TỔNG KẾT THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ XÃ HỘI (Trang 101)

Việc tổng kết thực hiện chính sách là bước cuối cùng của giai đoạn thực hiện chính sách: nhằm đánh giá lại toàn bộ ý đồ và tiến trình triển khai chính sách. Việc tổng kết phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Đánh giá cái được của chính sách, trên tất cả các phương diện: Vật chất, ý đồ chính trị, thói quen, tập quán xã hội, các đối tượng được hưởng lợi do chính sách đem lại… Điều này liên quan tới hai chỉ tiêu ở trên (hiệu lực và hiệu quả của chính sách).

- Đánh giá cái mất mà chính sách đưa lại. Đó là những hạn chế, tiêu cực những mâu thuẫn xã hội mà chính sách không thể né tránh khi thực hiện chính sách. Đặc biệt phải phân tích kỹ: 1 - Tiến độ và hình thức thực hiện chính sách là tốt hay xấu? 2 -Cơ quan chủ trì chính sách là đúng hay không đúng ? 3- Có những tiêu cực xảy ra, mức độ và cách né tránh nếu biết tr- ước ?

- Đánh giá các tiềm năng chưa được huy động. Đây cũng là một yêu cầu của việc tổng kết thực hiện chính sách. Đó là thiếu sót về khâu tổ chức đã bỏ quên một số tiềm năng (sức người, sức của, các cơ quan, tổ chức, cá nhân .v.v..) mà lẽ ra khi thực hiện chính sách có thể đưa vào sử dụng.

Để đưa ra các kết luận về chính sách cần trả lời các câu hỏi sau: - Chính sách đã biết kết thúc chưa?

- Nếu chưa, phải tiếp tục như thế nào?

- Nếu phải kết thúc thì cách kết thúc ra sao? (Xử lý các cơ quan thực hiện chính sách, bàn giao các phần việc còn lại cho cơ quan nào ?….)

- Phải đưa ra chính sách nào kế tiếp hay tạm dừng một thời gian…

Việc tổng kết thực hiện chính sách phải được tổ chức khoa học, khách quan với chi phí ít nhất và thường được giao cho một tổ chức chuyên trách thực hiện.

Việc kiến nghị nếu thấy cần thiết có thể đưa ra đối với Nhà nước, đối với cơ quan hoạch định chính sách hoặc đối với cơ quan thực hiện.

Việc thực hiện chính sách có thể kết thúc khi các mục tiêu cụ thể đề ra trong một thời hạn nhất định được hoàn thành. Khi đó các cơ quan thực hiện chính sách được coi là đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Chính sách kinh tế xã hội cũng thể hiện được tiếp tục duy trì nếu những mục tiêu chính sách đặt ra là những mục tiêu thường xuyên hoặc lâu dài của xã hội.

Câu hỏi ôn tập

1. Thực hiện chính sách là gì ? Các nguyên tắc và điều kiện thực hiện chính sách?

2. Quá trình thực hiện chính sách kinh tế xã hội chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?

3. Các phương pháp thực hiện chính sách kinh tế-xã hội? ý nghĩa của các phương pháp?

4. Điều chỉnh chính sách là gì? Ý nghĩa của hoạt động điều chỉnh chính sách?

Danh mục tài liệu tham khảo

1. PGS.TS. Ngô Đức Cát – TS. Vũ Đình Thắng: Phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn. NXB Thống kê. Hà Nội 2001.

2. TS. Lê Vinh Danh: Chính sách công của Hoa Kỳ giai đoạn 1935 – 2001. NXB Thống kê. Hà Nội năm 2001.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2001.

4. PTS Đoàn Thị Thu Hà - PTS Nguyễn Thị Ngọc Huyền: Chính sách kinh tế xã hội. NXB khoa học-kỹ thuật. Hà Nội 1999.

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ XÃ HỘI (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w