III. QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THEO MÔ HÌNH HỢP LÝ
b) Lựa chọn, giải thích các mục tiêu và giới hạn chính sách
Xác định mục tiêu thường được coi là những giai đoạn khó khăn nhất của phân tích chính sách bởi vì các mục tiêu thường rất đa dạng, có thể không rõ ràng và mâu thuẫn với nhau. Có hai lời khuyên cho những nhà phân tích chính sách: 1. Coi các mục tiêu vừa là đầu vào, vừa là đầu ra của phân tích chính sách, hay nói cách khác, coi sự đa dạng, không rõ ràng và tính mâu thuẫn của các mục tiêu như là đối tượng của phân tích chính sách; 2. Phân biệt sự khác nhau giữa các mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu của chính sách.
+ Phân tích mục tiêu của chính sách
Một số nhà phân tích chính sách luôn tìm cách để nhận được từ người sử dụng kết quả phân tích của mình thông tin về mục tiêu của chính sách
hai lý do: Thứ nhất, người sử dụng có thể không hình dung được những mục tiêu về chế độ chính sách. Và ngay cả khi người sử dụng đã quyết định những mục tiêu cho chính sách, họ cũng thường không có khả năng xác định mối quan hệ hợp lý giữa các mục tiêu đó. Thứ hai, khách hàng có thể đã có mục tiêu nhưng không muốn tiết lộ nó cho nhà phân tích.
Những mục tiêu của chính sách kinh tế- xã hội thường được phân tích theo những mối quan hệ sau:
- Mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội - Mục tiêu tổng quát và mục tiêu công cụ. - Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
Mục tiêu kinh tế được đo bằng lợi ích kinh té mà một chính sách có thể đem lại cho sự phát triển của đất nước hay các chủ thể kinh tế - xã hội.
Mục tiêu xã hội được thể hiện qua các chỉ tiêu cân bằng xã hội, tôn trọng phẩm giá của con người, cải tạo mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội, nâng cao nhận thức xã hội và tính năng động sáng tạo của họ.
Mục tiêu tổng quát của chính sách là các giá trị (như tính hiệu quả và công bằng) mà xã hội cần phải đạt được để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình.
Mục tiêu công cụ là những điều kiện cần phải đạt được để phải thực hiện mục tiêu tổng quát của chính sách. Những mục tiêu công cụ điển hình của chính sách là điều kiện khả thi về mặt chính trị, cơ sở hạ tầng của nề kinh tế, năng lực của nền hành chính, trình độ của cán bộ quản lý nhà nước và khả năng của ngân sách.
Các mục tiêu công cụ thường được thể hiện là những ràng buộc đối với chính sách. Như vậy, ràng buộc đối với chính sách là những mục tiêu bắt buộc phải thực hiện nếu như cho chính sách thành công. Và trong tập hợp các ràng buộc của chính sách phải bao gồm tất cả các yếu tố cần thiết để đảm bảo cho chính sách được thực hiện có kết quả trong thực tế.
+ Sự khác nhau giữa mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu của chính sách
Trong phân tích chính sách, cần phân biệt mục tiêu của chính sách (những giá trị cần đạt được) với phương thức thực hiện mục tiêu của chính sách (những giải pháp và công cụ của chính sách). Trong thực tế, phương thức cần phải đạt được để thực hiện mục tiêu của chính sách (tập hợp cụ thể những hành động) thường được thể hiện như là những mục tiêu. Ví dụ nói: “Mục tiêu của năm 1999 là tiếp tục hoàn thiện hệ thống ngân hàng” là nhầm lẫn mục tiêu là ổn định tiền tệ, nâng cao hiệu quả của hệ thống tín dụng. Hoàn thiện hệ thống ngân hàng là phương thức để thực hiện mục tiêu. Sự nhầm lẫn kể trên có thể làm lệch hướng những nhà phân tích chính sách ít kinh nghiệm. Các mục tiêu phải là hệ tiêu chuẩn để đánh giá các phương án chính sách, vậy nếu giải pháp chính sách được thể hiện như những mục tiêu thì lấy gì để đánh giá chúng. Để khắc phục sự nhầm lẫn trên cần phải phân biệt rõ ràng mục tiêu và giải pháp chính sách. Việc phân tích chính sách cần được bắt đầu từ những mục tiêu chung, mục tiêu tổng thể và các phương án giải pháp chính sách càng cụ thể càng tốt. Phương pháp phân tích cây mục tiêu sẽ rất có ích trong trường hợp này. Đồng thời cũng cần nhớ rằng mục tiêu là những tiêu chí cuối cùng, phản ánh các giá trị kinh tế, xã hội cần đạt tới, còn các chính sách là những phương pháp cụ thể để đạt được mục tiêu. Các chính sách chỉ thích hợp nếu đạt được tập hợp các mục tiêu.
Quá trình phân tích mục tiêu của chính sách được tiến hành như sau: 1. Xác định các phương án mục tiêu của chính sách trên cơ sở nhận thức về
vấn đề và quán triệt đường lối phát triển của đất nước.
2. Xem xét và đánh giá mối quan hệ giữa các mục tiêu của chính sách đối với sự ràng buộc của các nguồn lực.
3. Lựa chọn và kiến nghị những mục tiêu ưu điểm của chính sách cho giai đoạn kế hoạch.