Hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý

Một phần của tài liệu Tài liệu thị trường chứng khoán (Trang 94)

VIII. Thực trạng nhà tạo lập thị trườn gở Việt Nam.

3. Giải pháp phát triển TTCK ViệtNam giai đoạn 2011-

3.1. Hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý

Giai đoạn từ 2010-2015

Hoàn thiện hệ thống văn bản hiện hành: sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn liên quan theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh của Luật theo thông lệ quốc tế, cụ thể: (i) mở rộng khái niệm chứng khoán; (ii) bổ sung các quy định về các hoạt động phát hành riêng lẻ; (iii) bổ sung các quy định quản lý các hoạt động của tổ chức kinh doanh chứng khoán; (iv) bổ sung các quy định về chào bán chứng khoán ra nước ngoài và chào bán nước ngoài tại Việt Nam; (v) hoàn thiện cơ chế công bố thông tin; quản trị công ty và quản trị rủi ro của các tổ chức tham gia thị trường.

Đối với các quy định về cơ cấu tổ chức: Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ

phận trong UBCKNN, bảo đảm không chồng chéo, đặc biệt trong công tác giám sát, cưỡng chế thực thi. Từng bước đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo hướng hạn chế vai trò của UBCKNN trong hoạt động của thị trường, tăng dần vai trò và tính tự chịu trách nhiệm của các chủ thể thị trường: giảm dần các hoạt động cấp phép, chấp thuận, chuyển sang các chế độ đăng ký hoạt động và báo cáo.

Đối với các quy định về giám sát thị trường: thực hiện giám sát theo các tiêu chí, hướng đến chuẩn mực quốc tế song song với xây dựng hệ thống công nghệ, đội ngũ cán bộ phục vụ cho công tác giám sát thị trường của UBCKNN,

Đối với các quy định về giám sát các tổ chức trung gian thị trường, các tổ chức phát hành: Chuyển sang cơ chế quản lý theo rủi ro, nâng cao vai trò và trách nhiệm của các tổ chức

này đối với dịch vụ cung ứng. Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống công bố thông tin tự động nhằm nhận, tổng hợp và phân tích thông tin đối với hoạt động của các tổ chức này;

Đối với các quy định về thanh tra, cưỡng chế thực thi: Từng bước giao UBCKNN thẩm

quyền điều tra hành chính, sử dụng các biện pháp điều tra hành chính để điều tra, xử lý các hành vi vi phạm; tăng cường năng lực, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thanh tra; cương quyết xử lý vi phạm, cưỡng chế thực thi đảm bảo thị trường hoạt động an toàn, công bằng và bảo vệ nhà đầu tư, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đối với các quy định về tổ chức tự quản (SGDCK/TTLKCK/các Hiệp hội): Từng bước

tạo điều kiện để nâng cao vai trò và trách nhiệm và tính tự chịu trách nhiệm của các tổ chức này.

Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan hữu quan trong việc

hoàn thiện và bổ sung các quy định pháp lý khuôn khổ pháp lý, phối kết hợp trong hoạt động điều hành TTCK, hoạt động giám sát và cưỡng chế thực thi, bảo đảm an toàn cho TTCK và cả hệ thống tài chính quốc gia.

Giai đoạn từ 2015-2017:

Xây dựng và ban hành mới các quy định pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán (thế hệ Luật Chứng khoán thứ hai). Luật Chứng khoán thế hệ thứ hai sẽ bao trùm các quy định về quản lý ở mức độ phức tạp hơn, phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh rộng hơn. Luật sẽ quy định chi tiết hơn về các dòng sản phẩm và nghiệp vụ nhưng vẫn bảo đảm sự tự do hoạt động thị trường (tự do cạnh tranh để tiết giảm chi phí), sự công bằng (hoàn thiện chế đô báo cáo, công bố thông tin nhằm tạo ra sự minh bạch và sân chơi bình đẳng) và tính hội nhập (áp dụng các

chuẩn mực quốc tế về luật pháp, thuế, kế toán, quản trị doanh nghiệp, nhằm tăng tính cạnh tranh toàn cầu của thị trường chứng khoán nói riêng, và thị trường tài chính nói chung);

Các quy định pháp luật phải dựa trên và hướng tới các thông lệ quốc tế tốt nhất, bảo đảm điều chỉnh đồng bộ hoạt động chứng khoán trong mối liên kết với các mảng thị trường tài chính khác theo xu hướng mô hình đa năng. Các quy định phải bao hàm những chuẩn mực cao nhất về giám sát và thực thi pháp luật, chặt chẽ nhưng vẫn bảo đảm theo nguyên tắc thị trường.

Các nội dung được cân nhắc sửa đổi trong Luật Chứng khoán thế hệ 2 bao gồm:

+ Quy định về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng: chuyển từ cơ chế cấp phép phát hành theo điều kiện (Merit Review Regulation) sang cơ chế đăng ký phát hành sau khi công bố đầy đủ thông tin (Full Disclosure Regulation)..

+ Quy định về niêm yết, giao dịch: Bổ sung các quy định về điều kiện đối với các chứng

khoán của tổ chức phát hành nước ngoài niêm yết tại Việt Nam; chế độ báo cáo và công bố thông tin của tổ chức phát hành Việt Nam niêm yết tại nước ngoài;

+ Quy định về các tổ chức kinh doanh chứng khoán: chuyển từ Mô hình hoạt động chuyên biệt (công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ) sang Mô hình hoạt động đa năng, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh doanh chứng khoán trở thành những tập đoàn tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, hoạt động đa ngành nghề; hoàn thiện các quy định về quản trị rủi ro và an toàn tài chính theo thông lệ tốt nhất.

+ Quy định đối với các tổ chức tự quản: Từng bước tự do hóa hoạt động tổ chức thị trường giao dịch và cung cấp các dịch vụ thanh toán, lưu ký. Tạo điều kiện cho phép cho các tổ chức, cá nhân được tham gia sở hữu vào các tổ chức thị trường và cung cấp các dịch vụ đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ.

+ Quy định về chứng khoán hoá: Việc ban hành quy định pháp luật về chứng khoán hóa sẽ tạo nền tảng pháp lý cho việc phát hành các loại trái phiếu dựa trên tài sản. Chứng khoán hóa là một trong những giải pháp quan trọng và hiện đại thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn. Chứng khoán hóa giúp tổ chức phát hành có thể huy động vốn bằng các tài sản bảo đảm dòng thu nhập cố định mà tổ chức đó đang sở hữu, cụ thể: các khoản phải thu định kỳ, các khoản nợ có thế chấp và các tài sản sinh lời khác. Các khoản thu nhập từ các dự án đầu tư cũng có thể được sử dụng như một loại tài sản bảo đảm cho việc phát hành trái phiếu.

+ Xây dựng và ban hành các quy định ở mức độ cao hơn, bao quát hơn và thống nhất

hơn về Quỹ đầu tư (Luật về Quỹ đầu tư): Các Quỹ đầu tư này không chỉ hoạt động trong lĩnh

vực chứng khoán, mà còn kết nối cả các lĩnh vực dịch vụ tài chính khác như bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản hoặc trong các lĩnh vực công nghệ cao khác. Vì vậy, khi ngành quỹ đã phát triển tới một mức độ nhất định, việc xây dựng và ban hành các quy định điều chỉnh hoạt động ở mức độ cao hơn, thống nhất hơn và bao quát hơn là cần thiết, và cũng phù hợp với thông lệ quốc tế.

+ Quy định về hoạt động quản lý nhà nước: Từng bước mở rộng quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý thị trường; bổ sung các chức năng điều tra và mở rộng phạm vi xử lý các hành vi vi phạm trên TTCK theo thông lệ quốc tế; cho phép cơ quan quản lý nhà nước ban hành một số quy định pháp luật, hướng dẫn hoạt động, nghiệp vụ để có thể linh hoạt hơn trong công tác điều hành thị trường; Phát triển và nâng cao năng lực của hệ thống tòa án, trọng tài kinh tế để xử lý tranh chấp phát sinh giữa các thành viên tham gia thị trường.

Một phần của tài liệu Tài liệu thị trường chứng khoán (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w