II. Thực trạng phát hành IPO ở ViệtNam từ 2006 đến nay:
3. Doanh nghiệp – Quyết định đúng đắn hợp thời cơ
3 yếu tố : Nhà nước _ Doanh nghiệp_ Nhà đầu tư là vô cùng mật thiết. Chúng ta đã đế cập đến vai trò và giải pháp về phía Nhà nước và các nhà đầu tư,nhưng thực sự đóng vai trò chủ chốt ở đây lại là ở phía các doanh nghiệp. Qua một số đợt Ipo vừa rồi, lời khuyên dành cho các doanh nghiệp là:
- Thời điểm phát hành đóng vai trò quan trọng, việc dự báo tình hình để lựa chọn thời điểm là công việc không đơn giản vì khi cung quá nhiều và dồn dập thì thị trường sẽ quá tải và sụt giảm, cộng với sự đón nhận hờ hững của nhà đầu tư, sẽ khiến cho mức giá mà DN đưa ra sẽ thành không hợp lý. Do đó, phải dự đoán sát cung cầu, điều tiết cung cầu sẽ giúp cho việc giá IPO sẽ hợp lý hơn. Dự đoán sát cung cầu sẽ giúp cho đưa ra một lượng cung phù hợp, từ đó sẽ dựa vào đó để xác định mức giá mà cả người mua và người bán đều chấp nhận.
Đối với các công ty chuẩn bị niêm yết IPO cần có những sự lựa chọn cẩn trọng trong việc tính toán thời gian hợp lý, ước tính được gần đúng giá trị cổ phiểu đấu giá, tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia tài chính tránh được tình trạng cung vượt quá cầu IPO. khiến giá cố phiếu giảm mạnh, gây động thái không tốt cho CKVN.
Trong đợt IPO lớn gần đây của 2 doanh nghiệp nhà nước VNSteel và MHB, không một nhà đầu tư nước ngoài nào đăng ký tham gia đấu giá cổ phần.
Vậy vì sao khối ngoại lại quay lưng với các đợt IPO của VNSteel và MHB?
Điều này có nhiều nguyên nhân. Một trong số đó là 2 doanh nghiệp này đã tiến hành IPO không đúng thời điểm. Nhu cầu đối với thép hiện khá yếu do thị trường bất động sản đóng băng trong khi ngành ngân hàng đang chịu sức ép về nhiều mặt.
Có thể nói sự tác động của Bên cạnh đó, thực hiện IPO với tỉ lệ thấp sẽ không hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, vì họ sẽ ít có quyền biểu quyết đối với các định hướng, chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
- Cần thúc đẩy mà đẩy nhanh hơn nữa con đường cổ phần hóa doanh nghiệp, hoàn thành được lộ trình mà nhà nước đã đề ra.
- Tổ chức được những buổi họp báo, công bố thông tin một cách công khai, đầy đủ, chính xác đảm bảo được nguồn thông tin là bình đẳng cho các nhà đầu tư, và khi đón nhận luồng thông tin sai lệch cần có sự điều chỉnh đính chính kịp thời….
- Một số ngành công nghiệp và dịch vụ như viễn thông, điện lực,ngân hàng …cần đặc biệt sớm cổ phần hóa và đưa IPO lên sàn giao dịch, những ngành này sẽ là động thái to lớn tác động đến TTCK nói riêng và nền kinh tế nói chung của Việt Nam.
- Thiếu sự chủ động trong việc tìm đối tác mua cổ phần đã là một bất lợi, mặt khác chính thông điệp mà DN đưa ra trong các buổi giới thiệu (road show) là vấn đề khiến các nhà đầu tư quay lưng lại.
Theo một số tổ chức đầu tư, những điều họ đặt ra để chất vấn lãnh đạo Công ty PNJ trong buổi road show đã không được trả lời thỏa đáng, nên họ từ chối không mua. Trường hợp tạo cảm giác phản cảm, thiếu tin tưởng nơi nhà đầu tư mà nhiều công ty thủy sản mắc phải là việc nói xấu DN cùng ngành hoặc không giải thích một cách thuyết phục rằng, chuyện gì sẽ xảy ra nếu tình hình thị trường không lạc quan như mong muốn.
Nhiều doanh nghiệp thường tiếc khoản phí bảo lãnh khoảng 2% và khoản phí tư vấn khoảng 1% giá trị của đợt phát hành nên từ chối hợp đồng bảo lãnh và chọn chi phí thấp nhấp. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chịu hoàn toàn rủi ro từ đợt phát hành. Vì vậy, các doanh nghiệp nên lựa chọn các hình thức bảo lãnh với mức độ cam kết cao để giảm thiểu rủi ro phát hành cho doanh nghiệp mình.
Để nhà đầu tư nước ngoài chú ý nhiều hơn đến doanh nghiệp, lộ trình IPO nên được cân nhắc kỹ và công bố một cách cụ thể. VNSteel từng thông báo sẽ đăng ký phương án cổ phần hóa trong tháng 9.2009 và trở thành công ty cổ phần trong năm 2010. Tuy nhiên đến ngày 10.6.2011, VNSteel mới thực hiện được lời hứa. Sự trì trệ này cũng diễn ra trong kế hoạch IPO ở nhiều doanh nghiệp lớn khác như Vietnam Airlines và MobiFone, mặc dù trước đó Chính phủ đã có chủ trương hoàn tất cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn trước ngày 1.7.2010.
-Doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh và hài hòa lợi ích giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ.
Cần thiết lập một quá trình IPO chuẩn
Chẳng hạn: khi nhà tư vấn, một ngân hàng đầu tư được thuê để giúp cho IPO của các DN thì thông thường họ phải làm việc với đội ngũ các chuyên gia khác như các nhà môi giới, luật sư, kiểm toán viên... nhằm xây dựng 1 bản cáo bạch có sức thuyết phục NĐT cũng như hướng dẫn tiến hành đầy đủ các thủ tục cần thiết đối với các cơ quan chức năng. Và tuỳ vào thời điểm thích hợp, thống nhất với DN IPO đưa ra mức giá hợp lý. Như vậy tính linh hoạt của họ trong việc định giá DN "gắn" với thị trường để đảm bảo mức độ thành công của IPO, cũng như tránh rủi ro cho nhà phát hành, bên bảo lãnh phát hành...
Dù thị trường ế ẩm thì Nhà nước cũng nên tìm mọi cách đẩy nhanh tiến trình IPO, nhất là các doanh nghiệp lớn để tạo thanh khoản, tiềm năng, giá trị và sức hấp dẫn cho thị trường. Tuy nhiên, để không rơi vào cảnh bán không ai mua, các doanh nghiệp có thể chia nhỏ lượng cổ phần chào bán ra thành nhiều đợt với mức giá hợp lý. Cách làm này vừa đảm bảo nguồn cung thị trường không bội thực, vừa hoàn thành được mục tiêu chuyển đổi cổ phần hóa, nhằm thay đổi phương thức quản trị doanh nghiệp.
Với NĐT chiến lược, nên chuyển sang phương thức thỏa thuận bán cổ phần cho họ trước khi chào bán ra công chúng, bởi những giá trị sinh lợi mà họ mang lại cho doanh nghiệp lớn hơn nhiều so với NĐT cá nhân.
Ở việt nam, ttck đã chính thức đi vào hoạt động được gần 10 năm.Hoạt động IPO đã thể hiện được vai trò nhất định của mình trong việc phát triển thị trường, hỗ trợ tích cực doanh nghiệp trong việc thu hút vốn, góp phần thay đổi bộ mặt doanh nghiệp trong cách vận hành và hoạt động , giúp nhà đầu tư có cơ hội lựa chọn phương án đầu tư tốt. tuy nhiên, do ttck của chúng ta còn non trẻ, các chủ thể tham gia vào thị trường còn nhiều thiếu sót, các nghiệp vụ chưa thực sự phát triển so với những ttck khác , hoạt động phát cổ phiếu lần đầu ra công chúng cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định, điều này đã ảnh hưởng tới sự phát triển của ttck nchung và tt sơ cấp nói riêng. vì thế rất cần có những giải pháp hạn chế những khuyết điểm và phát triển hoạt động này để nó có thể phát huy trong thời gian tới.
Phần 5: OTC – UPCOM.
PHẦN A: THỊ TRƯỜNG OTCI/ TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG I/ TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG