II. Thực trạng phát hành chứng khoán hiện nay của các công ty cổ phần
c. Phương pháp phát hành thông qua bảo lãnh phát hành
● Tổng quan
Khái niệm:
Theo điều 6, luật chứng khoán 2006,
Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng.
Các hình thức bảo lãnh
Có 5 phương thức bảo lãnh, là bảo lãnh với cam kết chắc chắn, bảo lãnh với cố gắng cao nhất, bảo lánh theo phương thức tất cả hoặc không, bảo lãnh theo phương thức tối thiểu-tối đa, bảo lãnh theo phương thức dự phòng.
Ở Việt Nam, bảo lãnh phát hành được thực hiện theo một trong hai phương thức sau:
- Mua một phần hay toàn bộ số lượng cổ phiếu hoặc trái phiếu được phép phát hành để bán lại.
- Mua số cổ phiếu hoặc trái phiếu còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết. Đây thực chất là một dạng của phương thức cam kết chắc chắn, nhưng tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết mua phần chứng khoán còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết.
Vai trò của bảo lãnh phát hành chứng khoán
- Đối với tổ chức phát hành:
Thứ nhất, qua hoạt động tư vấn tài chính, tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành xem xét
tổ chức phát hành các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn huy động được từ đợt phát hành
Thứ hai, nâng cao khả năng thành công của đợt phát hành: các nhân viên của tổ chức bảo
lãnh phát hành là những người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực kinh tế tài chính, cộng với việc họ là các nhà kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp được chuyên môn hóa trong lĩnh vực bảo lãnh phát hành chứng khoán nên họ có lợi thế hơn trong việc nắm bắt các nhu cầu của thị trường, nhờ đó họ có thể đưa ra những lời tư vấn đáng giá cho tổ chức phát hành, nên phát hành loại chứng khoán nào vừa phù hợp với nhu cầu huy động vốn vừa phù hợp với nhu cầu đầu tư trên thị trường. trong quá trình phân phối chứng khoán, do là nhà phân phối chuyên nghiệp, tổ chức bảo lãnh phát hành có sẵn 1 mạng lưới phân phối và các mối quan hệ từ trước với các đại lý phát hành với các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư lớn, do vậy việc phân phối chứng khoán chắc chắn sẽ có nhiều thuận lợi hơn so với trường hợp tổ chức phát hành tự phân phối chào bán chứng khoán
Thứ ba, hạn chế và chia sẻ rủi ro, nếu tự phát hành tổ chức phát hành sẽ phải gánh chịu mọi
rủi ro của đợt phát hành, còn nếu phát hành qua tổ chức bảo lãnh sẽ có sự chia sẻ rủi ro giữa 2 bên khi có rủi ro
Tuy nhiên, tổ chức phát hành phải trả cho tổ chức bảo lãnh 1 khoản phí bảo lãnh, phí này thường khá lớn và tùy thuộc vào tính chất của đợt phát hành (lớn hay nhỏ, thuận lợi hay khóa khăn) và do không trực tiếp phân phối chứng khoán nên tổ chức bảo lãnh khó kiểm soát được thành phần cổ đông mới và nếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ của tổ chức bảo lãnh không tốt đợt phát hành không thành công có thể gây thiệt hại cho tổ chức phát hành.
- Đối với tổ chức bảo lãnh
Tăng thu nhập cho doanh nghiệp
Nâng cao vị thế uy tín cho doanh nghiệp Tạo điều kiện để phát triển các dịch vụ khác - Đối với thị trường chứng khoán
Khi một cổ phiếu được bảo lãnh phát hành, các nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn vì đã có người thẩm định giá trị tối thiểu của cổ phiếu đó. Ở một góc độ nào đó thị giá của cổ phiếu này được xem như đã bảo chứng. Nhờ có sự kiểm duyệt của tổ chức bảo lãnh trước khi ra thị trường, làm cho các chứng khoán được phát hành ra có chất lượng tốt hơn, giá cả phản ánh đúng hơn giá trị của công ty phát hành, bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, nâng cao hiệu quả của thị trường chứng khoán.
Một phương thức phát hành có nhiều ưu điểm như vậy đối với cả thị trường, công ty phát hành, tổ chức bảo lãnh, và các nhà đầu tư chắc hẳn sẽ được khai thác triệt để trên thị trường. Hãy xem thực trạng phương thức phát hành thông qua bảo lãnh ở Việt Nam như thế nào?
● Thực trạng phát hành chứng khoán ở Việt Nam theo phương thức bảo lãnh phát hành Năm 2005, CTCK Ngân hàng Công Thương (VietinbankSC) đã bảo lãnh phát hành cho cổ phiếu LAF của Công ty CP Chế biến hàng xuất khẩu Long An với giá khởi điểm 19.000 đ/CP. Thế nhưng, thị trường lúc đó đang xuống, kéo thị giá LAF trên sàn xuống dưới mức khởi điểm (16.000 đ/CP).Đơn vị bảo lãnh là VietinbankSC phải ôm toàn bộ cổ phiếu đó dù biết rằng lỗ, nhưng phải cố để đảm bảo phát hành thành công cổ phiếu. Ông Hà Khánh Thủy, Giám đốc Chi nhánh VietinbankSC lúc đó cho rằng, với mức giá khởi điểm trên là hợp lý, nhưng vì thị trường biến động, giá tạm xuống. Thực tế, không lâu sau, LAF tăng giá hơn 19.000 đ/CP và VietinbankSC đã lần lượt bán hết lượng cổ phiếu đã mua và còn có lợi nhuận.
Hoạt động bảo lãnh phát hành của các CtyCK 6 tháng đầu năm 2007 vẫn tập trung chủ yếu là bảo lãnh phát hành các loại trái phiếu như trái phiếu chính phủ cho Kho bạc Nhà nước, trái phiếu ngân hành, trái phiếu đô thị (xem bảng dưới đây).
Công ty Khối lượng bảo lãnh lãnh (đồng)Giá bảo Vốn CSH của CTCK (tỷ đồng) Hình thức bảo lãnh Số hợp đồng bảo lãnh Giá trị bảo lãnh (triệu đồng) BVSC 5.314 33.500 150 Chắc chắn 1 178 ACBS 880.000 67.000 250 Chắc chắn 1 58.960 CTCK Thăng Long 108.758 451.000 120 Chắc chắn 2 49.050
Số liệu trên cũng cho thấy, trong thời gian gần đây, có rất ít Công ty Chứng Khoán thực hiện việc bảo lãnh phát hành và các công ty chưa chú trọng đầu tư tìm kiếm khách hàng, đào tạo nhân sự, xây dựng quy trình chuẩn để triển khai nghiệp vụ này.
Thường các tổ chức phát hành khi muốn phát hành chứng khoán ra ngoài công chúng sẽ nhờ một đơn vị tư vấn lo thủ tục phát hành, định giá phát hành, nhưng mấy năm nay, ít có CTCK nào nhận dịch vụ này với lý do thị trường tăng giảm thất thường. Từ lúc định giá cổ phiếu đến khi phát hành, thị trường giảm thì cổ phiếu IPO sẽ giảm theo, nên đơn vị bảo lãnh phát hành sẽ lỗ. Hơn nữa, luật Chứng khoán hiện nay chỉ quy định, các doanh nghiệp khi tiến hành IPO phải có một tổ chức tài chính tư vấn, chứ không bắt buộc phải có một đơn vị bảo lãnh cho đợt phát hành.
● Đánh giá: Từ những dẫn chứng trên có thể thấy các nguyên nhân chính làm cho nghiệp vụ bảo lãnh không được sử dụng khai thác lợi thế ở Việt Nam:
- Do thị trường chưa ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro nên các công ty chứng khoán chưa dám mạo hiểm thực hiện bảo lãnh.
- Do năng lực yếu kém của các công ty chứng khoán cùng đội ngũ công nhân viên
- Do cơ chế pháp lý chưa chặt chẽ trong khi nghiệp vụ bảo lãnh cũng là mới đối với Việt Nam.
Để hiểu thêm về hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán vốn là thông lệ tại các thị trường phát triển tại sao chưa phát triển ở Việt Nam, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phần tiếp theo: