Công cụ phân loại tài liệu

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại trường Đại học Ngoại thương Hà Nội (Trang 74)

9. Bố cục của đề tài

2.4.4Công cụ phân loại tài liệu

Phân loại thư viện là sự sắp xếp theo chủ đề toàn bộ sách và tài liệu trên giá, hoặc trong mục lục hay đề mục chủ đề theo cách thức có lợi nhất cho NDT.

Phân loại thư viện có chức năng: thể hiện tính hệ thống của phiếu tiêu đề thư mục trong các mục lục xuất bản phẩm, các thư mục và sắp xếp các chủ đề theo trật tự logic trên giá. Trong mục lục trực tuyến, phân loại cũng đóng vai trò là một điểm truy cập trực tiếp để tìm tin.

Hiện nay, TVĐHNTHN đang sử dụng Khung phân loại (KPL) thập phân Dewey được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh Dewey Decimal clasification (DDC) ấn bản 14 để phân loại tài liệu mới và hồi cố tài liệu cũ. DDC được xây dựng dựa trên các nguyên tắc hợp lý làm cho KPL này trở thành một công cụ tổ chức tri thức tổng hợp lý tưởng: các ký hiệu có ý nghĩa bằng các số Ả Rập được toàn thế giới thừa nhận, các môn loại được xác định rõ, hệ phân cấp được phát triển tốt và có một mạng lưới phong phú các mối quan hệ giữa các đề tài. Trong KPL DDC, các môn loại (lớp) cơ bản được tổ chức theo ngành hoặc các lĩnh vực nghiên cứu. DDC được chia thành 10 lớp chính, kết hợp với nhau, bao quát được toàn bộ thế giới tri thức. Mỗi lớp chính chia tiếp thành 10 phân lớp, mỗi phân lớp lại chia thành 10 phân đoạn

66 Mười lớp chính là: 000 Tổng loại 100 Triết học 200 Tôn giáo 300 Khoa học xã hội 400 Ngôn ngữ

500 Khoa học tự nhiên và toán học 600 Công nghệ (khoa học ứng dụng) 700 Nghệ thuật

800 Văn học và tu từ học 900 Địa lý và lịch sử

Trong KPL DDC 14 có các bảng kí hiệu (còn gọi là bảng phụ) nhằm mục đích mở rộng kí hiệu các lớp của bảng chính. Các bảng phụ chỉ sử dụng để phối hợp với bảng chính mà không được phép sử dụng độc lập, giúp cho việc sử dụng KPL linh hoạt và có hiệu quả. Bao gồm:

Bảng 1: Tiểu phân mục tiêu chuẩn

Bảng 2: Khu vực địa lý, thời kỳ lịch sử, nhân vật

Bảng 3: Tiểu phân mục nghệ thuật, từng nền văn học, hình thức văn học chuyên biệt

Bảng 4: Tiểu phân mục cho từng ngôn ngữ Bảng 5: Nhóm chủng tộc, dân tộc., quốc gia Bảng 6: Ngôn ngữ

Bảng 7: Nhóm nhân vật

Việc lựa chọn KPL DDC áp dụng tại TVĐHNTHN được căn cứ trên cơ sở khoa học và thực tiễn:

- KPL DDC được đánh giá là KPL có nhiều ưu điểm vượt trội so với các KPL khác trên thế giới và đặc biệt phù hợp với thư viện các trường đại học, các viện nghiên cứu có vốn tài liệu chuyên ngành sâu

67

- Việc phân chia tri thức của nhân loại dựa trên nguyên tắc thập tiến của DDC đã xây dựng được hệ thống ký hiệu phân loại theo cấp bậc phản ánh mối quan hệ logic giữa các đề mục.

- Ký hiệu phân loại sử dụng các số Ả Rập kết hợp với hệ thống trợ ký hiệu đã tạo cho DDC một ưu điểm là dễ sử dụng. Với cùng một loại khái niệm được thể hiện bằng cùng những con số trong các ngành khoa học khác nhau, chúng được coi như những đề mục mẫu ở khắp mọi vị trí trong KPL, tạo ra đặc tính dễ nhớ cho cán bộ làm công tác phân loại và thuận tiện hơn cho NDT trong quá trình tìm tin. Với nhiều tính năng nổi bật, DDC ngày càng được áp dụng rộng rãi trên thế giới.

- Quy mô phát triển của Thư viện Việt Nam, trong đó có TVĐHNTHN đã có nhiều thay đổi: Thư viện ngày càng phải đảm đương những chức năng mới, phải từng bước hội nhập quốc tế, trở thành đầu mối khai thác, cung cấp và chia sẻ thông tin với các thư viện khác trên thế giới và trong khu vực. Để làm được điều này, điều tất yếu là phải áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về nghiệp vụ thư viện, DDC là một trong những chuẩn được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Bên cạnh đó, phương thức phục vụ NDT trong thư viện hiện nay đã có nhiều thay đổi, các dịch vụ được tự động hóa, phương thức phục vụ tại các phòng đọc chuyển từ đóng sang mở. Việc sử dụng DDC trong việc tổ chức các kho tài liệu theo từng nội dung chi tiết của chủ đề sẽ tạo thuận lợi cho NDT trong việc tiếp cận tài liệu.

Với những phân tích trên, có thể nhận thấy áp dụng KPL DDC tại TVĐHNTHN là vấn đề tất yếu phải thực hiện. Với KPL DDC, các sản phẩm TT - TV đảm bảo được chất lượng và chuẩn nghiệp vụ, giúp NDT dễ dàng trong việc truy tìm và sử dụng tài liệu, dịch vụ thư viện có hướng phát triển rộng. Thông qua việc áp dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ là một trong những điều kiện tiên quyết đánh giá chất lượng hoạt động của TVĐHNTHN.

68

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại trường Đại học Ngoại thương Hà Nội (Trang 74)