KINH TẾ - XÃ HỘI
Phụ thuộc vào mục tiêu của quá trình phân tích chính sách, có thể hình dung một số mô hình chính sách kinh tế - xã hội: (1) mô hình phân tích chính sách theo quan điểm hợp lý, (2) mô hình phân tích chính sách theo quan điểm vĩ mô và (3) mô hình phân tích chính sách theo quan điểm vi mô.
1. Mô hình phân tích chính sách theo quan điểm hợp lý
Mục tiêu của phân tích chính sách theo mô hình hợp lý là đưa ra được những kiến nghị về phương án chính sách tối ưu.
Mô hình phân tích này bao gồm các bước:
- Phân tích vấn đề chính sách: xác định vấn đề, xác định nguyên nhân của vấn đề, khẳng định sự cần thiết phải có chính sách để giải quyết vấn đề.
- Phân tích mục tiêu chính sách: sự can thiệp của Nhà nước bằng chính sách có thể nhằm vào mục tiêu nào? Những mục tiêu nào là chính cần phải được ưu tiên thực hiện? Những mục tiêu nào là phụ?
- Phân tích giải pháp chính sách: tìm kiếm các khả năng giải quyết vấn đề, dự đoán những tác động ảnh hưởng của các phương án chính sách, lựa chọn chỉ tiêu đánh giá các giải pháp và công cụ của chính sách, đánh giá các phương án chính sách thông qua các chỉ tiêu để lựa chọn phương án chính sách tối ưu.
- Đưa ra kiến nghị về chính sách thông qua một báo cáo chính thức. - Đánh giá ảnh hưởng của chính sách đã được thực hiện và rút ra bài học cho tương lai qua việc hoạch định và thực hiện chúng.
Mô hình này là hợp lý bởi vì hoạt động phân tích tiến hành dựa theo bước của quá trình chính sách, nhờ đó mà lựa chọn được các phương tiện hữu hiệu nhất để đạt mục tiêu chính sách. Mô hình hợp lý bắt nguồn từ chủ nghĩa hợp lý và tiến bộ, dựa trên niềm tin rằng các vấn đề xã hội cần phải được giải quyết theo phương thức khoa học hay hợp lý. Theo mô hình này các nhà phân tích chính sách hoạt động trong đội ngũ những nhà hoạch định chính sách và sau đó là những người tổ chức thực thi chính sách. Họ tìm ra phương án chính sách tối ưu để các nhà lãnh đạo ra quyết định chính sách và giúp các nhà tổ chức thực thi chính sách hoàn thiện phương pháp quản lý cuả mình.
2. Mô hình phân tích chính sách theo quan điểm vĩ mô
Mục tiêu của chính sách theo quan điểm vĩ mô là xem xét, đánh giá ảnh hưởng của chính sách lên các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước như tăng trưởng, ổn định, cán cân thanh toán, cơ cấu kinh tế hợp lý, công bằng, dân chủ, an toàn xã hội và tiến bộ xã hội.
Về mặt lý thuyết, phân tích chính sách theo quan điểm này là đánh giá ảnh hưởng của chính sách lên các biến vĩ mô như mức độ tăng trưởng GDP, lạm phát, cân bằng tổng cung tổng cầu, cán cân thanh toán, cân đối ngân sách, thất nghiệp, thu thập bình quân trên đầu người, chênh lệch thu nhập giữa các nhóm xã hội ... Cũng có thể đánh giá ảnh hưởng của chính sách lên các chỉ tiêu thể hiện mức độ phát triển con người ở một đất nước (HDI) như tuổi thọ, tỷ kệ người biết chữ, tỷ lệ phổ cập giáo dục phổ thông, thu nhập bình quân trên đầu người thực tế... Tuy vậy, đối với mỗi chính sách, theo quan điểm vĩ mô, người ta thường phân tích một số ảnh hưởng quan trọng.
Phân tích theo quan điểm vĩ mô giúp ta cho các nhà lãnh đạo, quản lý và phân tích chính sách đánh giá khái quát về mức độ đạt được (dự báo hoặc thực tế) mục tiêu đã đề ra, về hiệu lực và hiệu quả kinh tế – xã hỗi của chính sách, đảm bảo các chính sách xây dựng sẽ đem lại lợi ích cho toàn bộ toàn thể xã hội.
3. Phân tích chính sách theo quan điểm vi mô
Mục tiêu của phân tích chính sách theo quan diểm vi mô là xem xét đánh giá ảnh hưởng của chính sách lên hoạt động của những chủ thể kinh tế- xã hội cụ thể.
Mỗi chính sách có phạm vi hoạt động rộng hẹp khác nhau, mạnh yếu khác nhau, cho nên khi thực hiện chính sách phải căn cứ vào ảnh hưởng của chính sách lên những đối tượng cụ thể để đánh giá, phân tích hiệu lực và hiệu quả của chính sách. Thực ra, khi thực hiện chính sách, người ta đã ngầm khẳng định đối tượng của chính sách bao gồm những người, những tổ chức sẽ thu được lợi ích hoặch bị hại vì chính sách. Nhưng đó mới chỉ là đối tượng chịu tác động trực tiếp của chính sách. Theo phản ứng dây chuyền, chính sách còn có những tác động gián tiếp, kéo theo không ít các đối tượng khác mà các nhà quản lý chính sách không thể quan tâm đến.
Chẳng hạn, Nhà nước thực hiện chính sách phát triển ngành du lịch. Với chính sách như vậy, đối tượng được hưởng trực tiếp phải kể đến là:
- Các tổ chức, đơn vị, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trong nước và nước ngoài.
- Các nhà du lịch trong và ngoài nước.
Các đối tượng được hưởng lợi gián tiếp từ chính sách phát triển du lịch là: - Các nhà hàng .
- Các vùng có di tích, danh lam thắng cảnh. - Các doanh nghiệp vận tải.
- Các cửa hàng bán đồ lưu niệm. - Các dịch vụ lưu trú, chữa bệnh. - Các dịch vụ bưu chính viễn thông
- Các cửa khẩu thu lệ phí xuất nhập cảnh. - Ngân sách nhà nước.
- Các hoạt động xây dựng công trình. - Các trung tâm ngoại ngữ...
Các đối tượng vừa được hưởng, vừa chịu phiền hà cho chính sách là: - Các cơ quan an ninh, nội chính.
Các đối tượng có thể lợi dụng chính sách để gây rối và phá hoại: - Các hoạt động gián điệp.
- Các tội phạm quốc tế lẩn trốn...
- Các hoạt động buôn bán phi pháp: mại dâm, ma tuý, vũ khí... Các đối tượng bị hạn chế, thiệt thòi do chính sách có thể là: - Các rạp chiếu bóng.
- Các lớp học văn hoá tập trung...
Việc phân tích chính sách theo quan điểm này là hết sức quan trọng để có thể khẳng định chính xác một chính sách đưa ra thực hiện là đúng hay sai.