Quan điểm phân tích chính sách kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ XÃ HỘI (Trang 27)

I. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ-XÃ HỘ

5. Quan điểm phân tích chính sách kinh tế-xã hộ

Các chính sách kinh tế - xã hội ra đời do nhu cầu, đòi hỏi thực tế từ cuộc sống, nhằm điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội. Mặt khác, chính sách lại là sản phẩm của các đường lối chính trị nhằm phục vụ cho lợi ích của những giai cấp nhất định.

Khi phân tích một chính sách nào đó, các nhà phân tích thường đưa ra các câu hỏi: chính sách đó do ai đưa ra (nhóm quyền lực nào)? Nhóm chính trị nào gây ảnh hưởng nhiều nhất đến chính sách? Ai được hưởng lợi, ai bị thiệt thòi do chính sách đó? Những câu hỏi trên được trả lời bằng lý thuyết “nhóm nòng cốt trong xã hội”. Theo lý thuyết này, mọi chính sách kinh tế - xã hội đều được ra đời từ các nhóm nòng cốt của xã hội. Nhóm nào mạnh hơn sẽ đưa ra được những chính sách có lợi cho nhóm mình.

Từ đó có thể thấy rằng, phân tích chính sách là một lĩnh vực, một hoạt động khó khăn phức tạp đòi hỏi những nhà phân tích phải có trình độ chuyên môn cao, kiến thức sâu rộng và đặc biệt là phải có bản lĩnh chính trị vững vàng.

Để quá trình phân tích chính sách đạt hiệu quả tốt, cần phải quán triệt những quan điểm cơ bản sau:

- Quan điểm giai cấp: Phân tích chính sách kinh tế - xã hội phải xuất phát từ một lợi ích nhất định. Ở nước ta, phân tích chính sách kinh tế - xã hội phải xuất phát từ lợi ích của đất nước, của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đại diện lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, vừa đại diện cho lợi ích của toàn thể dân tộc. Do đó, phân tích chính sách kinh tế phải căn cứ vào đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Quan điểm lịch sử. Mỗi chính sách đưa ra chỉ phát huy tác dụng trong hoàn cảnh lịch sử nhất định. Khi hoàn cảnh thay đổi, các chính sách kinh tế -xã hội cũng cần được thay đổi cho phù hợp. Không có chính sách vạn năng cho mọi nước, mọi hoàn cảnh.

Chính sách kinh tế - xã hội chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định. Khoảng thời gian đi vào hoạt động rồi hết hiệu lực, phải thay thế bằng một chính sách khác gọi là vòng đời của chính sách. Vòng đời của chính sách dài hay ngắn là tuỳ thuộc vào khả năng thích ứng của chính sách với sự phát triển tự nhiên của xã hội, không phụ thuộc vào ý chí của nhà nước. Không nên duy trì một chính sách khi nó không còn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới bởi vì sử dụng một chính sách không phù hợp là đồng nghĩa với bảo thủ, trì trệ, lạc hậu.

- Quan điểm cách mạng. Những nhà phân tích chính sách phải là những người biết nhìn nhận các vấn đề chính sách một cách đúng đắn, dám chỉ ra những hạn chế trong nội dung cũng như phương thức thực hiện chính sách, dám đối mặt với các thế lực bảo thủ, trì trệ trong xã hội cũng như trong các cơ quan quản lý nhà nước.

- Quan điểm hệ thống. Thể hiện ở một số điểm:

+ Phải phân tích mỗi chính sách trong mối quan hệ hữu cơ với các chính sách và các công cụ quản lý vĩ mô khác.

+ Mỗi chính sách có mục tiêu riêng của mình nhưng đều phải hướng vào việc thực hiện những mục tiêu chung của đất nước.

+ Chính sách là một hệ thống được tổ chức thực hiện từ trung ương đến địa phương, từ bộ ngành đến các đơn vị cơ sở. Những chính sách của địa phương phải phù hợp với chính sách của trung ương, chịu sự quản lý, hướng dẫn chung của trung ương.

- Quan điểm thực tiễn. Phân tích chính sách được tiến hành nhằm thực hiện những mục tiêu rõ ràng. Phân tích chính sách phải góp phần giải quyết tốt hơn những vấn đề do thực tiễn đặt ra.

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ XÃ HỘI (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w