Kiến nghị với NHNN

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thẻ tại nh tmcp công thương việt nam – cn nghệ an (Trang 98)

3.3.3.1. Hoàn thiện các văn bản pháp quy về dịch vụ thẻ

Trên thực tế môi trường pháp lý là nền tảng cho việc hiện đại hoá và đóng vai trò quyết định sự phát triển dịch vụ NH hiện đại đặc biệt là dịch vụ thẻ NH. NHNN hiện nay là nơi ban hành các văn bản, chính sách, quy định (cụ thể hoá các văn bản dưới luật, cụ thể hơn luật NH). Tuy nhiên dịch vụ thẻ của Vietinbank hiện nay mới chịu sự quản lý chặt chẽ của hiệp hội thẻ quốc tế mà chưa có các pháp lệnh thống nhất về thẻ với những điều khoản chặt chẽ cùng với các văn bản có liên quan đến chính sách ngoại hối và tín dụng. Do đó, NHNN cần sớm ban hành hệ thống văn bản pháp quy hoàn thiện, đầy đủ cho dịch vụ thẻ NH.

Về phía các cơ quan quản lý nhà nước cũng chưa đưa ra những quy định cụ thể để kiểm soát các hoạt động giao dịch ATM (với những đặc trưng khác các giao dịch ngân hàng truyền thống) như quy định giải quyết tranh chấp giữa NH và khách hàng, quy định bảo mật cho các NH, quy định bảo vệ thông tin cá nhân và bồi thường cho khách hàng khi dịch vụ gián đoạn... Tuy nhiên, mức cấp thiết và tầm quan trọng của những quy định đó không thể so sánh với những quy định cần thiết để hỗ trợ kinh doanh thẻ tín dụng-thị trường rộng lớn và hứa hẹn mà các NH thương mại Việt nam chưa khai thác được nhiều.

Ngoài ra, NHNN nên quy định một mức tỷ giá hối đoái đối với mọi trường hợp giao dịch thẻ vì trên thực tế đã xảy ra trường hợp tỷ giá tăng tại thời điểm đổi tiền của chủ thẻ là tỷ giá giảm khi các ĐVCNT đến thanh toán với NH. Điều này làm hạn chế tính hấp dẫn của dịch vụ thẻ đối với các ĐVCNT và chủ thẻ.

Về chính sách tín dụng cần có những quy định riêng về tín dụng thẻ để các NH phải tự chịu trách nhiệm về những rủi ro tín dụng thẻ. Tất nhiên không thể quy định điều kiện đảm bảo cho từng đối tượng khách hàng mà NHNN chỉ quy định mang tầm vĩ mô để các NH chủ động với các khoản tín dụng thẻ cho khách hàng của mình trên cơ sở của một khuôn khổ pháp lý đồng bộ, đúng đắn và chính xác cho hoạt động tín dụng NH.

3.3.3.2. Hoạch định chiến lược về thẻ cho hệ thống NHTM

Để bảo đảm cạnh tranh đúng ý nghĩa động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội đòi hỏi NHNN cần có định hướng chiến lược chung cho toàn hệ thống NHTM.

Hỗ trợ cho NHNN, hiệp hội thẻ Việt nam ra đời đóng góp đáng kể cho sự phát triển dịch vụ thẻ tại Việt nam. Hiệp hội này có sự liên hệ trực tiếp với NHNN, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với TCTQT nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch vụ thẻ ở Việt nam. Hiệp hội đã thu hút được nhiều NHTM trở thành thành viên của hội từ đó, từ đó thống nhất mức phí, áp dụng chính sách chung để vừa đảm bảo doanh thu cho các NH thành viên vừa tạo tính lành mạnh, bình đẳng trong cạnh tranh trên thị trường thẻ mà vẫn không tách rời sự quản lý của Nhà nước.

Hiện nay lãi các NH chưa thu được từ hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ còn thấp. Một trong những nguyên nhân là các ngân hàng chưa triển khai thu phí giao dịch thẻ tại máy ATM đối với thẻ do ngân hàng quản lý ATM phát hành. Thêm vào đó, các ngân hàng chưa thống nhất về mức phí liên quan đến sử dụng

dịch vụ thẻ như: phí rút tiền, phí phát hành thẻ, phí thu ĐVCNT ... mỗi ngân hàng thu một mức phí khác nhau. Thậm chí để tăng khả năng cạnh tranh, rất nhiều ngân hàng đã đưa ra những mức phí rất thấp mà không tính đến lợi nhuận, doanh thu từ dịch vụ này. Sự cạnh tranh không lành mạnh đã dẫn đến hoạt động kinh doanh thẻ trở nên khó khăn, các khoản thu không đủ bù chi và tất yếu các ngân hàng không có nhiều vốn để đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ. Mặc dù hiệp hội thẻ cũng đã đưa ra một số các quy định về mức phí thanh toán thẻ như quy định mức phí thanh toán tối thiểu và tối đa trong hoạt động thanh toán thẻ tín dụng, tuy nhiên những quy định này chưa đầy đủ. Vì vậy, trong thời gian tới hiệp hội thẻ cần đưa ra quy định về việc thu phí dịch vụ thẻ với lộ trình thực hiện cụ thể, đặc biệt là phí rút tiền mặt dựa trên cơ sở sự đồng nhất của các NHTM thành viên. Trên cơ sở đó, đệ trình NHNN đưa ra quyết định thu phí dịch vụ thẻ với lộ trình cụ thể và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam. Điều này sẽ ngăn chặn được tình hình cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng về mức phí dịch vụ và giúp các ngân hàng tăng thu nhập từ dịch vụ để đầu tư phát triển dịch vụ cung cấp.

3.3.3.3. Có chính sách khuyến khích mở rộng kinh doanh thẻ

NHNN cần khuyến khích các NHTM đầu tư vào công nghệ thẻ và mở rộng dịch vụ thẻ NH bằng hình thức trợ giúp cho các NHTM từ đó tạo điều kiện cạnh tranh với các NH nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam đồng thời đề ra quy chế xử phạt nghiêm minh khi có những vi phạm về quy chế hoạt động thẻ.

Hơn nữa, NHNN nên thường xuyên tổ chức các khoá học, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về thẻ để các NHTM có thêm hiểu biết và kinh nghiệm đảm bảo sự phát triển của dịch vụ thẻ. Ngoài ra, NHNN nên cho phép các NHTMVN được áp dụng linh hoạt các ưu đãi cho hoạt động dịch vụ thẻ để tăng tính cạnh của dịch vụ thẻ NH.

3.3.3.4. Thành lập trung tâm chuyển mạch và thanh toán thẻ liên Ngân hàng

Một thực tế hiện nay là các NH đều quản lý việc phát hành và thanh toán thẻ theo mạng riêng của mình. Mọi giao dịch đều phải chuyển toàn bộ tới trung tâm thanh toán thẻ quốc tế chờ xử lý. Do đó, NH không thể giảm mức phí và ưu đãi về lãi cho các ĐVCNT.

Giải pháp tối ưu để khắc phục hạn chế trên là việc hình thành lập một trung tâm chuyển mạch và thanh toán thẻ liên NH. Trung tâm này sẽ là đầu mối xử lý các

giao dịch cấp phép, thanh toán tra soát giao dịch thẻ của hệ thống NHTMVN, đảm bảo các loại thẻ do các NHTM khác nhau phát hành có thẻ được thanh toán tại bất kỳ máy ATM và ĐVCNT. Việc xử lý tập trung này sẽ góp phần làm giảm vốn đầu tư và chi phí hoạt động cho mỗi NH, tránh đầu tư chồng chéo, lãng phí đồng thời tạo thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ. Ngoài ra, trung tâm sẽ là trung gian thanh toán giữa các NHTM trong nước với các TCTQT. Do đó, các NH sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí truyền số liệu do cùng chia sẻ những đường truyền dữ liệu chung tới các TCTQT thay vì đường truyền riêng như hiện nay. Hơn nữa, qua trung tâm này, các thành viên sẽ có mối quan hệ chặt chẽ hơn trong mọi lĩnh vực: cập nhật nhanh nhất các thông tin về thẻ giả tránh thất thoát cho các thành viên, kết hợp cập nhật danh sách thẻ cấm lưu hành, thống nhất về đồng tiền thanh toán, phí, tỷ giá.

Việc BankNet( công ty chuyển mạch tài chính Quốc gia) đi vào hoạt động vào cuối tháng 7/2004 cùng với liên minh thẻ của Vietcombank và 11 ngân hàng TMCP sẽ đem lại cho khách hàng nhiều tiện ích khi sử dụng loại hình dịch vụ NH này bởi mạng lưới dịch vụ rộng khắp hơn, đa chức năng hơn, các NH sẽ ngày càng quan tâm và chăm sóc khách hàng tốt hơn, nhiều dịch vụ mới được ra đời. Tuy nhiên, dự án BankNet chưa nhận được sự hưởng ứng hoàn toàn của tất cả các NHTM. Vấn đề thành lập một trung tâm chuyển mạch và thanh toán thẻ liên NH là nhu cầu tất yếu để hệ thống NHTM có sự thống nhất và liên minh chặt chẽ cùng nhau đưa thị trường thẻ Việt Nam tiến lên tầm cao mới. Trong quá trình này, NHNN cần đóng vai trò ở tầm vĩ mô tích cực hơn nữa để tháo gỡ mọi tồn tại trong hệ thống NHTM mhằm tạo một môi trường thẻ phát triển lành mạnh, mang tính xã hội cao.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Sau khi phân tích về thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại NH TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Nghệ An trong chương 2 tác giả đã đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ thẻ tại Vietinbank Nghệ An trong thời gian tới ở chương 3. Thứ nhất là định hướng phát triển chung của Vietinbank Nghệ An trong thời gian tới nói chung và định hướng phát triển dịch vụ thẻ nói riêng. Từ đó đưa ra các giải pháp phát triển dịch vụ thẻ NH của Vietinbank Nghệ An như phát triển số lượng khách hàng và giảm bớt số lượng thẻ “non active”, phát triển mạng lưới ATM và đơn vị chấp nhận thẻ, bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ phát hành và thanh toán thẻ của ngân hàng, đẩy mạnh công tác marketing, quảng cáo, tuyên truyền về dịch vụ thẻ của Vietinbank, tăng cường đầu tư vào công nghệ thẻ, tăng cường quản trị rủi ro dịch vụ thẻ, và phát triển các mối quan hệ với các tổ chức kinh tế- tài chính tạo tiền đề cho việc phát triển dịch vụ thẻ. Đồng thời chương 3 cũng nêu lên một số kiến nghị với Trung Tâm thẻ NH TMCP Công Thương VN, cũng như với Chính phủ và NHNN nhằm đẩy mạnh hoạt động dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

KẾT LUẬN

Dịch vụ thẻ thanh toán ngày càng trở nên phổ biến, dần thay thế phương thức thanh toán sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Với nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế thì việc phát triển hình thức thanh toán thẻ là một tất yếu. Cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ sử dụng thẻ còn thấp nhưng tỷ lệ này ngày càng tăng lên một cách đáng kể. Dịch vụ thẻ không chỉ là sản phẩm phục vụ cho chiến lược hiện đại hóa dịch vụ ngân hàng của Vietinbank, mà còn là sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Vietinbank trong thời gian tới, khi chiến lược của hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam là sẽ tập trung khai thác thị trường bán lẻ. Vì vậy, phát triển dịch vụ thẻ là một định hướng đúng đắn của Vietinbank nói chung, Vietinbank Nghệ An nói riêng. Cho đến nay công tác phát hành và thanh toán thẻ tại Vietinbank Nghệ An đã được hơn 5 năm. Tuy thời gian chưa dài nhưng Vietinbank Nghệ An đã bước đầu khẳng định vị thế là một trong top 5 ngân hàng dẫn đầu thị trường này của Việt Nam.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát đề tài và phạm vi nghiên cứu luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Hệ thống những lý luận cơ bản về dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại - Phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng cung cấp dịch vụ thẻ tại Vietinbank từ khâu phát hành đến sử dụng, thanh toán. Từ đó rút ra kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của chúng.

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng, môi trường vận hành thị trường thẻ, luận văn xác định hướng phát triển dịch vụ thẻ của Vietinbank, từ đó luận văn đưa ra các giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Vietinbank Nghệ An.

- Cuối cùng, luận văn khẳng định: hoạt động dịch vụ thẻ của Vietinbank Nghệ An vẫn còn nhiều bất cập. Để khắc phục những vấn đề đó, đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực hơn nữa của toàn hệ thống thẻ Vietinbank cũng như sự quan tâm, hỗ trợ từ phía NHNN, Hiệp hội thẻ và Chính phủ.

Đề tài phát triển dịch vụ thẻ tuy không phải là đề tài mới song nó là vấn đề nóng của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp thẳng thắn, quý báu của các thầy cô giáo, các bạn đọc để bài luận văn được hoàn thiện tốt hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ - Ngân hàng và Thị trường Tài chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

2. Nhóm tác giả - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Lý thuyết Tài chính tiền tệ , NXB Kinh tế quốc dân.

3. Robert raymond (2002), Tiền tệ ngân hàng và tín dụng, NXB Thống kê 4. Hồ Diệu (2003), Tín dụng Ngân hàng, XNB Tài chính

5. Edward Reed & Edward Gill - Commercial Bank

6. Hoàng Thị Thu Hiền (2008), “Xu thế sử dụng và giải pháp phát triển thanh toán thẻ”, Tạp chí Khoa học đào tạo Ngân hàng, số 5/2008, tr 15-17, Hà Nội.

7. Hoàng Tuấn Linh (2008), “Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam”, luận án tiến sĩ Hà Nội

8. David Cox (2002), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Tài chính 9. Luật Các tổ chức tín dụng

10.Ngân hàng Công thương Việt Nam (2009), Quyết định số 053/QĐ-HĐQT- NHCT32 “Quy định nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ E-Partner, thanh toán thẻ Visa/Mastercard, thẻ ATM Banknetvn tại ATM”

11.Điều lệ Ngân hàng công thương Tỉnh Nghệ An

12.NH Công Thương Nghệ An (2009, 2010, 2011, 2012), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHCT Nghệ An, Báo cáo thường niên 2009-2012

13.NH Công Thương Nghệ An (2009, 2010, 2011, 2012), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ NHCT Nghệ An.

14.NHNN Tỉnh Nghệ An (2012), Báo cáo hoạt động thẻ các NHTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Nghệ An

15.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/05/2007 của Thống đốc NHNN về Ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng.

16.Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội 17.Thủ tướng Chính phủ, (2006), Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg về việc phê

duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam, Hà Nội.

18.TS.Phan thị Thu Hà (2003), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội

19.Tạp chí ngân hàng số 17 năm 2011, trang 31 20.Tạp chí Tài chính – tiền tệ các năm 2009 – 2012

21.Tạp chí Thời báo kinh tế các năm 2009 – 2012 và các thời báo khác 22. Website: www.vietinbank.vn, vnba.org.vn…

PHỤ LỤC

Các sản phẩm thẻ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

1. VietinBank® E-Partner 12 Con giáp®Khác lạ - Cá tính - Sành điệu

E-Partner 12 Con giáp là Thẻ E-Partner được thiết kế với 12 màu sắc sinh động, cùng với cách viết thư pháp sẽ đạt được sự phá cách trong trí tưởng tượng của mỗi người. Mặt trước của logo là 12 vòng tròn biểu trưng 12 màu tương ứng cho 12 con trong 1giáp. Chữ con giáp được lấy ý tưởng từ phông chữ thư pháp kết hợp với kết cầu vòng tròn tạo thành 01 logo mang tính thông nhất trên tất cả các mẫu thẻ.

2. VietinBank® E-Partner S-Card® Hòa cùng sức trẻ - Nâng tầm tương lai

E-Partner S-Card là thẻ ghi nợ với phí dịch vụ đặc biệt ưu đãi phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt dành cho các bạn HỌC SINH - SINH VIÊN - GIỚI TRẺ. Với E-Partner S- Card, VietinBank ước muốn cùng với các bạn trẻ xây đắp và nâng cánh cho mỗi khát vọng được bay cao, bay xa.

3. VietinBank® E-Partner C-Card® Công nghệ tiên tiến với những giá trị gia tăng vượt trội

E-Partner C-Card là thẻ GHI NỢ thông dụng đáp ứng cao nhu cầu của nhiều đối tượ ng

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thẻ tại nh tmcp công thương việt nam – cn nghệ an (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)