Vai trò của việc thực hiện chính sách kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ XÃ HỘI (Trang 80)

I. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KINH TẾ-XÃ HỘI 1 Khái niệm

2.Vai trò của việc thực hiện chính sách kinh tế-xã hộ

Hoạch định chính sách kinh tế xã hội mới chỉ là điều kiện cần. Dù chính sách được hoạch định ra có tốt chăng nữa nhưng nếu công tác tổ chức thực hiện chính sách đó không tốt thì cuối cùng mục tiêu chính sách cũng không được thực hiện trên thực tế. Như vậy thực hiện chính sách chính là điều kiện đủ, điều kiện quyết định để đưa chính sách vào cuộc sống, để có một chính sách thành công.

Nếu chính sách không được thực hiện hoặc thực hiện không tốt dễ dẫn đến mất lòng tin thậm chí phản ứng tiêu cực của nhân dân đối với nhà nước. Điều này hoàn toàn bất lợi về mặt chính trị - xã hội, gây ra những khó khăn cho nhà nước trong công tác quản lý kinh tế - xã hội.

Có những vấn đề thực tiễn mà trong giai đoạn hoạch định chính sách chưa phát sinh, chưa bộc lộ hoặc đã phát sinh nhưng các nhà hoạch định không nhận thấy. Quá trình thực hiện chính sách với những hoạt động thực tiễn còn góp phần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chính sách, khiến cho nó ngày càng phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống.

Cuối cùng, việc phân tích đánh giá một chính sách kinh tế xã hội (tốt, xấu, mức độ tốt? mức độ xấu?..) chỉ có thể được trả lời một cách đầy đủ và có sức thuyết phục sau khi thực hiện chính sách đó trên thực tế. Qua thực hiện mới có thể biết chính xác chính sách có được xã hội chấp nhận hay không, có đi vào cuộc sống hay không?

Như vậy, thực hiện chính sách là giai đoạn tổng hợp có liên quan đến giai đoạn hoạch định và phân tích chính sách sau này.

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ XÃ HỘI (Trang 80)