Xác định nhu cầu về chính sách

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ XÃ HỘI (Trang 60)

III. QUÁ TRÌNH HOẠNH ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ-XÃ HỘ

1. Xác định nhu cầu về chính sách

a) Nhu cầu xã hội về chính sách

Trong đời sống kinh tế-xã hội thường nảy sinh những vấn đề tác động xấu tới đời sống của dân cư: giá cả hàng hoá tăng, trật tự an toàn xã hội không đảm bảo; ô nhiễm môi trường... Những vấn đề nêu trên đòi hỏi nhà nước ban hành một chính sách kinh tế - xã hội để giải quyết. Đó cũng chính là nhu cầu xã hội về chính sách.

Những hiện trạng sau đây không phải nhu cầu xã hội về chính sách:

• Không mang tính phổ biến.

• Không mang tính đại chúng, mà chỉ xảy ra cho một nhóm nhỏ.

• Không lặp lại.

• Không gây thiệt hại nghiêm trọng lợi ích cộng đồng.

• Không gây mối lo lắngcho đa số. ...

Những nhu cầu, đòi hỏi của cá nhân không phải là cơ sở của chính sách và nhà nước cũng không thể đáp ứng được nhu cầu của các cá nhân. Chỉ có những nhu cầu của số đông mới là cơ sở của chính sách.

Có thể định nghĩa nhu cầu về chính sách như sau: Nhu cầu xã hội về chính sách là một đòi hỏi của cộng đồng, được thể hiện dưới hình thức này hay hình thức khác, yêu cầu nhà nước phải giải quyết.

*Lưu ý: 1. Đòi hỏi của cộng đồng không có nghĩa là toàn thể cộng đồng, có những người không đòi hỏi chính sách nhưng vẫn chịu tác động của chính sách (tình trạng ăn theo). 2. Nhu cầu thực sự là của thiểu số nhưng lại thể

hiện là của đa số, cộng đồng. Khi đó, chính sách sẽ phục vụ lợi ích của thiểu số.

b) Điều kiện xác định nhu cầu

Đòi hỏi của cộng đồng chỉ là điều kiện cần của nhu cầu xã hội về chính sách. Những điều kiện đủ là:

+ Tính tới hạn của nhu cầu: Nhu cầu đã trở nên bức xúc cần được giải quyết. + Nhu cầu được đại chúng hoá: Vấn đề được xới lên và được sự hưởng ứng của số đông. Ví dụ: sự tàn phá tài nguyên và ô nhiễm môi trường, tình trạng nghèo khổ và bất bình đẳng, việc cung cấp hàng hoá công cộng...

+ Vấn đề thực sự nghiêm trọng: Thách thức pháp luật, nền tảng giá trị, tình trạng an ninh cộng đồng...

+ Vấn đề xã hội có tính liên đới: Bệnh đường hô hấp trở nên phổ biến do tình trạng ô nhiễm môi trường.

c) Phân loại nhu cầu

Hoạt động phân loại, một mặt giúp củng cố tính xác thực của nhu cầu; mặt khác, cung cấp dữ kiện quan trọng cho nghiên cứu các giải pháp.

+ Nhu cầu về giải pháp phân phối xuất hiện khi có những hiện tượng xảy ra không phải cho toàn thể, mà chỉ xảy ra cho bộ phận: lũ lụt ở một địa phương, tình trạng nghèo đói của một bộ phận dân cư…

+ Nhu cầu về phân phối lại đòi hỏi tính đại chúng. Những thay đổi về thuế, giá cả... tuy nhỏ nhưng lại ảnh hưởng rộng khắp và dễ dàng tạo ra phản ứng đại trà đòi hỏi phải có chính sách.

+ Nhu cầu về giải pháp điều tiết là nhu cầu bảo vệ quyền lợi của một nhóm dân cư: nhu cầu an toàn giao thông, nhu cầu kiểm soát giá cả, nhu cầu hỗ trợ các hoạt động xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có nhu cầu được bảo vệ khỏi tình trạng cạnh tranh không lành mạnh...

Ngoài ra, có thể xuất phát từ các phân loại chính sách để nhận diện các nhu cầu chính sách của xã hội: nhu cầu vĩ mô và vi mô; nhu cầu của từng ngành, từng lĩnh vực...

Bước này bao gồm 6 nội dung:

• Xác định nội dung của vấn đề xã hội đang diễn ra. Từ đó nêu lên nguyên nhân của vấn đề.

• Khoanh vùng phạm vi ảnh hưởng và đối tượng bị tác động bởi vấn đề.

• Trên cơ sở của số liệu thu thập, dự kiến những hệ quả của vấn đề trong ngắn hạn, dài hạn nếu không có chính sách kịp thời.

• Xác định nội dung nhu cầu mà đối tượng mong muốn ở nhà nước.

• Từ giác độ nhà nước, dự kiến một số giải pháp có thể coi là khả thi nhằm đáp ứng các nhu cầu.

• Dự kiến phương thức thực hiện, công cụ và thời điểm thực hiện.

Những nội dung trên được thực hiện thông qua các công việc cụ thể sau:

a) Tiến hành điều tra

Có nhiều nguồn: tiếp xúc với dân, phản ánh của cơ quan truyền thông, các viện nghiên cứu, thư tay, đại diện cử tri...

b) Thu thập thông tin

- Phỏng vấn, ghi âm, ghi hình... - Gửi thư

- Gửi bảng câu hỏi chuẩn bị sẵn đến từng cá nhân - Tập trung quần chúng để trao đổi

- Phát phiếu điều tra

Thu thập thông tin thực địa có ý nghĩa quan trọng nhất.

c) Lọc thông tin

- Loại bỏ những thông tin không đáng tin cậy - Phân loại thông tin

d) Trình bày thông tin

Trình bày kết quả điều tra đã được xử lý. Nội dung trình bày phải đủ cả 6 yếu tố đã phân tích nhưng 4 yếu tố đầu cần thiết hơn.

Với bản chất đại chúng, các phương tiện truyền thông thường thành công trong điều tra sơ bộ vấn đề xã hội để được xem xét trong nghị trình. Các phương tiện truyền thông có lợi thế ở chỗ: 1) Nhạy cảm trong phát hiện vấn đề. 2) Nhanh chóng nhận biết được bản chất của vấn đề. 3) Có khả năng chỉ ra những mâu thuẫn mang tính xã hội. 4) Có phương tiện nêu vấn đề cho công chúng, thu hút và tranh thủ được sự hưởng ứng của quần chúng.

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ XÃ HỘI (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w