việc mở rộng kênh phân phối nhằm tăng tiện ích cho khách hàng là một trong những nhiệm vụ cần làm ngay, thông qua các giải pháp:
- Đối với kênh phân phối truyền thống: đây là kênh phân phối chuẩn của tín dụng
bán lẻ thì tiếp tục mở rộng mạng lưới phòng giao dịch ở các địa bàn thuận lợi, khu vực đông dân cư; đặc biệt là xem xét mở rộng ít nhất 01 phòng giao dịch tại mỗi xã, huyện có tiềm năng phát triển kinh tế như Diên Khánh, Vạn Ninh, Cam Lâm…Đồng thời, chi nhánh cũng tiến tới thiết kế không gian giao dịch chuẩn phục vụ khách hàng tại các phòng giao dịch.
- Đối với kênh phân phối hiện đại: (Internet banking, mobile banking, SMS
banking, ATM, POS…) tiếp tục phát triển trên cơ sở nâng cao chất lượng dịch vụ đường truyền (tăng dung lượng, tốc độ truyền dữ liệu) và các biện pháp nghiệp vụ tăng tính bảo mật thông tin khách hàng, an toàn cho ngân hàng. Việc phát triển kênh phân phối hiện đại là cơ sở để triển khai các sản phẩm cho vay trực tuyến đáp ứng nhu cầu số tiền vay nhỏ, thời hạn vay ngắn nhưng tiết kiệm được thời gian và tạo thêm nhiều tiện ích cho khách hàng…
3.2.1.2 Giải pháp cải cách mô hình tổ chức, cải tiến quy trình và chính sách tín dụng cá nhân tín dụng cá nhân
Cải cách mô hình tổ chức hoạt động tín dụng theo hướng ngày càng chuyên môn hóa quy trình xử lý công việc
Cải cách mô hình tổ chức hoạt động tín dụng theo hướng ngày càng chuyên môn hóa quy trình xử lý công việc cụ thể là thuê ngoài một số công đoạn và thành lập các bộ phận chuyên trách bán lẻ cũng như bộ phận hỗ trợ công tác tín dụng.
- Thuê ngoài một số công đoạn như hợp tác liên kết với các công ty thẩm định giá để định giá tài sản đảm bảo, thuê công ty nghiên cứu thị trường để tìm hiểu nhu cầu và chăm sóc khách hàng:
Liên kết với công ty thẩm định giá độc lập giúp việc định giá tài sản đảm bảo được khách quan, tránh việc định giá quá cao gây rủi ro cho ngân hàng (nếu giá trị thực của tài sản không đủ đảm bảo cho khoản vay) hoặc định giá quá thấp dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng, đồng thời giảm bớt trách nhiệm của CBTD trong khâu thẩm định.
Công ty nghiên cứu thị trường giúp cho việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng được sát sao và kịp thời thông qua các chương trình nghiên cứu chuyên nghiệp bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn… đồng thời cũng có chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo như tặng quà, hoa, thiệp mừng vào các dịp đặc biệt như lễ, tết, sinh nhật.
- Thành lập Phòng tín dụng thể nhân tại Vietcombank Nha Trang để chuyên trách trong công tác quản lý và phát triển ngân hàng bán lẻ cũng như hoạt động tín dụng cá nhân. Đồng thời thành lập bộ phận hỗ trợ để thực hiện các khâu công chứng hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo, đăng ký giao dịch đảm bảo, làm việc với các cơ quan chức năng như Ủy ban nhân dân, Phòng Tài nguyên môi trường, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Cảnh sát giao thông… nhằm tạo hình ảnh một Vietcombank chuyên nghiệp đồng thời giảm bớt áp lực công việc cho CBTD như hiện nay, tạo điều kiện cho CBTD tập trung vào công tác chuyên môn. Để thực hiện cần phải:
Tuyển dụng nhân sự có trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm trong các lĩnh vực này.
Điều chỉnh quy trình phối hợp tác nghiệp giữa các bộ phận với nhau theo hướng đơn giản hóa bằng cách giảm bớt các bước trình hồ sơ, báo cáo không cần thiết.
Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với từng giai đoạn khác nhau tùy thuộc sự thay đổi của thị trường mục tiêu
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây chứng kiến nhiều bất ổn. Giai đoạn năm 2007 - 2008 thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ vì vậy chính sách tín dụng trong thời gian này là mở rộng cho cá nhân vay vốn mua bất động sản.
Tuy nhiên giai đoạn giữa năm 2008 - 2010 khi nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của lạm phát tăng cao, đứng trước những chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô của chính phủ như siết chặt tín dụng phi sản xuất, kích thích cho vay sản xuất thì chính sách phát triển tín dụng cá nhân phù hợp là tập trung phát triển cho vay cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh, tuân thủ nghiêm việc không cho vay kinh doanh đầu cơ.
Với tình hình biến động của nền kinh tế như thời gian vừa qua, Vietcombank đã nhạy bén kịp thời điều chỉnh chính sách tín dụng cho phù hợp với chỉ đạo của NHNN, tuy nhiên cũng đảm bảo việc duy trì phát triển tín dụng cá nhân nhằm giữ vững chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ đã đặt ra. Cụ thể là: không cho vay các nhu cầu vốn mua bất động sản để đầu tư, đầu cơ; chỉ giải quyết nhu cầu vốn vay mua nhà ở thiết yếu; vay xây dựng phòng trọ cho sinh viên thuê; đẩy mạnh cho vay hộ kinh doanh cá thể để kích
thích sản xuất.
Khi nền kinh tế hồi phục, chính sách quản lý rủi ro cần mở rộng cho vay, nên chấp nhận tỷ lệ nợ xấu cá nhân 3%. Những năm qua, hoạt động tín dụng của Vietcombank Nha Trang luôn thực hiện theo phương châm tăng trưởng, an toàn và hiệu quả. Để có thể tiếp tục tăng trưởng dư nợ tín dụng trong thời gian sắp tới, Vietcombank cần nhìn khách hàng cho vay thoáng hơn, nên cho nhiều khách hàng vay số tiền nhỏ, định giá tài sản thế chấp cao hơn và linh hoạt hơn…
Tự động hóa theo dõi hồ sơ tín dụng
Trên nền tảng công nghệ đã có như SMS-B@nking, I-B@nking cùng với sự phát triển hệ thống ATM và máy POS, Vietcombank cần tận dụng các lợi thế này nhằm hỗ trợ công tác tín dụng trong việc tự động hóa khâu theo dõi hồ sơ tín dụng nằng việc: nhắc nợ tự động thông qua tin nhắn, email và thu nợ tự động thông qua giao dịch chuyển khoản trên máy ATM hoặc thanh toán nợ vay bằng máy POS.
Tự động hóa các công việc như trên giúp giảm thiểu thao tác tác nghiệp cho CBTD đồng thời đem lại tiện ích tối đa cho khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả công việc và tạo dựng hình ảnh một Vietcombank năng động, có khả năng cạnh tranh cao so với các đối thủ.
Chuẩn hóa hệ thống mẫu biểu
Áp dụng thống nhất một mẫu biểu trong toàn hệ thống, từ ngữ trên mẫu biểu phải rõ ràng và xúc tích, bỏ bớt các chữ ký không cần thiết trên mẫu biểu. Giảm bớt hồ sơ vay vốn bằng cách giảm bớt việc lưu trữ hồ sơ tại các bộ phận hỗ trợ.
Cụ thể, đơn giản, phù hợp cho từng sản phẩm, không áp dụng chung quy trình cho nhiều sản phẩm khác nhau, dẫn đến các khâu không cần thiết như lập phương án/ dự án đối với vay tiêu dùng...