Đánh giá tổng quan về điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức đối với phát

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khối dịch vụ du lịch ở thị xã cửa lò giai đoạn 2011-2015 (Trang 94)

phát triển nhân lực khối dịch vụ du lịch thị xã Cửa Lò

3.1.2.1. Những điểm mạnh

- Tỷ lệ nhân lực được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn du lịch ngày càng tăng; chất lượng đào tạo được cải thiện thể hiện ở tỷ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm đúng chuyên ngành ngày một nhiều hơn.

- Mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch ở thị xã Cửa Lò đã được hình thành và từng bước phát triển với các cấp đào tạo từ sơ cấp đến đại học, bước đầu đáp ứng được nhu cầu nhân lực được đào tạo chuyên sâu về du lịch cho địa bàn tỉnh và một số địa phương lân cận.

- Có các cơ sở đào tạo chuyên về du lịch được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đồng bộ và hiện đại.

- Lao động quản lý tại các khách sạn lớn có trình độ cao và 1 số đã đạt chuẩn quốc tế.

- Các cơ quan, ban ngành và các đoàn thể xã hội từ tỉnh đến cơ sở luôn coi phát triển nhân lực du lịch là một trong những trọng tâm ưu tiên.

3.1.2.2. Những điểm yếu

Du lịch dịch vụ được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn của Thị xã Cửa Lò, nhưng nguồn nhân lực để thực thi nhiệm vụ đó phải nói rằng còn thiếu và yếu. Những người làm việc trong ngành du lịch dịch ở Cửa Lò phần lớn chưa được đào tạo chuyên sâu, thiếu thực tiễn và hiện chỉ có 30% nhân lực được đào tạo cơ bản. Cùng với đó sức ép và cơ hội để có những sản phẩm và điểm du lịch mới, ngành du lịch Cửa Lò còn cần rất nhiều nguồn nhân lực tại địa phương nhưng chưa thể đáp ứng được.

Thực trạng của nguồn nhân lực trong ngành du lịch dịch vụ Cửa Lò có lẽ còn cần báo động về chất lượng. Đây là thách thức lớn của ngành du lịch Cửa Lò trước “cuộc chiến” cạnh tranh thị phần. Nếu muốn tạo ra sản phẩm du lịch và dịch vụ có chất lượng mà không nghĩ đến đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì cũng rất khó khăn cạnh tranh với các điểm khu vực khác cùng vùng miền, chứ chưa nói đến yếu tố quốc tế.

Bên cạnh đó nhận thức, tư duy và hành động của nhân lực du lịch còn yếu, việc đầu tư cho đào tạo của người học chưa thực sự hướng đích nghề nghiệp mà vẫn còn nặng về bằng cấp. Một bộ phận người lao động có mức độ yêu nghề, gắn bó với nghề thấp, chỉ xem du lịch là một nghề tạm thời trong khi chờ đợi cơ hội tìm việc làm khác. Kỹ năng giao tiếp còn hạn chế, trình độ, năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp, Nga, Nhật...) của đa số lao động trong ngành du lịch ở Cửa Lò còn yếu. Chương trình đào tạo còn thiên về giảng dạy lý thuyết, cơ sở vật chất dành cho thực hành chưa đáp ứng được nhu cầu, nội dung chương trình đào tạo chưa thực sự gắn kết với thực tiễn. Lực lượng giáo viên, giảng viên cơ hữu quá mỏng, thiếu chuyên ngành và phương pháp giảng dạy; một bộ phận giáo viên còn yếu kém về ngoại ngữ và phương pháp sư phạm hiện đại. Chưa có định hướng, quy hoạch và điều chỉnh hợp lý việc hình thành và phát triển các cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành du lịch.

3.1.2.3. Những cơ hội

Có rất nhiều yếu tố có thể có sự ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau đến việc phát triển các loại hình dịch vụ du lịch. Riêng với Cửa Lò nhờ xác định sớm và đúng hướng về việc lấy việc phát triển làm mũi nhọn kinh tế của địa phương, chính quyền các cấp đã có rất nhiều chủ trương, chính sách giúp cho du lịch của Thị xã ngày càng phát triển, đặc biệt là về phát triển nguồn nhân lực. Những yếu tố, cơ hội đó được thể hiện cụ thể :

Một là, lãnh đạo các cấp đều thấy rõ vai trò của nhân lực là yếu tố then chốt quyết định chất lượng dịch vụ du lịch và quan tâm nhiều hơn đến phát triển nhân lực cho ngành.

Hai là, nguồn cung lao động dồi dào, lực lượng lao động đông đảo với độ tuổi nghề trẻ, cần cù, chịu khó, năng động, ham học hỏi, thông minh, khéo léo, ứng xử linh hoạt trước các biến động của thị trường và yêu cầu hội nhập.

Ba là, xu hướng phát triển của du lịch thị xã Cửa Lò là trở thành một trong những trung tâm du lịch biển của cả nước và khu vực đã thu hút một lượng lớn các nguồn đầu tư trong và ngoài nước vào du lịch. Những cơ sở kinh doanh du lịch này khi đi vào hoạt động có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.

Bốn là, kinh tế Cửa Lò tiếp tục tăng trưởng là tiền đề quan trọng để tỉnh có thể tiếp tục tăng nguồn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực cũng như tạo thêm được nhiều việc làm cho lao động.

Năm là, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và toàn diện, cơ hội hợp tác quốc tế và năng lực hội nhập của các cơ sở đào tạo du lịch cũng sẽ có điều kiện để nâng cao.

3.1.2.4. Những thách thức

Bên cạnh những thuận lợi đã nêu ở trên thì ngành du lịch Cửa Lò đang gặp những thách thức:

Một là, hiện tượng cạnh tranh giành giật nhân lực khi có khu du lịch mới, sản phẩm mới, thị trường mới.

Hai là, nguy cơ chuyển nghề, chuyển khỏi ngành du lịch có xu hướng tăng trong một bộ phận người lao động trong ngành.

Ba là, sự thiếu hụt giáo viên, giảng viên giỏi vừa có trình độ chuyên môn vừa có kinh nghiệm thực tiễn và phương pháp giảng dạy hiện đại, cũng như sự thiếu thốn về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ giảng dạy (đặc biệt là cơ sở thực hành) tiếp tục là một thách thức lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trong các cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành du lịch.

Bốn là, những xu hướng du lịch mới, du lịch ra nước ngoài tăng lên đòi hỏi hệ thống đào tạo du lịch phải thích ứng và đáp ứng nhân lực trong ngắn hạn là rất khó khăn.

Năm là, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập toàn cầu và quốc tế hoá đã tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch Cửa Lò phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, song cũng vì thế mà phải chấp nhận cạnh tranh, theo đó tất yếu sẽ đòi hỏi nguồn nhân lực cũng phải đáp ứng theo chuẩn quốc tế, đây thực sự là một thách thức không dễ vượt qua. 3.1.3. Dự báo cung – cầu nguồn nhân lực khối dịch vụ du lịch thị xã Cửa Lò

3.1.3.1. Dự báo cung nhân lực du lịch đã qua đào tạo

Để dự báo nguồn cung nhân lực đã qua đào tạo của các Trường và tổ chức đào tạo nghiệp vụ du lịch ở thị xã Cửa Lò từ năm 2013 đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, tác giả đã trực tiếp phỏng vấn điều tra tại cơ sở sau đó tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Theo số liệu tổng hợp được cho thấy đến năm 2015, các cơ sở đào tạo trên địa bàn thị xã sẽ cung cấp khoảng 7886 lao động ở các trình độ từ sơ cấp đến đại học, trong đó sau đại học khoảng 112 người, gần 2135 lao động ở trình độ đại học, 2524 lao động trình độ cao đẳng, gần 2705 lao động trình độ trung cấp và đào tạo ngắn hạn. Đến năm 2020, số lao động đã qua đào tạo mà các cơ sở đào tạo có khả năng cung ứng cho ngành du lịch tăng lên 13715 người, trong đó có 165 người có trình độ sau đại học, 3872 lao động có trình độ đại học, lao động có trình độ cao đẳng là 4377 người, trình độ trung cấp là 4515 người và khoảng 786 lao động được đào tạo ngắn hạn dưới 3 tháng (bảng 3.2).

Như vậy, trong giai đoạn 2013-2015 có tính đến 2020 bình quân hàng năm các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn thị xã Cửa Lò cung cấp khoảng trên 1200 lao động đã qua đào tạo cho tỉnh Nghệ An và một số địa phương khác.

Ngoài ra, bên cạnh việc sử dụng lao động đã qua đào tạo do các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh cung cấp, ngành du lịch thị xã Cửa Lò còn thu hút và sử dụng lao động được đào tạo ở các địa phương khác nhau như TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Đà Nẵng, Huế…

Bảng 3.2: Dự báo cung nhân lực du lịch đã qua đào tạo thị xã Cửa Lò giai đoạn 2013-2020

Trình độ đào tạo 2013 2014 2015 2020

Sau đại học 52 83 112 165

Đại học 1498 1680 2135 3872

Cao đẳng 1854 2104 2524 4377

Trung cấp và tương đương 1.585 2276 2705 4515 Đào tạo ngắn hạn (<3 tháng) 362 450 410 786

Tổng 5351 6593 7886 13715

( Nguồn : Tính toán tổng hợp từ số liệu các trường đào tạo nghề du lịch ở Cửa Lò của tác giả) 3.1.3.2. Dự báo nhu cầu nhân lực khối dịch vụ ngành du lịch Cửa Lò

Đối với lao động thuộc khối sản xuất kinh doanh phương pháp dự báo nhu cầu lao động sẽ sử dụng là phương pháp hệ số co dãn việc làm. Việc dự báo nhu cầu nhân lực ngành du lịch theo chuyên môn và trình độ đào tạo sẽ được thực hiện dựa trên hai nguồn thông tin chính: tổng nhu cầu nhân lực ngành du lịch được tính ở bước 3 và cơ cấu lao động của ngành từ kết quả khảo sát điều tra. Kết quả dự báo nhu cầu nhân lực khối dịch vụ du lịch của thị xã Cửa Lò giai đoạn 2012-2020 thể hiện ở bảng 3.3

Theo đó, đến năm 2020 nhu cầu lao động cho khối này tăng gấp 2,3 lần so với năm 2012. Nhu cầu này được tăng lên cụ thể ở các tiêu chí về chuyên môn nghiệp vụ (cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng, nhân viên kinh doanh/thị trường, nhân viên kỹ thuật…). Thêm nữa, đến năm 2020 nhu cầu lao động trong khối kinh doanh có trình độ đào tạo Sau đại học, đại học và cao đẳng là 5212 người chiếm trên 61,73% tổng số lao động khối sản xuất kinh doanh ngành du lịch Cửa Lò.

Bảng 3.3: Dự báo nhu cầu nhân lực khối dịch vụ du lịch Cửa Lò giai đoạn 2013-2020

ĐVT : Người

Chỉ tiêu Năm2013 Năm 2014 Năm2015 Năm 2020

Tổng số lao động: 7028 8515 9.936 15.178

+ Hợp đồng ngắn hạn 2.124 2851 3.480 5617

+ Hợp đồng dài hạn 4.904 5664 6456 9.561

Phân theo trình độ:

Chưa qua đào tạo 1677 1922 2050 1463

Đã qua đào tạo 5351 6593 7886 13715

Phân theo chuyên môn:

+ Cán bộ quản lý 490 560 597 693

+ Nhân viên văn phòng 840 1192 1255 1545

+ Nhân viên kinh doanh/thị trường 300 388 475 920

+ Nhân viên kỹ thuật 176 259 297 405

+ Nhân viên Kế toán 264 345 385 360

+ Nhân viên phục vụ buồng 1276 1500 1834 3.062

+ Nhân viên lễ tân 417 527 600 1.350

+ Hướng dẫn viên du lịch 138 170 202 355

+ Thông dịch viên 58 86 99 260

+ Nhân viên massage, vật lý trị liệu 650 725 854 1.275 + Nhân viên phục vụ ăn uống, nhà hàng 2.180 2.577 2926 4.222

+ Tài xế 50 96 128 201

+ Lao động khác 189 250 284 530

(Nguồn : Tính toán và tổng hợp của tác giả) 3.1.3.3. Cân đối cung - cầu nhân lực khối dịch vụ du lịch Cửa Lò

Về cân đối cung- cầu nhân lực khối dịch vụ du lịch ở thị xã Cửa Lò chúng ta thấy rằng, hiện nay mặc dù năng lực đào tạo của các cơ sở trên địa bàn TX Cửa Lò tăng lên nhưng lượng lao động được đào tạo này sẽ phân tán đi các địa phương trong cả nước để làm việc. Ngược lại, một lực lượng lao động đang làm việc trong ngành du lịch của thị xã lại được đào tạo từ các địa phương khác ( Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh…). Mặt khác, số lao động được đào tạo và làm việc đúng chuyên

ngành hiện nay vẫn còn thấp. Vì thế, trình trạng mất cân đối trong cung - cầu nhân lực vẫn có thể xảy ra ngay trong lĩnh vực du lịch. Đây được xem là một vấn đề rất đáng được quan tâm của các cơ quan quản lý ngành cũng như các cơ sở đào tạo và sử dụng lao động ở Cửa Lò trong thời gian tới.

Bảng 3.4: Cân đối cung cầu lao động khối dịch vụ du lịch Cửa Lò giai đoạn 2013-2020

Chỉ tiêu Đơn vị 2013 2014 2015 2016-2020 I. Cung lao động theo trình độ đào tạo Người 1.485 1813 2835 8443 + Đào tạo ngắn hạn (< 3 tháng) Người 268 350 487 886 + Trung cấp và tương đương Người 434 540 776 1.945

+ Đại học, cao đẳng Người 741 868 1504 5394

+ Sau đại học Người 42 55 68 218

II. Mức tăng cầu lao động qua đào tạo Người 816 898 990 4883 + Đào tạo ngắn hạn (< 3 tháng) Người 199 219 241 1.817

+Trung cấp và tương đương Người 225 248 273 140

+ Đại học, cao đẳng Người 301 330 364 2.737

+ Sau đại học Người 91 101 112 189

(Nguồn : Tính toán và tổng hợp của tác giả)

3.1.4. Quan điểm và mục tiêu phát triển nhân lực khối dịch vụ Du lịch Cửa Lò đến năm 2020 năm 2020

3.1.4.1. Quan điểm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khối dịch vụ du lịch thị xã Cửa Lò

Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được các cấp, các ngành ở thị xã Cửa Lò chú trọng. Với định hướng phát triển chủ đạo ngành du lịch dịch vụ như hiện nay (chiếm tỷ trọng 60 – 65% trong cơ cấu phát triển kinh tế), việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn lực (quản lý điều hành cũng như phục vụ) dịch vụ du lịch là rất cần thiết. Hiện Cửa Lò đang có nhiều lợi thế để thực hiện khâu đột phá này khi cận kề TP.Vinh, một trung tâm đào tạo lớn ở Bắc Trung bộ và đang được quy hoạch trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của Bắc Trung bộ. Mặt khác, Cửa Lò đã có một hệ thống đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, liên thông từ trung cấp đến sau đại học và trong thời gian tới sẽ là nơi tập trung các trường đại học, cao đẳng dạy nghề, các viện nghiên cứu tầm cỡ vùng và khu vực. Tiếp tục hình thành các hành lang kinh tế, các

cực tăng trưởng, các phân khu chức năng làm nền tảng cho phát triển các ngành dịch vụ (khu, cụm công nghiệp ở Nghi Thu; trung tâm nghiên cứu khoa học ở Nghi Hải; khu các trường đại học và cao đẳng, khu thương mại du lịch cao cấp tại Nghi Hương, Nghi Thu; khu nghỉ dưỡng, du lịch tại Thu Thủy, các khu vui chơi, giải trí cao cấp ở đảo Ngư, đảo Lan Châu, khu vực Cửa Hội…). Tiếp tục xây dựng con người, xây dựng nhiều nhà hàng, cơ quan, trường học, ngõ phố văn minh tạo thành những điểm nhấn đối với từng lĩnh vực dịch vụ.

Xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ phát triển của ngành du lịch Cửa Lò trong tình hình mới, phát triển nhân lực khối dịch vụ du lịch Cửa Lò cần dựa trên các quan điểm sau:

- Nâng cao cạnh tranh của du lịch Cửa Lò với các vùng du lịch biển khác trong nước thì cần thiết phải nâng cao trình độ phát triển nhân lực du lịch.

- Gắn kết thị trường lao động du lịch Cửa Lò với trong tỉnh cũng như với thị trường lao động du lịch quốc gia.

- Hình thành nhân lực ngành du lịch đủ số lượng, có chất lượng, cũng như năng lực nhanh chóng thích ứng với nhu cầu phát triển du lịch trong nước. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển đào tạo nhân lực du lịch dựa trên cơ cấu ngành nghề đa dạng, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo tồn văn hóa của các địa phương.

- Chú trọng gắn kết nhiều giữa hoạt động đào tạo và sử dụng nhân lực trong ngành. Phải thống nhất quan điểm dựa trên nguyên tắc quy mô, chất lượng đào tạo nhân lực ngành du lịch phải do yêu cầu phát triển ngành du lịch quyết định (gắn đào tạo với nhu cầu xã hội). Coi trọng đào tạo nghề, quan tâm hơn đến đào tạo truyền

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khối dịch vụ du lịch ở thị xã cửa lò giai đoạn 2011-2015 (Trang 94)