảo
f. Tài liệu điện tử
4. Tần suất sử dụng của Anh/Chị đối với các sản phẩm Thông tin – Thư viện tại Đại học Ngoại thương Hà Nội?
Tên sản phẩm Tần suất sử dụng
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Hệ thống mục lục
Thư mục thông báo sách mới Cơ sở dữ liệu
Trang chủ (website)
5. Đánh giá của Anh/Chị về chất lượng của các sản phẩm Thông tin - Thư viện của Thư viện Đại học Ngoại thương Hà Nội?
Tên sản phẩm Đánh giá chất lượng
Rất tốt Tốt Trung bình Chưa tốt Hệ thống mục lục
Thư mục thông báo sách mới Cơ sở dữ liệu
6. Đánh giá của Anh/Chị về mức độ đáp ứng của các sản phẩm Thông tin - Thư viện trên?
Tên sản phẩm Đánh giá mức độ đáp ứng
Đáp ứng tốt Tương đối đáp ứng Không đáp ứng Hệ thống mục lục
Thư mục thông báo sách mới Cơ sở dữ liệu
Trang chủ (website)
7. Theo Anh/Chị, các sản phẩm Thông tin – Thư viện của Đại học Ngoại thương Hà Nội có kịp thời cập nhật những thông tin, lĩnh vực mới không?
a. Có b. Không
8. Đánh giá của Anh/Chị về khả năng tìm kiếm tài liệu tại thư viện?
a. Nhanh chóng
b. Dễ dàng
c. Bình thường
d. Khó khăn
9. Anh/Chị sử dụng những dịch vụ Thông tin – Thư viện nào dưới đây tại Thư viện của Đại học Ngoại thương Hà Nội?
a. Dịch vụ đọc tài liệu tại chỗ
b. Dịch vụ mượn tài liệu về nhà
c. Dịch vụ sao chụp tài liệu
d. Dịch vụ truy cập Internet
10. Đánh giá của Anh/Chị về chất lượng các dịch vụ Thông tin – Thư viện trên tại Đại học Ngoại thương Hà Nội?
Tên dịch vụ Đánh giá chất lượng
Rất tốt Tốt Trung bình Chưa tốt Dịch vụ đọc tài liệu tại chỗ
Dịch vụ mượn tài liệu về nhà Dịch vụ sao chụp tài liệu Dịch vụ truy cập Internet
11. Khi sử dụng những dịch vụ trên, Anh/Chị có nhận được đầy đủ thông tin cần thiết không?
a. Rất đầy đủ
b. Đầy đủ
c. Tương đối đầy đủ
d. Chưa đầy đủ
12. Cho biết về mức độ hài lòng của Anh/Chị khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Thư viện Đại học Ngoại thương Hà Nội?
a. Rất hài lòng
b. Hài lòng
c. Chấp nhận được
d. Chưa hài lòng
13. Anh/Chị có nhu cầu được hướng dẫn hoặc tham gia các lớp tập huấn cho người dùng tin do Thư viện tổ chức không?
a. Có b. Không
14. Theo Anh/Chị, những giải pháp nào dưới đây thực sự hữu ích trong việc hoàn thiện và phát triển các sản phẩm và dịch vụ Thông tin – Thư viện tại Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội?
a. Củng cố và tăng cường nguồn lực thông tin
b. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
c. Bổ sung tài liệu điện tử
d. Mượn liên thư viện
e. Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị
f. Đầu tư kinh phí xây dựng và phát triển thêm nhiều sản phầm và dịch vụ mới
g. Xây dựng đội ngũ cán bộ thư viện chuyên nghiệp hơn
h. Thường xuyên khảo sát ý kiến của bạn đọc
i. Hỗ trợ, hướng dẫn bạn đọc khai thác sản phẩm và dịch vụ tốt hơn
(Tổ chức tư vấn sử dụng dịch vụ theo định kỳ, tư vấn sử dụng dịch vụ theo yêu
cầu của bạn đọc)
j. Biên soạn và cung cấp tài liệu hướng dẫn sử dụng dịch vụ cho bạn đọc
k. Ý kiến khác:
……… ………
15. Anh/Chị có đề xuất gì đối với Thư viện trường Đại học Ngoại thương Hà Nội nhằm hoàn thiện và phát triển các sản phẩm và dịch vụ Thông tin - Thư viện?
……… ………
16. Xin Anh/Chị vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân?
- Giới tính Nam
Nữ - Trình độ học vấn Đại học
Thạc sỹ
Tiến sỹ
Phó giáo sư, Giáo sư
- Lĩnh vực chuyên môn Học tập
Nghiên cứu
Giảng dạy
Quản lý
Sau khi điền các thông tin, xin Anh/Chị vui lòng gửi phiếu về bàn thủ thư. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác và đóng góp ý kiến của Anh/Chị!
Phụ lục 2:
BẢNG XỬ LÝ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI