Lựa chọn phương thức đánh giá các giải pháp của chính sách nhằm lựa chọn phương án chính sách tối ưu

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ XÃ HỘI (Trang 37)

III. QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THEO MÔ HÌNH HỢP LÝ

c)Lựa chọn phương thức đánh giá các giải pháp của chính sách nhằm lựa chọn phương án chính sách tối ưu

lựa chọn phương án chính sách tối ưu

Có ba cách tiếp cận cơ bản trong phân tích các giải pháp chính sách: 1. Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí truyền thống; 2. Phương pháp phân tích định tính lợi ích- chi phí. 3. Phương pháp phân tích lợi ích- chi phí sửa

+ Phân tích lợi ích- chi phí truyền thống: Là phương pháp lựa chọn giải pháp chính sách được sử dụng nếu lợi ích kinh tế là mục tiêu lựa chọn duy nhất và mọi ảnh hưởng lên lợi ích kinh tế đều có thể tiền tệ hóa. Trong trường hợp này, tất cả các ảnh hưởng của chính sách đều được đo lường bằng hiệu quả kinh tế. Những ảnh hưởng tích cực của chính sách được gọi là lợi ích: Còn những ảnh hưởng gây tổn thất nguồn lực của chính sách được gọi là chi phí. Như vậy trong phân tích lợi ích - chi phí, mặc dù ảnh hưởng của chính sách rất đa dạng nhưng chúng đều được thể hiện thông qua các chỉ số kinh tế. Nguyên tắc lựa chọn phương án tối ưu trong trường hợp này là: lựa chọn phương án nào đem lợi ích ròng cao nhất.

Trong thực tế, các nhà phân tích chính sách thường gặp khó khăn khi quyết định có phải tất cả các mục tiêu đều có thể được xem xét như là các yếu tố của lợi ích kinh tế hay không. Ví dụ, khi nhà phân tích chính sách phải đối mặt với vấn đề tắc ngẽn giao thông và mục tiêu là phải xác định chính sách để giảm bớt thời gian tiêu tốn trên đường và tiết kiệm nhiên liệu cho cán bộ công chức. Cả hai mục tiêu đều có thể chuyển đổi thành một tác động chung: tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng cách làm này không phải bao giờ cũng dễ thực hiện trong thực tế.

+ Phân tích định tính lợi ích - chi phí: Là phương pháp phân tích giải pháp chính sách khi chính sách chỉ có các mục tiêu kinh tế nhưng những ảnh hưởng của nó khó đo lường được. Cũng giống như phương pháp phân tích lợi ích - chi phí cơ sở, việc phân tích được bằng cách dự báo các ảnh hưởng của chính sách. Một số ảnh hưởng có thể được thể hiện thông qua các chỉ tiêu định lượng (ví dụ thời gian chậm trễ hay chất lượng thải), trong khi những ảnh hưởng khác lại thể hiện một cách định tính (phá huỷ cảnh quan môi trường). Nếu mức độ ảnh hưởng của chính sách không thể đo lường được thì nhà phân tích chính sách cũng không tính toán được một cách cụ thể lợi ích ròng của chính sách. Khi đó, sự tranh luận mang tính định tính cần được tiến hành để xác định thứ tự quan trọng của ảnh hưởng chính sách.

Thông thường các ảnh hưởng chính sách rất khó đo lường do những khó khăn mang tính kỹ thuật khi đánh giá nên phân tích định tính lợi ích - chi phí là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong thực tế.

+ Phân tích lợi ích - chi phí sửa đổi: Là phương pháp phân tích giải pháp chính sách khi:

- Ngoài mục tiêu kinh tế, chính sách còn có một mục tiêu kinh tế xã hội - Các ảnh hưởng chính sách đều có thể lượng hoá được

- Các ảnh hưởng chính sách đều tiền tệ hoá được.

Bất cứ sự can thiệp nào trong thị trường nhằm phân phối lại của cải (khi thiếu sự phụ thuộc lẫn nhau giữa tính hữu dụng và thất bại của thị trường) đều dẫn đến sự mất mát và chúng ta phải quan tâm để đạt được một mức phân phối cần thiết với sự mất mát nhỏ nhất. Hay nói cách khác, cần thực hiện lại với chi phí nhỏ nhất.

Với phương pháp này, những mức độ thực hiện mục tiêu xã hội khác nhau được quy tương ứng với những giá trị tiền tệ khác nhau. Ví dụ, nếu mục tiêu xã hội là công bằng, nhà phân tích sẽ xác định chi phí và lợi ích tương ứng cho từng nhóm xã hội khác nhau. Cũng chính vì vậy, phương pháp này còn gọi là phân tích phân phối lợi ích - chi phí. Bằng việc bổ xung yếu tố phân phối trong phân tich lợi ích- chi phí, có thể dễ dàng xếp thứ bậc cho các phương án chính sách. Nhược điểm của phương pháp này thể hiện ở chỗ sẽ là nguy hiểm nếu lúc nào cũng cố gắng chuyển đổi lợi ích kinh tế và công bằng vào một hệ đo lường chung.

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ XÃ HỘI (Trang 37)