II. Thực trạng phát hành chứng khoán hiện nay của các công ty cổ phần
b. Quy định của pháp luật về công ty chứng khoán trong nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán
nhờ một đơn vị tư vấn lo thủ tục phát hành, định giá phát hành, nhưng mấy năm nay, ít có CTCK nào nhận dịch vụ này với lý do thị trường tăng giảm thất thường. Từ lúc định giá cổ phiếu đến khi phát hành, thị trường giảm thì cổ phiếu IPO sẽ giảm theo, nên đơn vị bảo lãnh phát hành sẽ lỗ. Hơn nữa, luật Chứng khoán hiện nay chỉ quy định, các doanh nghiệp khi tiến hành IPO phải có một tổ chức tài chính tư vấn, chứ không bắt buộc phải có một đơn vị bảo lãnh cho đợt phát hành.
● Đánh giá: Từ những dẫn chứng trên có thể thấy các nguyên nhân chính làm cho nghiệp vụ bảo lãnh không được sử dụng khai thác lợi thế ở Việt Nam:
- Do thị trường chưa ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro nên các công ty chứng khoán chưa dám mạo hiểm thực hiện bảo lãnh.
- Do năng lực yếu kém của các công ty chứng khoán cùng đội ngũ công nhân viên
- Do cơ chế pháp lý chưa chặt chẽ trong khi nghiệp vụ bảo lãnh cũng là mới đối với Việt Nam.
Để hiểu thêm về hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán vốn là thông lệ tại các thị trường phát triển tại sao chưa phát triển ở Việt Nam, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phần tiếp theo:
2. Công ty chứng khoán với việc phát hành chứng khoán ở VNa. Khái niệm. a. Khái niệm.
Tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán ở VN là công ty chứng khoán được phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và ngân hàng thương mại được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bảo lãnh phát hành trái phiếu theo điều kiện do Bộ Tài chính quy định.
Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép này đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty chứng khoán được thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây: Môi giới chứng khoán; Tự doanh chứng khoán; Bảo lãnh phát hành chứng khoán; Tư vấn đầu tư chứng khoán.
Trên thế giới, các ngân hàng đầu tư là những tổ chức đứng ra làm bảo lãnh phát hành. Thông tin về ngân hàng đầu tư sẽ được cung cấp ở phần sau.
b. Quy định của pháp luật về công ty chứng khoán trong nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán hành chứng khoán
- Công ty Chứng khoán chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán; vốn pháp định để thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán là 100 tỷ đồng, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là 165 tỷ đồng.
- Không vi phạm pháp luật Chứng khoán trong 6 tháng liên tục liền trước thời điểm bảo lãnh.
- Tổng giá trị bảo lãnh phát hành không được lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành vào thời điểm cuối quý gần nhất tính đến ngày ký hợp đồng bảo lãnh phát hành, trừ trường hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
- Có tỷ lệ vốn khả dụng trên nợ điều chỉnh trên 6% trong 3 tháng liền trước thời điểm nhận bảo lãnh phát hành.
Tuy nhiên, Luật Chứng khoán hiện nay chỉ quy định, các doanh nghiệp khi tiến hành IPO phải có một tổ chức tài chính tư vấn, chứ không bắt buộc phải có một đơn vị bảo lãnh cho đợt phát hành đó. Đây là một sự thiếu chặt chẽ của pháp luật. Nếu Luật bắt buộc phải có bảo lãnh phát hành thì nhà đầu tư sẽ an tâm hơn, bởi giá cổ phiếu đó đã được bảo chứng và ở một chừng mực nào đó sẽ trở nên chuẩn hơn; tình trạng IPO không thành công và phát hành cổ phiếu phải chào bán lại, chào bán lần hai sẽ không xảy ra.