Chỉ số giá cổ phiếu trên TTCK ViệtNam

Một phần của tài liệu Tài liệu thị trường chứng khoán (Trang 72)

Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi , ngày 11-7-1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh cho Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời.

Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đặt tại TP.HCM và Hà Nội. Việc chuẩn bị cho TTCKVN thực ra đã do Uỷ Ban Chứng khoán Việt Nam ra đời bằng Nghị định 75/CP ngày 28-11-1996.

Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11-7-1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28-7-2000.Khi mới đi vào hoạt động, tại TTGDCK TP.HCM chỉ có 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch.

Hiên nay TTCK tại Việt namgồm có các chỉ số như: VN index HNX-Index UPCoM-Index CBV-Index SSI30-Index DCVN30-Index VIR-Index

Ngoài ra thì còn nhiều chỉ số khác đang đượng công bố

Vn-Index Khái niệm :

-VN - Index là ký hiệu của chỉ số chứng khoán Việt Nam. VN - Index xây dựng căn cứ vào giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu được niêm yết. Với hệ thống chỉ số này, nhà đầu tư có thể đánh giá và phân tích thị trường một cách tổng quát.

-Chỉ số VN - Index thể hiện biến động giá cổ phiếu giao dịch tại TTGDCK TP.HCM. Công thức tính chỉ số áp dụng đối với toàn bộ các cổ phiếu niêm yết tại TTGDCK nhằm thể hiện xu hướng giá cổ phiếu hàng ngày.

-Chỉ số VN -Index so sánh giá trị thị trường hiện hành với giá trị thị trường cơ sở vào ngày gốc 28-7-2000, khi thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động.

Giá trị thị trường cơ sở trong công thức tính chỉ số được điều chỉnh trong các trường hợp như niêm yết mới, huỷ niêm yết và các trường hợp có thay đổi về vốn niêm yết.

Phương pháp tính : phương pháp Paascher

Chỉ số VN -Index = (Giá trị thị trường hiện hành / Giá trị thị trường cơ sở) x 100 = ∑ ((Pit x Qit) / (Pi0 xQit)) x100

Trong đó:

Pit: Giá thị trường hiện hành của cổ phiếu i Qit: Số lượng niêm yết hiện hành của cổ phiếu i Pi0: Giá thị trường vào ngày gốc của cổ phiếu i Ví dụ về cách tính VN-Index:

Kết quả phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/07/2000 Tên công ty Tên cổ

phiếu

Giá thực hiện

Số lượng cổ phiếu niêm yết

Giá trị thị trường (VND)

(VND/Cổ phiếu) Cơ điện

lạnh REE 16.000 15.000.000 240.000.000.000

Các vật liệu

viễn thông SAM 17.000 12.000.000 204.000.000.000

Tổng 444.000.000.000

VN-Index = 444.000.000.000 / 444.000.000.000 x 100 = 100 điểm Kết quả phiên giao dịch ngày 02/08/2000

Tên công ty phiếuTên cổ Giá thực hiện (VND/Cổ phiếu) Số lượng cổ

phiếu niêm yết Giá trị thị trường(VND) Cơ điện

lạnh REE 16.000 15.000.000 249.000.000.000

Các vật liệu

viễn thông SAM 17.000 12.000.000 210.000.000.000

Tổng 459.000.000.000

VN-Index = 459.000.000.000 / 444.000.000.000 x 100 = 103,38 điểm

HNX-Index : Khái niệm:

-HNX-Index đại diện cho các cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội -Chỉ số HNX-Index (trước đây là chỉ số Hastc-Index) được tính toán và công bố bắt đầu từ ngày chính thức mở cửa phiên giao dịch đầu tiên của thị trường (ngày 14/7/2005), được gọi là thời điểm gốc.

-Chỉ số này tính toán mức biến động giá của tất cả các cổ phiếu giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội.

Phương pháp tính: Paascher

Phương pháp tính chỉ số bằng cách so sánh tổng giá trị thị trường hiện tại với tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết tại thời điểm gốc. Cụ thể: tại thời điểm gốc, chỉ số có giá trị = 100.

Tổng giá trị tt hiện tại

HNX-Index = ---x 100 Tổng giá tt trường gốc Hoặc: ∑ Pit x Qit HNX-Index = --- x 100 ∑ Pio x Qit Trong đó,

Pit: Giá thị trường của cổ phiếu I vào thời điểm hiện tại

Qit: Số lượng cổ phiếu niêm yết của cổ phiếu I vào thời điểm hiện tại. Pio: Giá thị trường của cổ phiếu I vào ngày cơ sở (gốc) i : 1,……, n

Trong phiên giao dịch, chỉ số HNX-Index sẽ được tính mỗi khi có một giao dịch cổ phiếu được thực hiện.

Như vậy, khi giá thực hiện của mỗi giao dịch cổ phiếu thay đổi thì chỉ số HNX-Index sẽ thay đổi theo.

Chỉ số HNX-Index phản ánh sự biến động giá trong suốt phiên giao dịch và tạo nên biểu đồ HNX-Index trực tuyến.

Chỉ số HNX-Index đóng cửa là chỉ số được tính bởi các mức giá đóng cửa của các cổ phiếu.

Ví dụ :

a. Tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch thứ nhất ngày 14/7/2005:

# Mã CK Giá đóng cửa SL Đăng ký giao dịch Giá trị thị trường 01 CID 17.800 541.000 9.629.800.000 02 GHA 16.500 1.289.480 21.276.420.000 03 HSC 55.000 580.000 31.900.000.000 04 KHP 15.000 15.252.260 228.783.900.000 05 VSH 13.000 122.500.000 1.592.500.000.000 06 VTL 22.000 1.800.000 4.050.000.000 Tổng 1.924.590.120.000 1.924.590.120.000 => HNX-Index = --- x 100 =100 1.924.590.120.000 Giá trị thị trường gốc = 1.924.590.120.000

b. Tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch thứ hai ngày 18/7/2005:

# Mã CK Giá đóng

cửa niêm yếtSL cổ phiếu Giá trị thị trường

01 CID 16.000 541.000 8.656.000.000 02 18.200 1.289.480 23.468.536.000 03 HSC 53.600 580.000 31.088.000.000 04 KHP 14.500 15.252.260 221.157.770.000 05 VSH 13.000 122.500.000 1.592.500.000.000 06 VTL 21.000 1.800.000 37.800.000.000 Tổng 1.914.670.306.000 1.914.670.306.000 => HNX-Index = --- x 100 =99,48 1.924.590.120.000 Phần 7: Nhà tạo lập thị trường. Nhà tạo lập thị trường.

I.Khái niệm nhà tạo lập thị trường

- Định nghĩa: Nhà tạo lập thị trường là một công ty môi giới-giao dịch chấp nhận rủi ro nắm giữ một khối lượng nhất định của một loại chứng khoán nhất định để nhằm hỗ trợ, thúc đẩy giao dịch đối với loại chứng khoán đó. Mỗi nhà tạo lập thị trường sẽ cạnh tranh trên thị trường

để nhận được lệnh đặt từ phía khách hàng (là các nhà đầu tư tham gia trên thị trường) bằng cách báo các mức giá chào mua, chào bán đối với một khối lượng chắc chắn có thể giao dịch của loại chứng khoán nhất định. Khi nhận được lệnh đặt từ phía khách hàng, nhà tạo lập thị trường sẽ gần như ngay lập tức bán những chứng khoán mà tổ chức đó nắm giữ trong kho hoặc tìm kiếm một lệnh đối ứng phù hợp. Trong đó:

+Công ty môi giới-giao dịch là công ty tiến hành hoạt động mua hoặc bán chứng khoán với đồng thời cả vai trò nhà môi giới và đơn vị giao dịch tuỳ thuộc vào đặc tính của giao dịch được tiến hành.

+Một đơn vị giao dịch, hay một công ty giao dịch là công ty sẵn sàng tiến hành mua, bán chứng khoán cho tài khoản riêng của công ty. Công ty này khác với các tổ chức trung gian giao dịch ở chỗ nó đóng vai là một trong hai phía mua hoặc bán khi thực hiện giao dịch. Có nghĩa là công ty giao dịch sẽ thực sự phải mua bán chứng khoán và chịu những rủi ro, hưởng lợi nhuận đối với chứng khoán nằm trong tài khoản (hay “trong kho”) của mình, còn những tổ chức trung gian (như các nhà môi giới hay đại lý) chỉ đứng ra thay mặt khách hàng thực hiện giao dịch. Như thế một nhà nhà tạo lập thị trường có thể đứng trên cả hai phía của thị trường để chào mua và chào bán. Khoảng chênh lệch giữa mức giá chào mua và chào bán được gọi là chênh lệch mua-bán

-Thị trường trong đó tồn tại các nhà tạo lập thị trường có tên tiếng Anh là “Dealer Market”. Đối với thị trường này, các giao dịch tiến hành trên thị trường chủ yếu là giao dịch giữa nhà tạo lập thị trường với nhau, với các tổ chức trung gian và với nhà đầu tư bình thường (ta sẽ gọi tên chung cho nhà đầu tư loại này là nhà đầu tư công chúng, bao gồm cả các cá nhân và các tổ chức tham gia vào nhưng không đóng vai trò nhà tạo lập thị trường hay một tổ chức trung gian). Nhà đầu tư hầu như sẽ không trực tiếp giao dịch với nhau.

Ví dụ: Đối với chứng khoán A, nhà tạo lập thị trường là người đặt ra mức giá bán chứng

khoán A cho bên mua với sự thách giá trên cơ sở tương ứng với mức giá mà bên bán (khách hàng của họ) yêu cầu.

Sau khi nhà đầu tư đặt lệnh mua bán chứng khoán A, nhà môi giới sẽ chuyển lệnh này tới nhà kinh doanh (thuộc bộ phận kinh doanh của công ty môi giới). Nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm người có thể bán số chứng khoán A (nhà môi giới bên bán). Lúc này, nhà môi giới bên bán đóng vai trò là người tạo lập thị trường cho chứng khoán A.

Thực tế, có nhiều nhà môi giới sẵn sàng bán chứng khoán A và như vậy sẽ có rất nhiều nhà tạo lập thị trường đối với chứng khoán A tương đương với các mức "thách giá" khác nhau. Nhà kinh doanh bắt đầu tiến hành thương lượng về giá cả của chứng khoán A với các nhà tạo lập thị trường để có thể đạt được mức giá tối ưu. Giao dịch sẽ được thực hiện khi nhà kinh doanh tìm được nhà tạo lập thị trường bán số chứng khoán A với mức giá thấp nhất.

Một phần của tài liệu Tài liệu thị trường chứng khoán (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w