Xu hướng phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch đến năm 2020

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khối dịch vụ du lịch ở thị xã cửa lò giai đoạn 2011-2015 (Trang 30)

1.2.5.1. Xu hướng phát triển du lịch trên thế giới

Sự hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ của nền kinh tế thế giới đã tác động đến xu hướng phát triển của ngành du lịch.

- Xu hướng thứ nhất: Du lịch thế giới đã và đang phát triển mạnh bởi vì kinh tế thế giới ngày càng phát triển, thu nhập người dân được nâng cao dẫn đến sự thay đổi

cơ cấu tiêu dùng theo hướng tăng tỷ lệ chi tiêu cho các nhu cầu xa xỉ trong đó có du lịch. Mặt khác, với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự tiến bộ của xã hội, thời gian nghỉ phép, nghỉ lễ của người dân tăng lên tạo điều kiện thuận lợi để đi du lịch. Xu thế toàn cầu hóa cũng đã tác động tích cực đến phát triển du lịch, thủ tục xuất nhập cảnh giữa các nước ngày càng thuận tiện, nhiều nước đã ký kết các hiệp định bãi bỏ thị thực nhập cảnh, đồng thời nhu cầu hội họp quốc tế, giao lưu thương mại giữa các nước ngày càng phát triển dẫn đến số khách du lịch công vụ ngày càng tăng.

Tại các nước đang phát triển và các nước nghèo, các hoạt động du lịch vì người nghèo đang được phát triển tới cả vùng sâu vùng xa với sự nổ lực của Chỉnh phủ cùng sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ. Theo Tổ chức Du lịch thế giới, du lịch đang trở thành một trong những công cụ có hiệu quả nhất trong cuộc đấu tranh chống nghèo đói trên thế giới, do tiềm năng tạo ra nhiều việc làm mới và nhiều việc làm nhất trên thế giới (với 235 triệu việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp năm 2011); tại 83% nước trên thế giới, du lịch là 1 trong 5 nguồn thu ngoại tệ lớn nhất, riêng tại các nước vùng Caribe, 50% GDP là từ du lịch.

Năm 2011, lượng khách du lịch trên toàn thế giới đạt 983 triệu, tăng 4,6% so với năm 2010, doanh thu du lịch năm 2011 đạt 1.030 tỷ USD so với mức 927 tỷ USD của năm 2010. Dự báo của UNWTO, đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng trung bình của du lịch thế giới là 3,8% và lượng khách du lịch quốc tế sẽ đạt 1,38 tỷ lượt người.

- Xu hướng thứ hai: Có sự thay đổi về hướng và phân bố luồng khách du lịch quốc tế. Trước đây, khách du lịch chủ yếu đến nghỉ dưỡng tại các nước phát triển thuộc khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây luồng khách du lịch trên toàn cầu đang có xu hướng thay đổi cơ bản, chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Trong năm 2011, Đông Á - Thái Bình Dương đã vượt Châu Mỹ trở thành khu vực đứng thứ 2 thế giới sau Châu Âu về đón khách du lịch quốc tế với 22% thị phần. Trong đó, du lịch các nước Đông Nam Á giữ vai trò quan trọng trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, hiện chiếm gần 36% lượng khách và 28% thu nhập du lịch toàn khu vực. Theo dự báo của tổ chức du lịch Thế giới, đến năm 2020 Đông Nam Á đón 123 triệu du khách quốc tế, với mức tăng

trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2020 là 5,8%, cao hơn mức bình quân thế giới.

- Xu hướng thứ ba: Cơ cấu chi tiêu của khách thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng chi tiêu của khách dành cho các dịch vụ cơ bản (lưu trú, ăn uống, vận chuyển),

tăng tỷ trọng chi tiêu mua sắm và các dịch vụ du lịch bổ sung (chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp, hội thảo, tham quan, giải trí...)

- Xu hướng thứ tư: Thay đổi về hình thức tổ chức chuyến đi của du khách. Thông thường khách du lịch có thể lựa chọn một số hình thức tổ chức chuyến đi du lịch như tự mình tổ chức chuyến đi, đi theo tour trọn gói hoặc tour mở do các công ty lữ hành cung cấp. Xu hướng chung hiện nay là tỷ lệ khách đi theo tour trọn gói giảm, khách tự tổ chức chuyến đi và đi theo tour mở ngày càng tăng lên. Sự thay đổi đó là do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại và sự phát triển toàn cầu hoá nền kinh tế, đã làm cho xã hội loài người không ngừng tiến vào thời đại tiêu dùng, đồng thời cá tính trong tiêu dùng cũng phát triển theo, du lịch theo đó sẽ phát triển rất nhanh sự cá tính hoá, một là khách đi du lịch tản mạn, đi lẻ tăng nhiều hơn so với khách đi theo đoàn. Hai là các đoàn du lịch ngày càng phát triển mô hình các đoàn du lịch nhỏ, lấy gia đình làm hạt nhân. Ba là sự phát triển nhanh chóng của du lịch tự phục vụ - du khách tự chọn địa điểm du lịch, sắp xếp lộ trình du lịch và thời gian du lịch.

- Xu hướng thứ năm: Sự gia tăng các điểm đến du lịch trong một chuyến đi du lịch. Trong những năm gần đây, khách du lịch có xu hướng đi đến nhiều nước, nhiều lãnh thổ hoặc nhiều điểm du lịch trong một chuyến đi nhờ sự thuận lợi của giao thông và sự liên kết du lịch giữa các nước, các điểm du lịch...

- Xu hướng thứ sáu: Đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Với sự thay đổi của quan điểm giá trị, sự tăng trưởng dân số toàn cầu, sự phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao dẫn đến nhu cầu du lịch của con người ngày càng đa dạng, nhu cầu du lịch truyền thống như du lịch tập thể, du lịch văn hoá, du lịch nghỉ ngơi không ngừng được phát triển và mở rộng. Đồng thời, những nhu cầu du lịch mới nổi lên như du lịch sinh thái, du lịch sức khoẻ, du lịch chữa bệnh, du lịch triển lãm thương mại hoặc nhu cầu du lịch theo chuyên đề như du lịch nông nghiệp, du lịch thám hiểm, du lịch khoa học, du lịch học tập…sẽ ngày càng chiếm vị thế nhanh chóng của nhu cầu du lịch thế kỷ XXI. Để làm hài lòng những yêu cầu đa dạng đó của du khách, sản phẩm du lịch sẽ phải đa dạng hóa về hình thức và nội dung.

- Xu hướng thứ bảy: Đẩy mạnh quá trình khu vực hóa, quốc tế hóa. Với xu hướng toàn cầu hóa, sự liên kết hoạt động giữa các quốc gia, các khu vực trên toàn thế giới ngày càng được mở rộng. Hiện nay, trên thế giới ngoài tổ chức UNWTO, còn có nhiều tổ chức du lịch khu vực, liên khu vực đã ra đời như Hiệp hội du lịch Khu vực Thái Bình Dương, hiệp hội du lịch vùng Caribe, Hiệp hội du lịch vùng Đông Nam Á....

1.2.5.2. Xu hướng phát triển du lịch Việt Nam

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định đến năm 2020 đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm; phát triển song song du lịch nội địa và du lịch quốc tế, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, tập chung huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho sự phát triển du lịch [38].

Với mục tiêu trên, đồng thời chịu sự chi phối của xu hướng phát triển du lịch chung của khu vực và thế giới, ngành du lịch Việt Nam phát triển theo những xu hướng sau:

- Một là, tiếp tục mở rộng quy mô tăng trưởng về lượng song song với quá trình chuyển dịch sang đầu tư mạnh về chiều sâu. Tiếp tục ra đời nhiều sản phẩm mới, điểm đến mới, khu du lịch và công trình du lịch mới, được đầu tư mở rộng, nâng cấp, đan xen nhiều công trình, sản phẩm có tầm cỡ, chất lượng, có thương hiệu và có yếu tố liên kết toàn cầu.

- Hai là, kết hợp các hình thức du lịch truyền thống với các hình thức du lịch mới như du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch rẻ tiền, nhằm thu hút các nhóm đối tượng du lịch khác nhau. Sản phẩm du lịch tiến tới chuẩn hóa đồng thời với quá trình dị biệt hóa, đa dạng hóa hướng tới nhu cầu các phân đoạn thị trường khác nhau.

- Ba là, sản phẩm du lịch có thương hiệu được khẳng định, được kiểm soát chất lượng và được thông tin, quảng bá có địa chỉ tới các phân đoạn thị trường mục tiêu. Xúc tiến quảng bá du lịch dần trở thành yếu tố quyết định giá trị và định hướng tiêu dùng du lịch.

- Bốn là, yếu tố văn hóa và xu hướng du lịch về nguồn gắn với các giá trị lịch sử, giá trị di sản và giá trị môi trường sinh thái làm gia tăng giá trị cho sản phẩm du lịch và dần trở thành yếu tố quyết định đến mục đích và sự khác biệt cho chuyến đi.

- Năm là, không gian du lịch sẽ trở nên phong phú với nhiều điểm du lịch mới, đa dạng khi cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận điểm đến được cải thiện căn bản cùng với hiệu ứng lan tỏa từ các trung tâm du lịch tới các điểm du lịch vệ tinh theo liên kết cụm, vùng và khu vực. Độc quyền địa phương vẫn chi phối song song với quá trình chuẩn hóa quốc gia, khu vực.

- Sáu là, liên kết hợp tác đa chiều trở nên phổ biến giữa các vùng địa phương, giữa các nhà cung cấp dịch vụ du lịch với nhau và với tất cả các ngành, lĩnh vực liên quan. Hoạt động của các hiệp hội nghề nghiệp du lịch vùng, khu vực trong và ngoài nước ngày càng có hiệu quả.

- Bảy là, công nghệ thông tin, truyền thông sẽ ngày càng ứng dụng hữu hiệu trong hầu hết các lĩnh vực đặc biệt là lữ hành, phân phối trung gian, xúc tiến quảng bá, đặt giữ chỗ trực tuyến.

Xu hướng phát triển du lịch tác động trực tiếp tới cơ cấu số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đồng thời đặt ra yêu cầu nhân lực ngành du lịch phát triển theo xu hướng ngày càng cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý, kỹ năng nghề nghiệp hướng tới đạt tiêu chuẩn chung và được thừa nhận trong khu vực, vươn tới tham gia một cách chủ động vào quá trình phân công lao động quốc tế.

1.2.5.3. Xu hướng phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2020

-Tiếp tục khai thác có hiệu quả thế mạnh tài nguyên du lịch của tỉnh, tăng cường nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật; chủ động hội nhập và gắn kết du lịch Nghệ An với khu vực Bắc miền Trung và du lịch cả nước, quốc tế; đảm bảo tốc độ phát triển du lịch nhanh và bền vững.

- Phát triển du lịch phải gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ phát triển văn hóa, nhất là bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục truyền thống, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền biên giới và biển đảo.

- Mở rộng và kết hợp các loại hình du lịch (sinh thái, văn hóa, lịch sử, tâm linh, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, vui chơi giải trí,...) nhằm tạo sự đa dạng trong hoạt động du lịch; tập trung xây dựng một số sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Nghệ An.

- Phấn đấu đến năm 2015 Nghệ An trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch vùng Bắc Trung Bộ và là một trong những trọng điểm du lịch của cả nước, đón 4.815 ngàn lượt khách, trong đó 341 ngàn lượt khách quốc tế, 4.474 ngàn lượt khách nội địa, doanh thu du lịch đạt 308,7 triệu USD (tăng bình quân 20 - 22%/năm). Đến năm 2020 đón 8.764 ngàn lượt khách, trong đó: đón 701 ngàn lượt khách quốc tế, 8.063 ngàn lượt khách du lịch nội địa. Doanh thu đến năm 2015 đạt 2.300 tỷ, năm 2020 đạt 5.000 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 là 17,0%/năm,;

giai đoạn 2015-2020 đạt bình quân 15,0%/năm. Tỷ trọng GDP du lịch chiếm 4,5 - 5,0% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh

Về mục tiêu xã hội, ngành du lịch Nghệ An phấn đấu đến năm 2015 thu hút đuợc 132.074 người, trong đó lao động trực tiếp là 41.273 người; đến năm 2020 thu hút được 310.876 người, trong đó lao động trực tiếp là 213.727 người. Trở thành thị trường khách du lịch của các nước ASEAN, Đông Á- Thái Bình Dương và từng bước đầu tư khai thác thị trường khách từ Châu Âu như Pháp, Nga, Đức…[40].

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khối dịch vụ du lịch ở thị xã cửa lò giai đoạn 2011-2015 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)