Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh nha trang (Trang 41)

ngoài tại Việt Nam để phát huy các mặt tích cực và hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đối với NHTM của Việt Nam là rất cần thiết. Từ những kinh nghiệm được nêu ra ở trên, có thể rút ra một số bài học cho việc phát triển tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Việt Nam như sau:

Thứ nhất, cần có chiến lược phát triển đa dạng, linh hoạt các sản phẩm tín dụng cá nhân trên cơ sở căn cứ vào tình hình chung của thị trường và phù hợp với nhu cầu thực tế của từng nhóm đối khách hàng cá nhân.

Thứ hai, phát triển kênh phân phối tập trung nhiều vào các hình thức giao dịch kết hợp với công nghệ thông tin.

Thứ ba, tận dụng khai thác lĩnh vực tiếp thị, quảng cáo chuyên nghiệp, đầu tư đào tạo đội ngũ nhân viên tín dụng có chuyên môn cao, giỏi ngoại ngữ, hiểu biết quy định pháp luật, có kiến thức tổng hợp và kinh nghiệm để tư vấn về tín dụng và cả các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng.

Thứ tư, chất lượng dịch vụ được nâng cao và thời gian chấp thuận các khoản tín dụng cần phải được rút ngắn, đồng thời nâng cao khả năng xử lý công việc cho nhân viên tín dụng.

Thứ năm, cần bảo đảm việc thẩm định, đánh giá và phê duyệt khoản vay không bị xung đột lợi ích của bất kỳ ai. Đồng thời cần mạnh dạn đưa ra quy định, chế tài xử lý đối với cá nhân, tổ chức vi phạm quy chế trong hoạt động cấp tín dụng.

Thứ sáu, các NHTM cần cập nhật thông tin thị trường tài chính ngân hàng, thị trường bất động sản..., các cơ chế chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô của chính phủ để kịp thời điều chỉnh phương hướng hoạt động.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn trình bày tổng quan lý luận cơ bản về tín dụng cá nhân tại các NHTM. Trong đó đề cập khái niệm, vai trò của tín dụng cá nhân đối với nền kinh tế - xã hội, đối với NHTM và đối với khách hàng, các sản phẩm tín dụng cá nhân của ngân hàng. Chương 1 cũng nêu lên các nhân tố cần thiết phát triển tín dụng cá nhân như: môi trường kinh tế - xã hội; năng lực cạnh tranh của ngân hàng, chính sách và chương trình kinh tế của Nhà nước.

Bên cạnh đó, Chương 1 còn trình bày cơ sở lý thuyết về dịch vụ, chất lượng dịch vụ, chất lượng dịch vụ tín dụng và thang đo chất lượng dịch vụ Serquay gồm 5 thành phần của Parasuraman, 1988 cũng như giới thiệu mô hình lý thuyết để nghiên cứu. Tác giả sẽ sử dụng mô hình này làm cơ sở để nghiên cứu, đánh giá chất lượng dịch vụ dựa trên quan điểm của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tín dụng tại Vietcombank Nha Trang.

Ngoài ra, Chương 1 còn nêu những thành công trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ mà các ngân hàng nước ngoài đã làm được tại thị trường Việt Nam. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam nói chung và Vietcombank Nha Trang nói riêng trong việc phát triển tín dụng cá nhân, vốn là một phần của hoạt động ngân hàng bán lẻ.

Những lý luận nêu trên làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài trong những chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI

NHÁNH NHA TRANG

Trên nền tảng cơ sở lý luận từ chương 1, chương 2 đi vào phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Nha Trang trong thời gian gần đây nhằm tạo cơ sở để đưa ra một số giải pháp cụ thể trong chương sau.

Một phần của tài liệu phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh nha trang (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)