Triển vọng phát triển công nghệ thẻ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thẻ tại nh tmcp công thương việt nam – cn nghệ an (Trang 39)

Với xu hướng phát triển chung của thế giới, Việt Nam không thể tách mình ra khỏi xu hướng này nếu muốn phát triển ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, từ năm 1993, khi NHNT VN lần đầu tiên đưa công nghệ thẻ vào Việt Nam với mục đích thay thế các công cụ thanh toán truyền thống, thì hàng loạt thẻ thanh toán đã xuất hiện với tư cách là phương tiện thanh toán mới trong hệ thống ngân hàng Việt Nam như thẻ Master Card năm 1996 và thẻ Visa Card năm 1997, thẻ tín dụng nội địa chắc chắn sau này sẽ có nhiều loại thẻ thanh toán khác sẽ

lần lượt ra đời, tạo thuận lợi và an toàn nhất cho các bên tham gia. Nếu chỉ dựa thuần tuý vào con số thống kê về số người sử dụng thẻ thì có thể chưa thấy hết được tiềm năng phát triển ứng dụng công nghệ thẻ thanh toán ở Việt Nam. Nhưng nếu xét từ xu hướng phát triển, yêu cầu hội nhập và đặc biệt là từ góc độ của nhà kinh doanh ngân hàng, thị trường thẻ ở Việt Nam lại có tiềm năng rất lớn trong việc ứng dụng công nghệ thẻ thanh toán. Các ngân hàng Việt Nam đang tận dụng lợi thế của người đi sau đang tiến hành hiện đại hoá ngân hàng, tiêu chuẩn hoá các nghiệp vụ và từng bước đa dạng hoá và hiện đại hoá các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng được công nghệ hoá cao, trong đó hầu hết là các dịch vụ thẻ thanh toán như ATM, thẻ tín dụng, tiền ghi nợ kết hợp với thẻ tín dụng hoặc tiền điện tử, thương mại điện tử, Internet Banking...

Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam, thị trường thẻ sẽ còn phát triển mạnh trong vài năm tới đây, từng bước trở thành một trong những dịch vụ mang lại nguồn thu tương đối lớn và ổn định cho các ngân hàng thương mại. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên thế giới hiện nay, thanh toán thông qua thẻ sẽ trở thành một phương thức thanh toán thông dụng nhất. Đây là cơ hội cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng tham gia hoạt động thanh toán thẻ. Với tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện nay, trong tương lai thẻ thanh toán vẫn sẽ là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được ưa chuộng, nhất là trong các tầng lớp dân cư. Số lượng thẻ sẽ tiếp tục tăng ở các thị trường trên thế giới.

Một viễn cảnh phát triển mới và hấp dẫn đang được minh chứng nhờ vào sự chuyển mình của EMV (Europay, MasterCard và Visa), việc triển khai Long Term Evolution (LTE) trên khắp thế giới và sự hỗ trợ từ phía chính phủ. Ngoài ra, sự thâm nhập của các thiết bị thẻ thông minh mang tính đổi mới trên thị trường sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp tổng thể tiến xa hơn nữa trên một chặng đường dài. Hơn thế nữa, nhu cầu lớn về thẻ thông minh tại các thị trường đang nổi lên được xem là một số ngành sản xuất chính ở những khu vực đang mở rộng thị trường. Sự xuất hiện ngày càng rộng rãi của mạng 3G và những trọng tâm chủ yếu dồn cho các giao dịch thanh toán sẽ tạo ra một bước đà mạnh mẽ. Thêm vào đó, những khả năng gắn liên với tiêu chuẩn EMV hiện đang lái các ngân hàng buộc phải phát hành thẻ thông minh.

Đây là những yêu cầu mới đang đặt ra mà các ngân hàng thương mại sớm phải thực hiện trong quá trình hội nhập. Như vậy, có thể khẳng định Ngân hàng-

một trong ba thành phần chính tham gia vào quá trình thực hiện các giao dịch bằng thẻ thanh toán- luôn phải sẵn sàng và tạo điều kiện để phát triển các dịch vụ này. Đối với hai thành phần còn lại, người sử dụng thẻ- người tiêu dùng và người chấp nhận thẻ hay người bán hàng cũng cần làm quen với phương thức thanh toán mới, hiện đại. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Việt Nam- những nhà sản xuất đang có xu hướng muốn đưa hàng của mình vượt ra khỏi ngoài biên giới quốc gia, ngoài các yếu tố về chất lượng hàng hoá, chính sách giá cả cũng như các chính sách hậu mãi (sau bán hàng), họ cũng phải quan tâm đến các phương thức thanh toán mới đang thịnh hành trên thị trường thế giới. Do vậy, các ĐVCNT thanh toán sẽ tăng lên rất nhanh về số lượng trong thời gian tới nếu như Việt Nam tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế được toàn cầu hoá cao. Vì vậy, điều cơ bản là tiềm năng hay khả năng phát triển thẻ thanh toán ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là dựa vào người sử dụng thẻ. Rõ ràng là cùng với xu hướng hội nhập, những dịch vụ ngân hàng hiện đại được phổ biến, đời sống đã và đang ngày đuợc tăng lên, việc chấp nhận thẻ đã trở nên phổ biến. Việc mở tài khoản tại ngân hàng phục vụ không chỉ đơn thuần cho việc đầu tư lấy lãi mà còn phục vụ cho việc thanh toán hoặc cho các mục đích đầu tư khác. Khi những chi phí chi việc bảo quản, sử dụng tiền mặt truyền thống và tính bất tiện, không an toàn của chúng ngày càng được nhận rõ thì những tập quán này sẽ sớm được thay thế bằng các phương thức thanh toán hiện đại, trong đó có thẻ thanh toán.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 bao gồm năm vấn đề chính về cơ sở lý thuyết. Một là lịch sử hình thành, các khái niệm cơ bản về thẻ cũng như vai trò của thẻ đối với hoạt động kinh doanh của NHTM. Hai là các nghiệp vụ cơ bản trong dịch vụ thẻ của NHTM. Phần ba nêu lên các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển dịch vụ thẻ của NHTM và những yếu tố rủi ro trong dịch vụ thẻ trong phần bốn. Cuối cùng là hoạt động và xu thế phát triển của công tác phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ trên thế giới được đề cập trong phần năm.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THẺ NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thẻ tại nh tmcp công thương việt nam – cn nghệ an (Trang 39)