III. QUÁ TRÌNH HOẠNH ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ-XÃ HỘ
4. Nghiên cứu chính thức và lên kịch bản giải pháp
Vấn đề đặt ra có trở thành chính sách hay không tuỳ thuộc vào nghiên cứu để đề xuất các giải pháp có hợp lý và thuyết phục hay không.
a) Chủ thể tham gia nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức về vấn đề tức là tiến hành điều tra lại toàn bộ, công phu, có phương pháp về sự kiện đã được chọn từ nghị trình nhằm đề ra các giải pháp cho sự kiện trên. Đây là quy trình quan trọng nhất vì sau này chính sách sẽ được áp dụng cho hàng triệu người. Do đó, việc nghiên cứu chính thức chính sách công thường được tiến hành độc lập bởi nhiều cơ quan. + Vấn đề độc lập: đường sá xuống cấp, nhân viên nhà nước bị phát giác tham nhũng... chủ thể nghiên cứu chính thức bao gồm:
• Uỷ ban do đơn vị có trách nhiệm thành lập, trong đó có các thành viên đã từng và đang phụ trách mảng dính đến sự kiện.
• Chuyên gia có liên quan đến việc nghiên cứu sơ bộ và khởi sự vấn đề.
• Chuyên gia của một vài địa phương có liên quan
• Chuyên gia thuê ngoài theo hợp đồng
• Những viên chức tác nghiệp trong phạm vi vấn đề
• Chuyên gia của các nhóm lợi ích có quan hệ .... ...
+ Các vấn đề phức hợp: liên đới đến nhiều cơ quan Bước 1:
• Chuyên gia của các cơ quan nghiên cứu
• Chủ thể nghiên cứu sơ bộ và nêu vấn đề
• Phóng viên của các cơ quan truyền thông
• Chuyên gia các nhóm lợi ích
• Chuyên gia luật pháp
• Người giám sát và điều phối Bước 2:
• Chuyên gia tại các uỷ ban và tiểu ban liên đới của quốc hội
• Các nghị sĩ phụ trách
• Các nhóm lợi ích
• Các thẩm phán và luật sư ... ...
b) Nghiên cứu chính thức
*Xác định chính thức vấn đề: Đặt tên, định nghĩa hiện tượng và chỉ ra nhu cầu của sự kiện. Nhiều vấn đề, sau khi xác định lại có nội dung khác với ban đầu. Xác định lại vấn đề có 3 bước:
• Chỉ ra phạm vi và tiêu chuẩn: đối tượng chịu ảnh hưởng (giới tính, tuổi tác, trình độ văn hoá, thu nhập, nghề nghiệp...), hình thức, nội dung ảnh hưởng. Tiêu chuẩn về một vấn đề bao gồm: không gian, thời gian, chi phí, hiệu quả...
• Xác định môi trường và các thông số ngẫu nhiên. Qúa trình này bao gồm những nội dung: chỉ ra những cá nhân, tổ chức đang chịu tác động; mức độ tác động của vấn đề tới các đối tượng; danh mục đối tượng chịu thiệt hại, đối tượng thu được lợi ích. Để xác định các nhân tố ngẫu nhiên, phải làm rõ biên giới môi trường của vấn đề với môi trường xung quanh. Những nhân tố nằm ngoài biên được xem là bất định và ngẫu nhiên phải được tiên lượng khi phối hợp với các nhân tố cố định.
• Xác định thời gian của vấn đề. Không có giải pháp nào là hay hoặc hiệu quả nếu nó không hợp thời. Những nội dung cần phải giải quyết là: hiện tượng sẽ tồn tại trong bao lâu nếu không có giải pháp? giải pháp cần được đưa ra vào thời điểm nào? cần bao nhiêu thời gian để nghiên cứu chính thức?...
*Xác định mục tiêu:
Xác định mục tiêu là hoạt động cơ bản nhất trong nghiên cứu chính thức. Để xác định mục tiêu cần trả lời những câu hỏi: 1) Vấn đề có liên đới đến những vấn đề khác không. 2) Mức độ liên đới. 3) Nhu cầu chính của chủ thể đặt vấn đề. 4) Để giải quyết nhu cầu chính cần phải thực hiện những mục tiêu bộ phận nào. 5) Những mục tiêu bộ phận quan hệ với nhau như thế nào. 6) Những mục tiêu bộ phận và mục tiêu của các vấn đề liên đới thống nhất hay mâu thuẫn với nhau. 7) Mối liên quan giữa những mục tiêu bộ phận và mục tiêu tổng thể. Kết nối các mục tiêu bộ phận, mục tiêu chính của vấn đề sẽ được giải quyết.
Trong thực tế, chính sách công là công việc của chính quyền nên nó gồm 2 loại mục tiêu:
- Mục tiêu chỉ định: Là những mục tiêu mà những người thực hiện chính sách phải đạt được; chẳng hạn, tốc độ tăng trưởng kinh tế, số lượng việc làm, giảm bệnh nghề nghiệp…
Mọi mục tiêu chỉ định phải được lượng hoá. Chỉ có lượng hoá mới đánh giá được giải pháp có hiệu quả hay không? đến mức độ nào?
- Mục tiêu chính trị: Có thể đi kèm hoặc không với mục tiêu chỉ định.
Việc thực hiện mục tiêu chỉ định cũng ảnh hưởng đến lòng tin của người dân với chế độ.
Khi mục tiêu chính trị không được xác định chính thức, việc xác định mục tiêu chỉ định dễ dàng hơn.
Ví dụ: tăng giá điện >< mục tiêu chính trị: yên lòng dân * Xây dựng giải pháp:
+ Nguyên tắc xác định giải pháp
Thứ nhất, tính đầy đủ của thông tin. Nếu thiếu thông tin giải pháp có thể sai, không thực hiện được mục tiêu.
Thứ hai, tính cân xứng của thông tin (đầy đủ các nhân tố). Thông tin không cân xứng giải pháp cũng có thể sai lầm.
Thứ ba, kết hợp giữa lý thuyết và kinh nghiệm.
Thứ tư, chú ý cả lợi ích và chi phí.
Ngoài ra, xác định giải pháp còn phải chú ý tới những nguyên tắc khác như: giải pháp phải bám sát mục tiêu của chính sách, giải pháp phải khả thi, các giải pháp phải mang tính hệ thống…
+ Phương pháp xác định giải pháp, công cụ
• Phương pháp khoa học: cơ sở đưa ra giải pháp: - Có thông tin đầy đủ
- Có lý thuyết tổng kết
• Phương pháp thói quen: - Có dữ liệu đầy đủ
- Chưa tổng kết được về lý thuyết (chẳng hạn những vấn đề chưa được pháp luật quy định).
Nhược điểm của phương pháp này là kinh nghiệm có thể không phù hợp với thực trạng; kinh nghiệm đã qua chưa được kiểm chứng.
• Phương pháp phụ thuộc: một vấn đề đã có lý thuyết tổng kết nhưng thông tin thu thập không đầy đủ như lý thuyết yêu cầu. Hầu hết các vấn đề thuộc nghị bí mật thuộc lĩnh vực quốc phòng, ngoại giao… thuộc diện này.
Tình trạng trên cần phải thận trọng. Các nguyên tắc sau cần tuân thủ: - Không vận dụng lý thuyết máy móc
- Tập hợp càng nhiều nguồn thông tin càng tốt - Phối hợp thông tin và chia sẻ trách nhiệm
- Giải pháp mang tính gọn nhẹ, dễ điều chỉnh
- Khi có bằng chứng xác thực về sự thay đổi của hoàn cảnh cần thay đổi giải pháp.
- Coi trọng hợp tác với các đối tác
• Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng cho các vấn đề không có tiền lệ, thiếu lý thuyết, thiếu thông tin. Tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này cần phải có tri thức, sự mẫn cảm, sáng tạo, kiên định… để dự báo chính xác và nhanh diễn biến của vấn đề.
* Đánh giá từng giải pháp:
Để phân tích, đánh giá những giải pháp có khả năng thực thi và những giải pháp tối ưu, 4 câu hỏi sau cần được trả lời:
Một là, giải pháp đó có giải quyết được vấn đề hoặc làm thay đổi một cách cơ bản vấn đề của chính sách đó không, tức là có đạt được mục tiêu của chính sách đó hay không?
Hai là, giải pháp đó có mang lại hiệu quả như mong muốn hay không? Trong quá trình thực hiện điều gì sẽ nảy sinh?
Ba là, giải pháp đó có phù hợp với điều kiện hiện tại hay không?
Bốn là, liệu giải pháp đó có tạo ra được hiệu quả khác đáng mong muốn hay không? Hay là tạo ra hậu quả không tốt? Có thể đưa ra một giải pháp lại tạo nên một giải pháp khác hay không?
Trả lời được 4 câu hỏi trên, giải pháp đó có thể là giải pháp hữu hiệu nhất được chấp nhận.
c) Sắp xếp giải pháp và lên kịch bản
Đây là công việc cuối cùng của quy trình nghiên cứu vấn đề và đề xuất chính sách.
Giải pháp Lợi ích Chi phí A 2 12 B 6 20 C 16 40 D 26 35 E 50 51 F 28 34 G 6 52 H 42 67 I 25 77 J 45 95
+ Chú trọng tối thiểu hoá chi phí: A, G, B, C, I, D, F, H, J, E (khi ngân sánh hạn hẹp)
+ Chú trọng tối đa hoá lợi ích: J, I, H, G, E, C, D, F, B, A (an sinh xã hội, cứu đói, phổ cập giáo dục…)
+ Chú trọng lợi ích ròng: lợi ích – chi phí: I, J, G, H, C, B, D, A, F, E + Chú trọng tỷ suất lợi ích: lợi ích/chi phí: G, A, B, I, C, J, H, D, F, E