VỊ TRÍ VÀ MỤC ĐÍCH HOẠNH ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ XÃ HỘ

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ XÃ HỘI (Trang 52)

I. VỊ TRÍ VÀ MỤC ĐÍCH HOẠNH ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ HỘI

1. Khái niệm cơ bản về hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

Chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động lên các đối tượng và khách thể quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu nhất định. Toàn bộ quá trình từ lúc đề xuất, ban hành, tổ chức thực hiện một chính sách cho đến khi hoàn thành việc thực hiện chính sách đó gọi là một chu trình chính sách, trong đó hoạch định chính sách là giai đoạn đầu tiên của cả chu trình đó.

Xuất phát từ một vấn đề bức xúc của thực tiễn hoặc từ một vấn đề quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, các chuyên gia tiến hành việc phân tích, nêu ra vấn đề và đề xuất một số giải pháp sẽ được nhà nước xem xét, thông qua và ban hành dưới hình thức một chính sách kinh tế xã hội. Như vậy, sản phẩm của quá trình hoạch định chính sách là một chính sách cụ thể được thể chế hoá.

Như vậy, hoạch định chính sách kinh tế xã hội là một quá trình bao gồm việc nghiên cứu đề xuất các mục tiêu, giải pháp và công cụ nhằm đạt tới mục tiêu, được cơ quan có thẩm quyền thông qua và ban hành chính sách đó dưới hình thức một văn bản quy phạm pháp luật.

2. Vị trí của hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

Kết quả của quá trình hoạch định chính sách là các chính sách (có thể hợp lý và cũng có thể không hợp lý), nhằm đáp ứng một số yếu cầu nhất định của sự phát triển kinh tế - xã hội. Các chính sách này được thể chế hoá, thông qua những văn bản quy phạm pháp luật nhất định.

Có thể nhận thấy, kết quả của hoạch định chính sách kinh tế xã hội chưa phải là những giá trị thực tiễn, mà chỉ là một sản phẩm dưới dạng văn bản đã được cấp có thẩm quyền thông qua để đưa vào áp dụng trong thực

tiễn. Muốn đưa chính sách vào cuộc sống, muốn biến mục tiêu chính sách thành hiện thực, phải tổ chức thực hiện chính sách.

Hoạch định chính sách kinh tế xã hội là giai đoạn có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ chu trình chính sách, bởi những lý do sau đây:

Thứ nhất, Hoạch định chính sách chính là giai đoạn lập kế hoạch, mở đầu cho cả chu trình chính sách. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tình hình đất nước, quá trình hoạch định sẽ xác định trước mục tiêu cần đạt, cách thức, biện pháp tiến hành và công cụ cần thiết để đạt tới mục tiêu đó. Nói một cách khác, giai đoạn hoạch định chính sách là cơ sở, tiền đề để tiến hành các giai đoạn sau của chu trình chính sách. Không thể có một chính sách đúng nếu công tác hoạch định chính sách làm không tốt. Nếu chính sách không đúng thì tổ chức thực thi chính sách là vô nghĩa, không cần thiết, thậm chí còn có hại.

Thứ hai, sản phẩm của giai đoạn hoạch định chính sách là căn cứ để đánh giá toàn bộ chu trình chính sách. Sau khi thực hiện một chính sách kinh tế - xã hội, người ta chỉ có thể đánh giá chính sách đó trên cơ sở so sánh các kết quả của hoạt động thực tiễn với mục tiêu và các yêu cầu của chính sách được đề ra trong giai đoạn hoạch định chính sách đó, so sánh quá trình thực hiện chính sách với các biện pháp, nguồn lực và thời hạn đã được nêu trong văn bản chính sách của nhà nước.

Thứ ba, việc hoạch định ra một chính sách kinh tế - xã hội phù hợp, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sẽ quyết định phần lớn các kết quả tích cực trong thực tiễn hoạt động. Ngược lại, đề ra một chính sách sai sẽ gây ra những hậu quả tai hại khó lường hết trong đời sống xã hội.

3. Mục đích của hoạch định chính sách kinh tế - xã hội

Một là, đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Những đòi hỏi này có thể là những nhu cầu trong nước, những yêu cầu nội tại của chính xã hội, cũng có thể là những đòi hỏi của sự phát triển so với môi trường bên ngoài.

tế; sự mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi nhà nước phải xây dựng, đổi mới các chính sách thuế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, bảo hộ sản xuất trong nước...

Hai là, xác định cơ hội và những vấn đề cần giải quyết.

- “Vấn đề” là khoảng cách hay mâu thuẫn giữa mục tiêu mong muốn với thực tế chưa đạt được.

- “Cơ hội” ở đây được hiểu như là một tập hợp những hoàn cảnh thuận lợi trong nước, ngoài nước để thực hiện một mục tiêu nào đó của đất nước.

David Dery trong cuốn “Định nghĩa vấn đề trong phân tích chính sách” đã viết : “Các vần đề chính sách là những nhu cầu và giá trị chưa được thực hiện - hay các cơ hội cải tiến - có thể được thực hiện thông qua hoạt động công”. Như vậy, khi có sự đối lập hoặc cách biệt giữa những gì mà nhà nước mong muốn với thực tế mà xã hội đạt được tức là “có vấn đề” trong kinh tế xã hội, đòi hỏi nhà nước phải xác định đó là vấn đề gì giải quyết nó bằng các chính sách kinh tế - xã hội cụ thể.

Ví dụ, Nhà nước muốn phát triển kinh tế nhanh nhưng nguồn lực, khả năng thực tế chưa cho phép. Như vậy là có vấn đề về tăng trưởng kinh tế. Nhà nước mong muốn có bộ máy hành chính hoạt động trôi chảy, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả nhưng thực tế thì bộ máy cứ phình to ra, kém hiệu quả và hiệu lực, tức là có vấn đề về cải cách hành chính.

Ba là, hiện thực hoá triển vọng, khắc phục và hạn chế nguy cơ.

Cơ hội sẽ có thể đem lại những triển vọng tốt đẹp cho phát triển đất nước nếu nhà nước sử dụng được cơ hội để tăng khả năng thành công. Ngược lại, đối với các vấn đề, nếu không được nhà nước xác định và xử lý giải quyết một cách kịp thời và triệt để thì có thể đưa đất nước tới những nguy cơ, những mối đe doạ.

Ví dụ, trong điều kiện kinh tế thị trường, nếu vấn đề sở hữu và mối quan hệ giữa các loại hình sở hữu không được xác định một cách rõ ràng trong luật pháp và chính sách của Nhà nước thì có thể đưa đất nước đến nguy cơ đi chệnh hướng XHCN. Hoặc ở nước ta hiện nay, vấn đề dân số vẫn là một nguy cơ tiềm tàng cho tương lai, đòi hỏi nhà nước phải đề ra chính sách dân

số và kế hoạch hoá gia đình và tổ chức thực hiện nó một cách triệt để, mạnh mẽ hơn nữa.

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ XÃ HỘI (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w