Hệ thống kênh phân phối

Một phần của tài liệu phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh nha trang (Trang 70)

Từ năm 2009 đến năm 2011, Vietcombank Nha Trang không thành lập phòng giao dịch, chỉ nhận bàn giao phòng giao dịch Cam Đức từ chi nhánh Cam Ranh. Đến nay Vietcombank Nha Trang chưa chú trọng thành lập bộ phận tín dụng chuyên bán lẻ tại chi nhánh, việc cho vay khách hàng cá nhân chủ yếu được triển khai tại 04 phòng giao dịch tại trung tâm thành phố Nha Trang và 01 phòng giao dịch đặt tại địa bàn Ninh Hòa.

Hình 2.5: Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch các ngân hàng đến 31/12/2010

Số lượng PGD và Chi nhánh các ngân hàng đến ngày 31/12/2010 27 12 7 6 8 6 0 5 10 15 20 25 30 Agribank Vietinbank BIDV ACB Sacombank Vietcombank

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của các ngân hàng)

Hình 2.6: Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch các ngân hàng đến 31/12/2011

Số lượng PGD và Chi nhánh các ngân hàng đến ngày 31/12/2011 27 9 7 6 8 7 0 5 10 15 20 25 30 Agribank Vie tinbank BIDV ACB Sacombank Vietcombank

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của các ngân hàng)

Căn cứ vào hình 2.5 và hình 2.6 thấy rằng trong các ngân hàng được so sánh thì Vietcombank Nha Trang tuy có bề dày thành lập và hoạt động lâu nhất nhưng đến nay mạng lưới họat động của Vietcombank Nha Trang không rộng lớn hơn nhiều so với các ngân hàng bạn.

Trong khi Agribank Khánh Hòa thành lập năm 1988 sau Vietcombank Nha Trang 04 năm nhưng nếu so sánh với Agribank Khánh Hòa thì mạng lưới của Vietcombank Nha Trang là còn quá ít.

Có thể thấy do hệ thống Agribank Khánh Hòa có đặc thù đáp ứng vốn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nên từ đầu đã được chú trọng xây dựng mạng lưới rộng khắp để tiếp cận đến từng địa bàn nông thôn.

Còn ACB Nha Trang (thành lập năm 2004) và Sacombank Nha Trang (thành lập năm 2007) mặc dù đi sau nhưng đi nhanh hơn Vietcombank Nha Trang trong việc phát triển hệ thống mạng lưới do các ngân hàng này đã xác định mục tiêu phát triển bán lẻ ngay từ đầu.

Do đó, để phát triển hoạt động bán lẻ song hành cùng bán buôn thì việc phát triển hệ thống mạng lưới là cấp thiết để có thể tiếp cận đến nhiều địa bàn dân cư, tạo tiền đề tốt để từng bước đạt được kế hoạch tín dụng bán lẻ được giao và trở thành một trong những ngân hàng có tín dụng bán lẻ hàng đầu tại địa bàn.

2.3.1.4 Tỷ lệ nợ xấu

Bảng 2.12: Nợ xấu-Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân của Vietcombank Nha Trang (2009 - 2010)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Bình quân

Tổng dư nợ tín dụng (tỷ đồng) 1.574 1.702 2.273 1.850 Dư nợ tín dụng cá nhân (tỷ đồng) 614 545 518 559 Nợ xấu tín dụng cá nhân(tỷ đồng) 14 13 7 11 Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân (%) 2,28% 2,39% 1,35% 2,01% Tỷ lệ nợ xấu chung (%) 3,05% 1,59% 0,88% 1,84% Nợ xấu TDCN/tổng dư nợ tín dụng (%) 0,89% 0,76% 0,31% 0,65%

Tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn (%) 2,40% 3,16% 2,40% 2,65%

(Nguồn: Số liệu thống kê của Vietcombank Nha Trang từ 2009-2011)

Tỷ lệ nợ xấu của mảng tín dụng cá nhân giai đoạn 2009-2011 có xu hướng tăng lên với tỷ lệ bình quân 2,01%, cao hơn tỷ lệ nợ xấu chung của chi nhánh là 1,84%, nhưng thấp hơn tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Ngoài ra, với việc thực hiện phân loại nợ theo điều 7 – Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, chất lượng tín dụng cá nhân của Vietcombank Nha Trang được phản ánh chính xác hơn, dần phù hợp với chuẩn quốc tế hơn và để từ đó chi nhánh có thể đưa ra những giải pháp kịp thời, phù hợp.

Với chiến lược phát triển thành ngân hàng đa năng thì việc tối đa hóa thị phần là điều cần thiết. Tuy nhiên việc phát triển chiều rộng đòi hỏi phải cùng với phát triển chiều

sâu, do đó để nợ xấu được duy trì trong tầm kiểm soát Vietcombank Nha Trang cần chú trọng hơn nữa công tác thẩm định khách hàng ngay từ giai đoạn đầu khi lập hồ sơ vay vốn. Bởi vì với số lượng lớn khách hàng nhỏ lẻ thì công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay là rất khó khăn, mất nhiều chi phí, thời gian và công sức của CBTD.

Một phần của tài liệu phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh nha trang (Trang 70)