Liên hệ thực tế

Một phần của tài liệu Tài liệu thị trường chứng khoán (Trang 81)

1, Ví dụ trên hệ thống tạo lập thị trường tập trung trên sàn giao dịch cổ điển, đấu giá theo lệnh(khớp lệnh) giá theo lệnh(khớp lệnh)

Thuật ngữ sàn giao dịch cổ điển nhằm chỉ sàn giao dịch có địa điểm cụ thể, nơi tập trung các nhà môi giới sàn, các thành viên của sàn…, đây có thể coi là mô hình đầu tiên của thị trường chứng khoán. Tất cả các nhà đầu tư đều có thể tiến hành giao dịch trực tiếp với nhau, họ tiến hành đặt lệnh mua, lệnh bán với các giá mức giá yết. Tất cả các lệnh giới hạn mua và lệnh giới hạn bán tại bất kỳ thời điểm nào đều được ghi lại trong “sổ ghi lệnh giới hạn”. Nhà tạo lập thị trường sẽ ở trực tiếp tại sàn trong thời gian giao dịch, nhận các lệnh từ phía các nhân viên môi giới sàn và các lệnh do hệ thống điện tử đưa đến.

Nhà tạo lập thị trường trong hệ thống này phải thực hiện việc liên tục báo giá thông qua tổng hợp thông tin từ sổ ghi lệnh giới hạn và từ nhu cầu mà các nhân viên môi giới sàn đặt lên. Như thế, công việc chính của các nhà tạo lập thị trường loại này là tiến hành hỗ trợ tìm và khớp các lệnh đối ứng. Họ chỉ sử dụng chứng khoán trong tài khoản (trong kho) của mình để tiến hành giao dịch (hay hỗ trợ thanh khoản) khi mức cung hay cầu với một loại chứng khoán giảm xuống và không tìm được lệnh đối ứng phù hợp, nhà tạo lập thị trường phải tham gia để đảm bảo tính thanh khoản thị trường và duy trì mức giá cân bằng phù hợp.

Sự can thiệp của nhà tạo lập thị trường vào thị trường khi có dấu hiệu cho thấy thị trường có khả năng giảm tính thanh khoản đảm bảo cho chi phí giao dịch được giữ ổn định và luôn thấp hơn so với những thị trường giao dịch tập trung thuần tuý không có sự can thiệp của nhà tạo lập thị trường. Thêm vào đó, do nhà tạo lập thị trường là tổ chức duy nhất có quyền theo dõi và nắm bắt tình hình cung cầu trên thị trường giao dịch tập trung, đồng thời nhà tạo lập thị trường cũng luôn có quan hệ với các nhân viên môi giới sàn, nên nhà tạo lập thị trường hoàn toàn có thể hạn chế được rủi ro của mình bằng cách duy trì một thị trường cân bằng.

Nhà tạo lập thị trường có trách nhiệm phải báo các mức giá mua và bán đại diện cho các mức giá tốt nhất trong sổ ghi lệnh giới hạn (lệnh được chuyển đến tự động) và cho xu hướng chung của các nhân viên môi giới sàn. Ngoài ra, như đã nói ở phần trước, nhà tạo lập thị trường ở thị trường này còn có chức năng thông qua tài khoản của chính mình để can thiệp vào các giao dịch đóng vai trò người mua hoặc người bán, hoặc tham gia vào thị trường khi có những giao dịch nhạy cảm có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá cân bằng của thị trường. Nhà tạo lập thị trường ở đây còn có một chức năng khác là thông báo giá mở cửa cho các thị trường đấu thầu hay thị trường giao dịch định kỳ.

Theo thống kê, số lượng giao dịch được thực hiện ở dây thường nhỏ hơn so với các thị trường khớp giá điện tử, tuy nhiên giá trị giao dịch lại lớn hơn nhiều do các nhà đầu tư có tổ chức thường đặt lệnh thực hiện các giao dịch lớn ở thị trường này. (Giá trị giao dịch tại NYSE chiếm đến 60% tổng giá trị giao dịch chứng khoán hàng ngày tại Mỹ).

Với thị trường như NYSE hay AMEX, sẽ có một “chuyên gia” của sở GD làm nhiệm vụ tạo lập thị trường cho 1 loại cổ phiếu nhất định. Chuyên gia này sẽ lưu lại các lệnh giới hạn, các lệnh này sẽ giúp xác định mức giá mua cao nhất hay mức giá bán thấp nhất để tiến hành một cuộc giao dịch. Những nhà môi giới sẽ đặt các lệnh thị trường, đây là những lệnh sẽ được tiến hành với mức giá thích hợp nhất tại thời điểm mà lệnh đó được đặt, người chuyên gia sẽ nối mỗi lệnh thị trường này với lệnh giới hạn phù hợp nhất, giao dịch được thực hiện anh ta được nhận hoa hồng. Trong trường hợp các lệnh giới hạn đặt ra thiếu so với các lệnh thị trường, người chuyên gia sẽ phải đóng vai trò đối tác để tiến hành giao dịch đối với lệnh chuyển tới mà không có lệnh giới hạn nào đáp ứng, điều nay sẽ đảm bảo được tính thanh khoản cho thị trường.Có thể coi nhà chuyên gia là nhà tạo lập thị trường nhưng cho một loại cổ phiếu nhất định hay cũng có thể coi họ là người điều hành cuộc đấu giá.

2,Ví dụ trên hệ thống tạo lập thị trường trên sàn giao dịch điện tử, đấu giá theo giá

Trong thị trường này nhà đầu tư công chúng hầu như sẽ không thể giao dịch trực tiếp với nhau. Để có thể tiến hành mua hay bán chứng khoán, nhà đầu tư phải liên hệ trực tiếp với nhà tạo lập thị trường (các công ty giao dịch), những công ty giao dịch sẽ sử dụng những chứng khoán trong kho của mình để tiến hành giao dịch với khách hàng. Với một hệ thống đấu giá theo giá, thường có nhiều nhà tạo lập thị trường cùng một lúc thực hiện tạo lập thị trường cho một loại chứng khoán nhất định, những nhà tạo lập thị trường này liên tục báo các chào mua và chào bán với một khối lượng chứng khoán tại các mức giá xác định. Trong hệ thống này, nhà tạo lập thị trường chính là bộ phận tạo nên gần như toàn bộ tính thanh khoản của thị trường thông qua việc yết các mức giá và khối lượng sẵn sàng giao dịch ở một phía mua hoặc bán. Để thực hiện giao dịch với khách hàng, các nhà tạo lập thị trường phải cạnh tranh lẫn nhau yết các mức chào mua/chào bán cạnh tranh nhất để có thể thu hút các lệnh đặt giao dịch từ phía khách hàng.

Nhà tạo lập thị trường có trách nhiệm liên tục yết các chào mua và chào bán với khoảng chênh lệch thích hợp và tiến hành giao dịch với đồng thời những lệnh thị trường và lệnh giới hạn của nhà tạo lập thị trường khác và nhà đầu tư. Giá đặt mua (đặt bán) của một nhà tạo lập thị trường không được cao hơn (thấp hơn) giá đặt bán (đặt mua) của tất cả các công ty giao dịch khác trên thị trường. Các nhà tạo lập thị trường không phải trả bất kỳ loại phí giao dịch nào, hơn nữa họ có quyền chỉ đặt chào mua hoặc chào bán trên một phía của thị trường để thu hút khách hàng, điều này cũng giúp cho nhà tạo lập thị trường có thể hạn chế được các rủi ro khi rơi vào các tình trạng mất cân bằng chứng khoán trong kho một cách bị động.Một lợi thế rất lớn cho nhà tạo lập thị trường là khi tham gia vào cơ chế thị trường này, họ luôn có một nguồn ổn định các lệnh đặt đến từ phía khách hàng để tiến hành cạnh tranh. Điểm tạo ra lợi thế này là ở các lệnh đặt ra trên thị trường này chủ yếu là các lệnh thị trường, còn đối với các thị trường khớp lệnh, các lệnh đặt ra chủ yếu là lệnh giới hạn – loại lệnh này thường thường không tạo được tính cạng tranh cao và do đó ít tạo được tính thanh khoản.

Ví dụ với mô hình thị trường này là NASDAQ và LSE (London Stock Exchange). NASDAQ là mô hình thị trường OTC điển hình, tên gọi thị trường “phi tập trung”xuất phát từ điểm khác biệt với vai trò của các chuyên gia trên sàn NYSE, nơi mà tất cả các giao dịch đều

tập trung vào thông qua người chuyên gia. Các giao dịch trên thị trường Nasdaq được thực hiện thông qua một thị trường mở, qua một hệ thống các nhà kinh doanh đa chức năng và qua rất nhiều nhà tạo lập thị trường (market maker) cạnh tranh với nhau nhằm giành được các giao dịch của từng loại cổ phiếu. Đó là một điểm tương phản với hệ thống được áp dụng trong các thị trường truyền thống, nơi mà các lệnh đặt mua và đặt bán đối với một loại cổ phiếu nào đó phải được thực hiện thông qua một chuyên gia duy nhất. Và bởi vì có rất nhiều nhà tạo lập thị trường nên cùng một lúc có thể thực hiện được nhiều giao dịch hơn Trên thị trường này có những nhà tạo lập thị trường, họ không ở tập trung một chỗ, và cũng không có yêu cầu họ phải cố định. Những nhà tạo lập thị trường có thể tham gia thị trường thông qua hệ thống giao dịch điện tử từ bất kỳ máy tính nào, đồng thời họ cũng có thể can thiệp ngay lập tức vào lệnh mà những công ty giao dịch vừa đặt.

Nasdaq được hình thành vào năm 1968 khi những nhà quản lý thị trường cố gắng thống nhất và tăng cường vai trò của thị trường OTC. NASD bên cạnh nhiệm vụ quản lý nhân viên hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và giám sát các công ty môi giới, nó còn được giao thêm chức năng theo dõi và thúc đẩy hoạt động giao dịch dần tự đông hóa. Đến năm 1980, bước ngoặt lớn nhất trong điều chỉnh đối với thị trường này diễn ra, đối với mỗi loại chứng khoán mỗi nhà tạo lập thị trường được phép đặt các mức giá chào bán thấp nhất và giá đặt mua cao nhất của riêng mình. Với hình thức này, các công ty giao dịch sẽ tham khảo các mức giá mà nhà tạo lập thị trường đặt, các lệnh này hiện ra trên màn hình máy tính, lựa chọn và đặt lệnh khi họ chọn được mức giá cạnh tranh nhất đáp ứng nhu cầu mua hay bán của mình.

Như thế Nasdaq là một hệ thống vi tính tinh vi có thể tự động đưa ra các mức giá các nhà tạo lập thị trường. Bản thân Nasdaq không đóng bất cứ một vai trò nào giống như một nhà chuyên gia trên sàn giao dịch, việc đáp ứng và thực hiện các lệnh hoàn toàn do các nhà tạo lập thị trường tiến hành.

Nasdaq phát triển đặc biệt nhanh vào những năm 80 cùng với sự gia tăng nhanh chóng của các công ty công nghệ cao. Nhìn chung, các yêu cầu đặt ra để được niêm yết trên Nasdaq là tương đối thấp do đó Nasdaq là lựa chọn trước tiên của các công ty nhỏ họat động trong các ngành công nghệ thông tin và công nghệ sinh học chứ không phải là NYSE. Từ năm 1984 đến 1995, doanh số giao dịch trên Nasdaq tăng từ 153 tỉ đôla với 4097 công ty niêm yết lên 2400 tỉ đôla với 5122 công ty, với mức giao dịch bìnhquân mỗi ngày là hơn 400 triệu cổ phần. giá trị thị trường của Nasdaq vào tháng 6 năm 1994 chỉ đạt 738.4 tỉ đôla, chưa bằng một phần năm giá trị 4.3 nghìn tỉ đôla của NYSE cùng thời điểm chứng tỏ đa số các công ty trên Nasdaq đều là các công ty nhỏ.

Do các yêu cầu niêm yết thấp, qui mô Nasdaq gia tăng nhanh chóng. Năm 1989, NASD buộc phải thắt chặt hơn các qui định, bao gồm cả việc quản lý các công ty tham gia làm môi giới và tạo lập thị trường, Đến 1995, NASD đã cấp 510000 giấy phép môi giới, đồng thời SEC cũng thông qua NASD để quản lý chặt chẽ Nasdaq hơn. Tuy nhiên NASD luôn cố gắng tạo sự chủ động cho hoạt động của Nasdaq.

Sự khác biệt lớn nhất giữa thị trường đấu giá và thị trường giao dịch là ở số lựợng nhà tạo lập thị trường cho một loại chứng khoán. Rõ ràng, nếu như số lượng nhà tạo lập thị trường cho

một loại chứng khoán lớn thì tính thanh khoản của nó sẽ cao hơn rất nhiều so với việc chứng khoán đó chỉ được một nhà tạo lập thị trường duy nhất thực hiện – nhà chuyên gia – trên sàn NYSE. Tuy nhiên điều này chưa hẳn là đã có lợi.

Trong khi NYSE và AMEX là các thị trường khớp lệnh, Nasdaq lại là dạng thị trường khớp giá. Lợi nhuận của những công ty giao dịch trên thị trường OTC phụ thuộc vào khoảng chênh lệch giữa mức giá chào mua và mức giá chào bán hay còn gọi là chênh lệch mua-bán. Chênh lệch mua-bán được coi là khoản đền bù cho các công ty này khi họ tạo được thị trường cho loại chứng khoán đó và đền bù cho rủi ro mà họ chấp nhận trong thời gian cầm giữ chứng khoán trước khi bán ra. Chênh lệch mua-bán còn được gọi là “chênh lệch bên trong”, khoản chênh này thể hiện mức lợi nhuận lớn nhất mà một công ty tiến hành tạo lập thị trường có thể thu được.

Mặt khác, trong khi trên thị trường đấu giá, các lệnh giới hạn hầu như chiếm vị trí tuyệt đối, thì trên Nasdaq hầu như rất ít có các lệnh giới hạn. Nasdaq thiếu một cơ chế tập trung để xử lý các lệnh giới hạn, do đó các lệnh giới hạn chỉ có thể xuất hiện trên hệ thống máy tính của NASD hoặc là trong hệ thống máy nội bộ của mỗi nhà tạo lập thị trường. Kết quả là những nhà tạo lập thị trường trên Nasdaq có thể giao dịch với các mức giá họ đã chào ra, bỏ qua các mức giá do các lệnh giới hạn đặt, cho dù các lệnh này có lợi hơn đối với nhà đầu tư. Hệ thống của Nasdaq được xác lập tương đối khác thường: nó coi các lệnh giới hạn là những lệnh gây cản trở cho quá trình xác định đúng giá trị của các chứng khoán đang giao dịch. Những giá được hiện ra trên màn hình giao dịch cũng không phản ánh hoàn toàn chính xác tất cả các những lệnh mà tất cả các thành viên tham gia trên thị trường sẵn sàng chấp nhận giao dịch. Hơn nữa, Nasdaq duy trì hai cơ chế khác nhau cho việc giao dịch các lệnh khối lượng lớn (hơn 1 triệu cổ phiếu) và các lệnh nhỏ: các giao dịch khối lượng lớn được thực hiện thông qua thương lượng trực tiếp giữa nhà tạo lập thị trường và người môi giới đại diện cho nhà đầu tư; các lệnh nhỏ được thực hiện qua hệ thống “Giao dịch lênh nhỏ” (Small Order Execution System-SOES).

Một phần của tài liệu Tài liệu thị trường chứng khoán (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w