Vietcombank Nha Trang
2.2.3.1 Cho vay cá nhân
Được thành lập và hoạt động từ năm 1963, vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng hàng bán buôn đã được Vietcombank khẳng định hơn 46 năm nay, thể hiện ở khách hàng truyền thống là các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, ở tỷ trọng dư nợ các món cho vay lớn, thu nhập hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ…Tuy nhiên đứng trước sự cạnh tranh của các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài trong thời kỳ hội nhập, các lợi thế trước đây không còn là của riêng Vietcombank nữa mà đặt Vietcombank trên con đường đua thực sự buộc phải cạnh tranh để có thể giữ vững vị thế.
Từ năm 2007 Ban lãnh đạo của Vietcombank đã xác định hệ thống ngân hàng bán lẻ là một bộ phận của chiến lược phát triển ngân hàng, nghĩa là củng cố và giữ vững vị thế ngân hàng bán buôn song song với phát triển ngân hàng bán lẻ. Và đặc biệt là sau khi cổ phần hóa Vietcombank xây dựng mục tiêu chiến lược cho hoạt động bán lẻ đến 2015 là “ Đứng trong TOP5 các ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam”.
Với chiến lược này, cho đến nay Vietcombank đã liên tục nghiên cứu đưa ra thị trường các sản phẩm đa dạng có tiện ích cao với kết quả kinh doanh đáng ghi nhận cho
các hoạt động: huy động vốn, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ chuyển tiền v.v..; nhiều sản phẩm bán lẻ đã thu hút được lượng khách hàng cá nhân lớn như: dịch vụ ngân hàng hiện đại VCB-ib@Banking, VCB-SMSb@nking; v.v…
Tín dụng cá nhân cũng là một phần trong hoạt động ngân hàng bán lẻ, tuy nhiên kết quả mảng kinh doanh này cho đến nay chưa tương xứng với tình hình phát triển của hoạt động ngân hàng bán lẻ nói riêng và vị thế của Vietcombank nói chung. Tính đến 31/12/2011 tổng dư nợ của khách hàng cá nhân đạt 20.740 tỷ đồng, toàn hệ thống chỉ tăng trưởng 8,3% - khá thấp so với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra đầu năm là 40,2%. Tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân so với tổng dư nợ thì còn khá nghiêm tốn (khoảng 10%), trong khi đó tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân so với tổng dư nợ của các ngân hàng như ACB, Sacombank, Techcombank, Eximbank khá cao (hơn 30%).
Là một chi nhánh trực thuộc hệ thống Vietcombank, với định hướng chung từ năm 2007 Vietcombank Nha Trang đã chú trọng mở rộng cho vay khách hàng cá nhân với sản phẩm cơ bản là cho vay cán bộ công nhân viên, sản phẩm mua xe ôtô và sản phẩm kinh doanh cũng như sản phẩm tiêu dùng khác. Thời điểm năm 2008-2009 Vietcombank Nha Trang là một trong 06 chi nhánh có dư nợ tín dụng cá nhân lớn nhất trong hệ thống, nhưng hiện nay vị thế này đã không còn và trong hai năm qua Vietcombank Nha Trang đều không hoàn thành kế hoạch tăng trưởng tín dụng cá nhân Vietcombank giao. Là một ngân hàng có thời gian hoạt động lâu nhất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và có nhiều lợi thế về số lượng khách hàng giao dịch, vốn, công nghệ, thương hiệu…nhưng đến nay so với ngân hàng khác thì tỷ trọng cho vay cá nhân của chi nhánh còn khá khiêm tốn.
2.2.3.2 Bảo lãnh cá nhân
Vietcombank đã ban hành quy định về sản phẩm bảo lãnh trong giao dịch nhà đất kèm theo quyết định số 331/QĐ-NHTMCPNT.CS&SPBL ngày 30/09/2008 áp dụng cho các khách hàng cá nhân có nhu cầu giao dịch chuyển nhượng nhà đất. Các mục đích bảo lãnh bao gồm:
- Bảo lãnh dự thầu.
- Bảo lãnh hoàn tiền đặt cọc.
- Bảo lãnh thanh toán: bao gồm bảo lãnh thanh toán tiền cọc và bảo lãnh thanh toán tiền mua
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
09/2008, tuy nhiên cho đến nay hầu như không có hồ sơ nào phát sinh. Nguyên nhân phần lớn là do Vietcombank Nha Trang không tiếp thị quảng bá sản phẩm mới, một phần cũng là do sản phẩm này được triển khai không đúng thời điểm khi mà thị trường bất động sản liên tục gặp khó khăn từ năm 2008 cho đến nay khiến giao dịch chuyển nhượng bất động sản trầm lắng.
Đến thời điểm 31/12/2011, số dư bảo lãnh cá nhân trong giao dịch nhà đất bằng 0. 2.2.3.3 Phát hành – thanh toán thẻ tín dụng cá nhân
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng từ trước đến nay vẫn là thế mạnh của Vietcombank Nha Trang. Trên thị trường thẻ tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa, mảng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng cũng như mạng lưới ĐVCNT và hệ thống ATM của Vietcombank Nha Trang luôn chiếm vị thế áp đảo. Trong giai đoạn 2009-2011, Vietcombank Nha Trang đều hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về thanh toán và phát hành thẻ tín dụng do Vietcombank giao.
Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tín dụng
Bảng 2.7: Các chỉ tiêu về thẻ tín dụng của Vietcombank Nha Trang (2009-2011)
Tốc độ tăng trưởng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 09/08 10/09 11/10 T.trưởng b/quân Số lượng thẻ tín dụng phát hành (thẻ) 466 804 1599 43,83% 72,53% 98,88% 71,75% Doanh số thanh toán thẻ tín dụng (tỷ đồng) 23 38 51 43,75% 65,22% 34,21% 47,73% Nợ xấu thẻ tín dụng (tỷ đồng) 0,009 0,015 0,035 80,00% 66,67% 133,33% 93,33% Tỷ lệ nợ xấu thẻ tín dụng (%) 0,04% 0,04% 0,07% 25,22% 0,88% 73,86% 33,32%
(Nguồn: Số liệu thống kê của Vietcombank Nha Trang từ 2009-2011) Đối với Vietcombank Nha Trang, riêng về lĩnh vực thẻ tín dụng quốc tế thì số lượng thẻ phát hành cũng như doanh số thanh toán thẻ trong các năm qua đều gia tăng liên tục. Cụ thể, trong năm 2011 Vietcombank Nha Trang phát hành được 1.599 thẻ, tốc độ tăng trưởng là 98,88% so với năm 2010, gấp 2,66 lần so với chỉ tiêu kế hoạch. Doanh số thanh toán đạt 51 tỷ đồng với mức tăng trưởng khá cao 34,21% so với năm 2010 và vượt mức chỉ tiêu giao.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn tuy nhiên kinh tế của tỉnh Khánh Hòa vẫn đạt mức tăng trưởng khá, doanh thu từ dịch vụ du lịch và thu nhập của dân cư vẫn tăng. Chính vì vậy nhu cầu đi du lịch, học tập ở nước ngoài và lượng khách quốc tế đến làm việc, sinh sống tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn này vẫn tăng cao, góp phần làm cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế gia tăng đáng kể.
Đặc biệt, từ tháng 4 năm 2009, Vietcombank trở thành ngân hàng trong nước đầu tiên hoàn thành việc đạt chuẩn EMV (thẻ chip) cho cả hai thương hiệu VisaCard và MasterCard, triển khai dịch vụ thanh toán trực tuyến trên internet cho thẻ quốc tế và thẻ nội địa, đáp ứng được yêu cầu sử dụng thẻ của khách hàng và bắt kịp với xu thế phát triển của thị trường. Mặt khác, Vietcombank là ngân hàng duy nhất được 2 tổ chức thẻ Amex và JCB trao độc quyền làm đại lý thanh toán hai loại thẻ này chính là cơ hội để Vietcombank Nha trang thu hút thêm nhiều khách hàng và tăng doanh số thẻ so với các ngân hàng bạn trên địa bàn.
Bên cạnh đó, doanh thu thanh toán thẻ tín dụng trong giai đoạn 2009-2011 tăng cao một phần là do sau một thời gian dài đưa hình thức thanh toán thẻ áp dụng tại Việt Nam, việc sử dụng thẻ để thanh toán trên thị trường Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến hơn, các cơ sở cung cấp hàng hóa – dịch vụ đã thấy được sự tiện lợi của việc chấp nhận thanh toán thẻ. Một phần nữa là do Vietcombank Nha Trang tăng cường hoạt động marketing thẻ, uyển chuyển trong việc khai thác khách hàng, chủ động tìm kiếm khách hàng và tăng cường phát triển mạng lưới thanh toán thẻ.
Nợ xấu của mảng thẻ tín dụng qua ba năm 2009-2011 không có nhiều biến động và vẫn duy trì ở mức rất thấp bình quân khoảng 20 triệu đồng/năm, chiếm tỷ trọng xấp xỉ bằng 0,05% dư nợ cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng. Điều này cho thấy nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng của Vietcombank Nha Trang rất tốt. 2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI VIETCOMBANK NHA TRANG
2.3.1 Những kết quả đạt được
Trong giai đoạn 2009-2011 triển khai hoạt động tín dụng cá nhân của Vietcombank Nha Trang đã đạt được một số mặt tích cực nhất định, đóng góp vào thành quả hoạt động chung của Vietcombank Nha Trang cũng như mang lại những tiện ích về vốn, sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ chuyển tiền... cho khách hàng.
Đồng thời việc đánh giá những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng cá nhân tại Vietcombank Nha Trang cũng căn cứ vào các tiêu chí đã nêu ở Chương 1, cụ thể như sau:
2.3.1.1 Dư nợ tín dụng cá nhân
Bảng 2.8: Dư nợ tín dụng cá nhân của Vietcombank Nha Trang (2009-2011) Đơn vị tính : Tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 09/08 10/09 11/10 T.trưởng b/quân Dư nợ cho vay cá nhân 614 545 518 42,46% -11,24% -4,95% 8,76% Dư nợ cho vay TCKT 960 1.157 1.755 42,43% 20,52% 51,69% 38,21% Tổng dư nợ tín dụng 1.574 1.702 2.273 42,44% 8,13% 33,55% 28,04%
(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietcombank Nha Trang 2009-2011) Năm 2009, tốc độ tăng trưởng tín dụng cá nhân của Vietcombank Nha Trang đạt mức tăng trưởng khá cao 42,43%, tuy nhiên từ năm 2010-2011 hoạt động tín dụng cá nhân liên tục giảm sút, chính vì vậy làm cho tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân so với tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh đến cuối năm 2011 chỉ còn 22,78%.
Với định hướng phát triển tín dụng cá nhân đã được đặt ra trong chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ, sự gia tăng đáng kể dư nợ tín dụng cá nhân trong tổng dư nợ của chi nhánh là kết quả cần đạt được. Tuy nhiên do những biến động liên tục trên thị trường tài chính tiền tệ làm cho hoạt động tín dụng cá nhân trong các năm qua gặp rất nhiều khó khăn và không thuận lợi.
Trong năm 2010 với lạm phát tăng cao, lãi suất cho vay cá nhân được thực hiện theo lãi suất thỏa thuận và liên tục tăng cao, thị trường bất động sản tuột dốc, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới phần nào làm hạn chế nhu cầu vay vốn của khách hàng. Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của trung ương để đảm bảo an toàn thanh khoản của hệ thống, có thời điểm chi nhánh phải ngừng cho vay khách hàng mới và giảm dư nợ các khách hàng hiện tại. Ngoài ra, từ đầu năm 2010, Phòng giao dịch Phú Yên tách ra thành chi nhánh độc lập chính vì vậy đã làm dư nợ tín dụng cá nhân của Vietcombank Nha Trang sụt giảm xuống 11,24% so với dư nợ tín dụng cá nhân năm 2009.
Sang năm 2011, Vietcombank Nha Trang đã định hướng đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay cá nhân ngay từ đầu năm. Tuy nhiên hoạt động cho vay cá nhân chỉ tập trung cho lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp nông thôn, lĩnh vực phi sản xuất vẫn hạn chế trong đó lĩnh vực kinh doanh bất động sản và kinh doanh chứng khoán tại chi nhánh tuyệt đối không được cho vay. Ngoài ra, để hạn chế nợ xấu Vietcombank Nha Trang áp dụng điều kiện cho vay đối với khách hàng một cách chặt chẽ hơn và đối với các cán bộ có tỷ lệ nợ xấu 3% trở lên tạm ngừng cho vay và tập trung công tác thu hồi
nợ. Trong khi đó, chưa có chính sách khen thưởng kịp thời đối với cán bộ tín dụng mở rộng cho vay, chính vì vậy đã phần nào làm ảnh hưởng đến tâm lý của cán bộ làm công tác tín dụng và làm cho dư nợ tín dụng cá nhân giảm mạnh chỉ còn 518 tỷ đồng, không hoàn thành được chỉ tiêu Vietcombank giao trong năm 2011 là 650 tỷ đồng.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2009-2011 do ảnh hưởng chung của bối cảnh kinh tế nên nhìn chung qui mô tín dụng cá nhân của Vietcombank Nha Trang có xu hướng giảm. Sự giảm sút này cho thấy Vietcombank Nha Trang chưa có nền tảng khách hàng cá nhân thực sự ổn định.
Hình 2.1: Biến động dư nợ tín dụng cá nhân của Vietcombank Nha Trang trong năm 2011
BIẾN ĐỘNG DƯ NỢ 420 440 460 480 500 520 540 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng Tỷ VND -10.00% -5.00% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ
(Nguồn: Số liệu thống kê của Vietcombank Nha Trang)
Hình 2.1 cho thấy trong năm 2011 dư nợ tín dụng cá nhân có xu hướng giảm từ tháng 5 đến tháng 8 và tăng trưởng trở lại bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 01 năm sau. Nguyên nhân chủ yếu là vào các tháng cuối năm lãi suất bắt đầu hạ xuống và nhu cầu chi tiêu mua nhà đất, xây sửa nhà, tiêu dùng của khách hàng cá nhân hoặc nhu cầu bổ sung vốn đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh vào cuối năm của hộ gia đình tăng mạnh.
Tình hình dư nợ tín dụng cá nhân phân theo thời hạn cho vay Bảng 2.9: Dư nợ tín dụng cá nhân của Vietcombank Nha Trang
theo thời hạn cho vay (2009-2011)
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chỉ tiêu Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tỷ trọng bình quân (%) Ngắn hạn 402 65,47% 348 63,85% 313 60,42% 63,25% Trung hạn 212 34,53% 197 36,15% 205 39,58% 36,75% Tổng dư nợ 614 100,00% 545 100,00% 518 100,00% 100,00%
Xét theo thời hạn vay, tỷ trọng tín dụng ngắn hạn cá nhân tại Vietcombank Nha Trang trong giai đoạn 2009-2010 bình quân ở mức 63% và tỷ trọng này có xu hướng giảm dần qua các năm, trong khi đó tỷ trọng tín dụng trung dài hạn lại tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu là lãi suất cho vay tăng cao và tình hình kinh tế còn bất ổn nên nhu cầu vay vốn của khách hàng không nhiều. Ngoài ra, để kiểm soát chặt nợ xấu, chủ trương của Vietcombank Nha Trang từ năm 2010-2011 là rà soát tất cả các khoản vay, đặc biệt là các khoản vay ngắn hạn với mục đích vay vốn được vận dụng linh họat trước đây điều chỉnh lại cho đúng nhu cầu sử dụng của khách hàng nên phần nào làm cho cơ cấu tín dụng ngắn hạn giảm.
Cơ cấu tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn đối với khách hàng của Vietcombank tương đối phù hợp với định hướng phát triển của ngân hàng.
Tình hình cho vay phân theo từng sản phẩm
Bảng 2.10: Dư nợ tín dụng cá nhân theo từng sản phẩm (2009-2011)
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chỉ tiêu Dư nợ (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Dư nợ (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Dư nợ (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tỷ/trọng bình quân (%) Cho vay du học nước ngoài 1 0,10% 1 0,20% 1 0,10% 0,13% Cho vay cầm cố GTCG 10 1,65% 18 3,26% 14 2,77% 2,56%
Cho vay CBCNV 17 2,74% 16 2,86% 15 2,89% 2,83%
Cho vay CBQLĐH 2 0,40% 3 0,56% 3 0,55% 0,50%
Cho vay cố phần hóa VCB 8 1,36% 7 1,25% 0 0,00% 0,87%
Cho vay thấu chi 1 0,17% 2 0,35% 2 0,42% 0,31%
Cho vay mua xe ôtô 15 2,49% 21 3,82% 25 4,76% 3,69% Cho vay bất động sản 63 10,22% 42 7,63% 34 6,55% 8,13% Cho vay tiêu dùng 55 9,01% 68 12,48% 66 12,69% 11,39% Cho vay SXKD 441 71,86% 368 67,59% 359 69,27% 69,57%
(Nguồn: Số liệu thống kê của Vietcombank Nha Trang từ 2009-2011) Hình 2.2: Dư nợ tín dụng cá nhân của Vietcombank Nha Trang
theo sản phẩm năm 2011 0,55% 0,00% 2,89% 0,42% 2,77% 0,10% 69,27% 12,69% 6,55 % 4.76%
Cho vay du học nước ngoài Cho vay cầm cố GTCG Cho vay CBCNV Cho vay CBQLĐH Cho vay cố phần hóa VCB Cho vay thấu chi
Cho vay mua xe ôtô Cho vay bất động sản Cho vay tiêu dùng Cho vay SXKD
Cơ cấu dư nợ tín dụng cá nhân phân theo nhu cầu vay vốn trong những năm qua cho thấy Vietcombank Nha Trang tập trung chủ yếu vào lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh, tỷ trọng bình quân 69,57% trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Tiếp đến là cho vay tiêu dùng khác chiếm tỷ trọng bình quân 11,39%, cho vay bất động sản chiếm tỷ lệ 8,13% và cho vay mua xe ô tô bình quân 3,69%. Bên cạnh đó, các nhu cầu vay vốn khác