III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KINH TẾ-XÃ HỘ
3. Kiểm tra việc thực hiện chính sách
a) Thu thập thông tin về việc thực hiện chính sách
Những thông tin này có được bằng những kênh chính thức như:
- Báo cáo của các cơ quan chức thực hiện từ cấp cơ sở tới các cấp cao hơn. - Thông qua các hoạt động kiểm tra của cán bộ thực hiện chính sách ở cấp cơ sở.
- Thông qua thanh tra (của các cơ quan pháp luật, hành chính, thanh tra nhân dân …).
- Giám sát của Quốc hội đối với quá trình kiểm tra chính sách. - Cơ quan kiểm sát và toà án.
Ngoài ra, để hiểu rõ hơn thái độ, sự phản ứng của dân chúng đối với chính sách cũng nên thu nhập những thông tin phi chính thức bằng cách tổ chức điều tra xã hội học về việc thực hiện chính sách và nhu cầu của đối tượng chịu tác động ảnh hưởng của chính sách.
b) Đánh giá việc thực hiện chính sách
Từ những thông tin đã có ở trên các cơ quan thực hiện chính sách tiến hành việc đánh giá, gồm các nội dung sau:
+ Đánh giá ảnh hưởng tích cực và tiêu cực hay hậu quả của chính sách + Đánh giá hiệu lực của chính sách
Nói đến hiệu lực của chính sách là nói đến khả năng của nhà nước trong việc bắt buộc và động viên các đối tượng thực hiện chính sách một cách nghiêm túc. Hiệu lực chính sách gồm có:
- Hiệu lực lý thuyết, thể hiện sự ra đời có mặt chính tức của chính sách để chính sách được thực hiện. Hiệu lực này được xác định bởi cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định chính sách.
- Hiệu lực thực tế của chính sách thể hiện tác động của chính sách trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước.
+ Đánh giá hiệu quả của chính sách Hiệu quả chính sách gồm:
- Hiệu quả tuyệt đối (hay lợi ích ròng của chính sách). Lợi ích ròng của chính sách được tính bằng hiệu số giữa tổng lợi ích và tổng chi phí:
Lợi ích ròng = Σ Lợiích - ΣChi phí
Lợi ích ròng giúp ta xác định 2 yếu tố: Một là, chính sách đó có thể có giá trị nếu lợi ích ròng là số dương; Hai là, trong những phương án chính sách có thể có giá trị thì phương án nào là tối ưu hoặc tốt hơn các phương án khác.
- Hiệu quả tương đối của chính sách, được đo bằng công thức:
Hiệu quả = Kết quả
Σ Chi phí
Chú ý: Khi xem xét hiệu quả một chính sách, dù đó là chính sách kinh tế hay chính sách xã hội, bao gìơ cũng phải xem xét cả khía cạnh chính trị, xã hội. Do đó, hiệu quả của chính sách kinh tế - xã hội không đơn thuần chỉ là hiệu quả kinh tế, mà là hiệu quả kinh tế - xã hội.