Năm thành lập

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khối dịch vụ du lịch ở thị xã cửa lò giai đoạn 2011-2015 (Trang 42)

đặc biệt trong giai đoạn 2005 đến 2012 đạt 18 -25%. Riêng trong năm 2012 tổng giá trị sản xuất toàn Thị xã đạt trên 3.877 tỷ đồng, tăng 10,4% so với năm 2011. Trong đó doanh thu từ du lịch đạt 1.120 tỷ đồng tăng 10% so với năm 2011.

Cùng với việc phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ trong những năm qua kinh tế của thị xã Cửa Lò đã có những bước chuyển biến tích cực, đạt được những quan trọng về nhiều mặt. Mức đầu tư hạ tầng cơ sở được nâng cao, hệ thống giao thông, thủy lợi, các trường học, bệnh viện, công trình văn hóa, công viên…được củng cố, hệ thống nhà hàng, khách sạn, ngân hàng...không ngừng phát triển, thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.

Bảng 2.1: Chỉ tiêu kinh tế thị xã Cửa Lò giai đoạn 2006 - 2012

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010 Năm 2012 Tổng giá trị sản xuất 8.254 1.118 1.589 3.877,3

Dịch vụ 363 510 768 1.781

Công nghiệp - xây dựng 378 536 746,5 1.838

Nông lâm thủy sản 58 72 74,5 257,6

Tổng thu ngân sách 98,637 113,263 225,884 150,05

Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế thị xã Cửa Lò giai đoạn 2006 - 2012 Cơ cấu kinh tế Tỷ trọng

(%) Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010 Năm 2012

Nông - lâm - ngư % 10,4 8,2 6,5 6,17

Công nghiệp - XD % 33,1 35,2 32,5 32,04

Dịch vụ % 56,5 56,6 61,0 61,79

(Nguồn : Phòng Kinh tế thị xã Cửa Lò)

Như vậy, qua bảng 2.1 và 2.2 ta thấy, giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2012, thị xã Cửa Lò được xác định là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tăng dần tỷ trọng công nghiệp và xây dựng dịch vụ, đầu tư có trọng điểm, từng bước phát huy lợi thế, tiềm năng hiện có trên địa bàn, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế của thị xã phát triển.

b) Cơ sở hạ tầng - kỹ thuật

Hệ thống giao thông:

- Có hệ thống giao thông nội, ngoại thị liên hoàn, thông suốt với hệ thống đường bộ của Tỉnh và của cả nước. Toàn thị xã có 124 km đường bộ trong đó 99,7 km đường nhựa bê tông hóa. Các tuyến đường chính nối với Cửa Lò như: Cửa Lò - Nam Cấm nối với quốc lộ 1A, Cửa Lò - Quán Hành - Vinh - Cửa Hội nối với thành phố Vinh.

- Hệ thống các tuyến đường liên khối, các khu phố, các xóm đã được nhựa hóa đảm bảo cho phát triển du lịch, cảnh quan sạch đẹp, hầu hết các tuyến đường có chiều rộng từ 6 - 8m. Những năm qua, Thị xã Cửa Lò đã xây dựng nhiều công trình có quy mô lớn như: đường Bình Minh, đại lộ Nguyễn Sinh Cung, đường số 9, đường Hoàng Hoa Thám, đường ven biển Cửa Lò...

- Đường hàng không: Cửa Lò cách sân bay Vinh 10km, hiện tại sân bay Vinh đang khai thác và mở rộng các tuyến bay: Vinh - Thành phố Hồ Chí Minh; Vinh- Đà Nẵng; Vinh- Hà Nội và Vinh- Buôn Mê Thuột, Vinh – Viêng Chăn.

- Đường sắt: Cửa Lò cách ga Vinh 18km, rất thuận tiện cho khách du lịch bằng tàu hỏa.

- Đường thủy: Là một đô thị biển - cửa ngõ của Tỉnh Nghệ An để giao lưu với các nước và có hai tuyến sông lớn nằm hai đầu là sông Lam và sông Cấm, với ba mặt

là biển và sông, tạo thuận lợi cho vận chuyển đường thủy. Cảng quốc tế Cửa Lò có công suất thiết kế 2,5 triệu tấn/năm, có 4 cầu cảng với tổng chiều dài trên 400m có thể đón tàu 1-2 vạn tấn ra vào an toàn.

- Cửa Hội là cảng cá lớn của vùng Bắc Trung Bộ có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, có thể đón tàu có trọng tải từ 600 - 1000 tấn

- Hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc, ngân hàng đảm bảo và phát triển.

c) Nguồn nhân lực của địa phương

Do đặc điểm địa lý, vùng đất Cửa Lò hiện tại được tạo nên do hiện tượng biển lùi nên đây không phải là vùng đất cổ. Vì vậy, cư dân sinh sống trên địa bàn này phần lớn là dân nhiều nơi chuyển đến. Con người vùng Cửa Lò sống rất mực chân thực, giản dị, cần cù, nhẫn nại, tiết kiệm, cương trực, khảng khái, giàu lòng thương người và có đức hy sinh vì nghĩa lớn.

Ngày nay, người Cửa Lò đã có mặt ở các vùng miền trên cả nước và nước ngoài. Suốt quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế trong quá khứ cũng như hiện tại, chắc chắn sẽ tạo nên cơ hội quý để người Cửa Lò tự tin hướng tới tương lai.

Tất cả các điều kiện kinh tế - xã hội trên chính là những nguồn lực mạnh mẽ để có những bước tiến vững vàng trên con đường phát triển hôm nay và ngày mai: “Xây dựng Thị xã Cửa Lò thành một trung tâm kinh tế và quốc phòng của Tỉnh; một đô thị du lịch biển và nghỉ mát hiện đại, có ý nghĩa khu vực quốc gia và quốc tế. Đồng thời khai thác triệt để các tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế cảng, dịch vụ, giao thông vận tải, quá cảnh, nông nghiệp, ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp”.

2.1.1.3. Tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch biển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Yếu tố tự nhiên:

 Địa lý, địa hình:

Với chiều dài trên 10km, được bao bọc hai đầu bởi hai con sông, có độ dốc thoai thoải, nước trong xanh, độ mặn thích hợp (từ 3,4 - 3,5%), sóng có nhiều cung độ rất lý tưởng cho tắm biển. Bãi tắm Cửa Lò được chia thành ba bãi nhỏ: bãi tắm Lan Châu (ở phía Bắc), bãi tắm Xuân hương (ở giữa), và bãi tắm

Song Ngư (ở phía Nam). Hiện nay khu vực khai thác du lịch chủ yếu ở bãi tắm Xuân Hương. Phía bắc có núi Rồng Nghi Thiết kéo dài đến tận Hòn Lô, phía đông có đảo Ngư, đảo Mắt, đảo Lan Châu.

Đảo Lan Châu, tiếng địa phương còn gọi là Rú Cóc, vì đảo có dáng như một con cóc khổng lồ đang vươn mình ra biển khơi. Dưới chân núi về phía Đông Nam có nhiều tảng đá lớn, hình thù kì lạ, có tảng trông tựa hình người ngồi, có tảng được gọi là ông Đùng, có tảng được gọi là thần hình Thiết Hán. Đảo Lan Châu chia bãi tắm Cửa Lò thành hai khu riêng biệt. Về phía Đông nam, cách bờ biển 4km là đảo Song Ngư như hai con cá khổng lồ che chắn bão to, gió lớn cho Cửa Hội. Đảo gồm hai hòn lớn nhỏ: hòn lớn cao 133m, hòn nhỏ cao 88m. Xa xa ngoài khơi chừng 20km là núi Quỳnh Nhai gồm hòn lớn và hòn con nối với nhau từ đất liền nhìn ra trông như cặp mắt, dân gian quen gọi là Đảo Mắt, cao 218m, biển sâu 24m. Phía Đông Nam Đảo Mắt có một cụm đá lô nhô, chất chồng tạo nên những hang động kỳ thú gọi là động tiên. Đảo mắt là vị trí quan trọng để bảo vệ sự bình yên cho đất nước, là một hòn đảo có ý nghĩa về mặt quân sự. Trên đảo có rừng xanh với những loài chim biển, khỉ, dê, lợn rừng…là tiềm năng du lịch sinh thái đa dạng thu hút du khách.

Hiện nay, khu vực khai thác du lịch chủ yếu ở Bãi tắm Xuân Hương. Vì vậy tiềm năng bãi biển Cửa Lò còn rất lớn. Trong tương lai, hai bãi tắm còn lại sẽ được đầu tư xây dựng các du án du lịch cao cấp như: khu resort, thể thao nước, Công viên thế giới tuổi thơ, Khu liên hiệp du lịch-thương mại-thể thao, Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam, Bảo tàng hải dương học... Khi các dự án này đi vào hoạt động sẽ đưa du lịch Cửa Lò hoạt động quanh năm, tăng thêm thu nhập, giải quyết nhiều việc làm cho người dân địa phương. Khu du lịch sinh thái Cửa Hội Khu du lịch sinh thái Cửa Hội được thành lập năm 2000 trên diện tích 5ha, nằm ẩn mình dưới rừng phi lao xanh mát. Khu du lịch sinh thái có dịch vụ ăn uống hải sản biển, nghỉ nhà sàn riêng biệt, câu cá hồ nước ngọt, tắm biển...Đây là địa điểm nghỉ mát lý tưởng cho những ai muốn thoát khỏi không khí ồn ào, náo nhiệt của chốn thị thành. Tương lai không xa, khu du lịch sinh thái Cửa Hội được quy hoạch nằm trong phần đất của dự án Làng du lịch văn hoá các dân tộc Việt Nam tại Cửa Lò. Khi dự án này đi vào hoạt động sẽ góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá xứ Nghệ, kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tạo nên một điểm nhấn quan trọng cho du lịch Cửa Lò.

 Khí hậu:

Thị xã Cửa Lò có khí hậu nhiệt đới gió mùa và mang những đặc điểm của khí hậu miền Trung. Vì nằm sát bờ biển nên thị xã trực tiếp chịu ảnh hưởng yếu tố gió bão và khí hậu hải dương. Biên độ nhiệt giữa các mùa trong năm lớn, chế độ mưa tập trung trùng với mùa bão, mùa nắng nóng chịu ảnh hưởng của các đợt gió lào khô nóng.

Có hai mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 5 - 9, nhiệt độ trung bình 23,90C, tháng nóng nhất là tháng 7 dưới 39,40C. Mùa lạnh từ tháng 10 - 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 19,90C; thấp tuyệt đối 6,20C. Số giờ nắng trung bình năm là 1637 giờ. Với đặc điểm khí hậu, thời tiết này, hoạt động du lịch biển ở Cửa Lò mang tính thời vụ cao, thời gian hoạt đông kinh doanh dịch vụ du lịch chủ yếu tập trung vào ba tháng mùa hè và rất thích hợp với các loại hình du lịch biển. Tuy nhiên, những tháng còn lại trong năm thì kinh doanh du lịch biển không có hiệu quả, còn nhiều hạn chế. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng sâu sắc nhất đến tính mùa vụ của du lịch biển Cửa Lò, gây khó khăn cho việc phát triển du lịch biển.

 Yếu tố xã hội : - Lễ hội, truyền thống:

Ở thị xã cửa Lò, hằng năm, cứ đến vụ cá nam, ngư dân ở đây lại làm lễ cầu yên: Cầu cho trời yên, biển lặng, tôm cá đầy khoang. Dần dần từ một lễ cầu yên theo thông lệ đã phát triển thành lễ hội sông nước quy mô lớn trong vùng. Khi du lịch phát triển, Lễ hội sông nước Cửa Lò còn kết hợp khai trương mùa hè du lịch hằng năm của thị xã du lịch biển. Trong lễ hội này có các hoạt động: trưng bày ảnh các di tích lịch sử, thắng cảnh của Cửa Lò và Nghệ An; tổ chức thi văn hóa ẩm thực, thi đầu bếp, lễ tân giỏi và thi nét đẹp duyên dáng các thiếu nữ trong vùng. Lễ hội sông nước Cửa Lò ngày càng được giữ gìn và phát triển thành một lễ hội có quy mô lớn thu hút nhiều du khách tham quan. Lễ hội sông nước là một nét văn hóa đặc trưng và mang tính truyền thống ở thị xã biển Cửa Lò và là yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển du lịch biển. Đây cũng được xem là một loại hình dịch vụ tổng hợp, khách đến biển không chỉ được nghỉ ngơi, tắm biển mà còn được tham gia vào các lễ hội truyền thống từ xưa đến nay được hình thành trên bờ biển.

- Nghệ thuật ẩm thực: Đến với thị xã biển Cửa lò, du khách được thưởng thức những món ăn hải sản ngon và hấp dẫn được chế biển tại chỗ. Chính nghệ thuật ẩm thực cũng là một yếu tố tạo nên nét riêng và thu hút khách du lịch đến với Cửa Lò.

- Đời sống cư dân ven biển: Đây là yếu tố văn hóa tác động trực tiếp đến phát triển du lịch biển. Người dân Cửa Lò hiền hòa, mến khách, đặc biệt là đời sống lao

động của ngư dân ven biển gắn với những lễ hội của chính người dân nơi đây, tạo cho du khách một không gian hòa nhập, giải trí thật sự.

 Các công trình:

Quảng trường Trung tâm Thị xã và tượng đài văn hóa bên bãi biển Cửa Lò: Công trình này nằm ngay trung tâm thị xã và nằm sát bãi biển, phục vụ chuyến tham quan của du khách biển. Đây là nơi tổ chức lễ hội du lịch Cửa Lò hàng năm, tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ.

 Làng nghề:

Đã từ hàng ngàn năm bám trụ với biển, sống chết với biển, người dân Cửa Lò không chỉ vào lộng ra khơi mà còn làm nhiều nghề khác để phục vụ cho những chuyến đi biển. Đó là nghề đóng thuyền, nghề đan, nghề chế biến hải sản... và những làng nghề đã hình thành với những bí quyết cùng với những sinh hoạt văn hóa dân gian, phong tục tập quán riêng có, đặc sắc.

Bên cạnh những yếu tố tự nhiên đặc trưng cho sự phát triển du lịch biển của Thị xã, còn phải kể đến nơi đây những danh lam thắng cảnh như: Đảo Ngư, Đảo Mắt, Đảo Lan Châu, Khu du lịch sinh thái Cửa Hội… Tất cả góp phần không nhỏ cho sự phát triển loại hình tổng hợp du lịch Thị xã biển.

2.1.2. Hoạt động du lịch biển tại Thị xã Cửa Lò

Du lịch biển là ngành dịch vụ tổng hợp, cùng với du lịch có chung mục đích là phục vụ nhu cầu của du khách, hoạt động kinh doanh với mục đích là thu lợi nhuận. Chính vì thế cần chú trọng tới các sản phẩm du lịch hay còn gọi là dịch vụ du lịch.

Dịch vụ du lịch bao gồm các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách. Cũng như các ngành kinh doanh dịch vụ khác, sản phẩm của du lịch là sản phẩm đặc biệt, vừa bao gồm các sản phẩm có tính chất vô hình, không định lượng được (chiếm 80- 90% giá trị sản phẩm du lịch); vừa bao gồm các sản phẩm hiện vật, hữu hình như các sản phẩm thông thường khác.

Ở thị xã Cửa Lò, hoạt động du lịch biển diễn ra rất phong phú và ấn tượng, thu hút đông lượng khách tham quan, nghỉ dưỡng. Đạt được điều này là nhờ những năm gần đây các dịch vụ du lịch ở đây phát triển nhanh, mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Hiện nay, dịch vụ du lịch chiếm 63,7% trong cơ cấu kinh tế của Thị xã Cửa Lò.

2.1.2.1. Những dịch vụ du lịch ở thị xã Cửa Lò

Nhận thức đúng vị trí, vai trò ngành du lịch trong xây dựng, phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập kinh tế thế giới, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001) khẳng định: “Phát triển du lịch, dịch vụ thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch khu vực”. Quán triệt quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, những năm qua việc đầu tư phát triển ngành du lịch ở Cửa Lò không ngừng được tăng cường, nhất là việc tập trung đầu tư để khôi phục, tôn tạo nâng cấp, mở rộng tài nguyên du lịch; xây dựng mới kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch; đặc biệt là tăng nhanh các loại hình dịch vụ du lịch truyền thống như lưu trú, ăn uống, bán hàng và mở rộng các loại hình dịch vụ mới như vận chuyển khách bằng xe điện, xe xích lô, các loại hình giải trí mới… nhằm đáp ứng việc phục vụ số lượng lớn du khách về với Cửa Lò hàng năm

Theo số liệu thống kê của thị xã Cửa Lò, tính đến 31/12/2012 trên địa bàn thị xã Cửa Lò có 704 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Dịch vụ du lịch ở thị xã Cửa Lò bao gồm những nhóm cơ bản sau:

a) Dịch vụ ẩm thực

Ở Cửa Lò, hệ thống nhà hàng khá phát triển, đa dạng và phong phú. Đến nay, tại trung tâm du lịch thị xã Cửa Lò có khoảng 450 cơ sở kinh doanh ăn uống, trong đó có 79 nhà hàng kiên cố được xây dựng dọc theo bãi tắm Thu Thủy và Nghi Thu và

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khối dịch vụ du lịch ở thị xã cửa lò giai đoạn 2011-2015 (Trang 42)