Chỉ đạo thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ XÃ HỘI (Trang 96)

III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KINH TẾ-XÃ HỘ

2. Chỉ đạo thực hiện chính sách

a) Xây dựng và vận hành hệ thống thông tin đại chúng

Hệ thống này, thông qua công tác tuyên truyền, giúp cho mọi người hiểu biết về nội dung chính sách, hiểu nghĩa vụ và lợi ích của mình trong việc thực hiện chính sách, từ đó vận động được sự đồng tình của dân chúng, đặc biệt là của những người sẽ chịu tác động của chính sách.

b) Quản lý các dự án của chính sách

Sau khi được thẩm định và phê duyệt, các dự án của chính sách được giao cho cơ quan chức năng của nhà nước theo dõi, đánh giá kết quả của việc thực hiện chính sách.

c) Tổ chức các quỹ và vận hành của các quỹ

Thực chất là quy trình quản lý và sử dụng quỹ tiền tệ thực hiện chính sách. Điều quan trọng là cần phải bảo đảm được sự quản lý thống nhất của nhà nước đối với các quỹ để có thể tập trung được nguồn lực của đất nước cho việc thực hiện các mục tiêu của chính sách một cách thực sự nghiêm túc và hiệu quả.

Các ban ngành, các địa phương, các tổ chức quần chúng để có thể huy động tối đa sức mạnh thực hiện các chính sách kinh tế xã hội.

Công việc phối hợp nói trên chỉ có thể được tiến hành một cách hữu hiệu khi:

- Nó được thực hiện theo kế hoạch (kế hoạch này đã được lập ra từ giai đoạn chuẩn bị triển khai) trong đó ghi rõ: khi nào phối hợp? Cơ quan nào chịu trách nhiệm chung ? Cơ quan nào chịu trách nhiệm phối hợp với nhau? Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mỗi cơ quan đó?

- Có thể phối hợp hợp lý. Duy trì mối quan hệ quản lý và phối hợp theo chiều dọc và chiều ngang thông qua hệ thống thông tin, thông qua các cuộc trao đổi, gặp gỡ, hội họp giữa các ban ngành, các địa phương, các tổ chức nói trên.

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ XÃ HỘI (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w