chất lượng dịch vụ với hàm lượng giá trị gia tăng cao thì đòi hỏi đội ngũ lao động quản lý và lao động nghiệp vụ phải thực sự chuyên nghiệp. Do vậy, nhu cầu về nhân lực được đào tạo cơ bản, đào tạo chuyên sâu kỹ năng bậc cao sẽ rất lớn. Số liệu dự báo ở bảng 1.1 cho thấy nhu cầu đào tạo ở trình độ trên đại học là 2.400 tăng 13,1% giai đoạn 2011-2015 và 3.500 tăng 9,2% giai đoạn 2016-2020; tương tự nhu cầu cần đạo tạo trình độ trung cấp là 115.300 tăng 9,5%/năm giai đoạn 2011-2015 sau đó tăng mạnh hơn ở mức 10,2%/năm giai đoạn 2016-2020. Nhu cầu đào tạo trình độ cao đẳng và đại học tăng cao 10,6%/năm giai đoạn 2011-2015 song sẽ tăng nhẹ hơn ở mức 7,5%/năm giai đoạn tiếp theo.
Tóm lại, với nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch trong giai đoạn 2011-2020, đặt ra nhiệm vụ cho ngành du lịch cần có các chính sách, chiến lược, giải pháp kịp thời, đầu tư hợp lý về tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật cho phát triển nguồn nhân lực từ đó tạo ra được nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành.
1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Du lịch và bài học kinh nghiệm cho ngành du lịch Nghệ An
1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Du lịch ngành Du lịch
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Chính phủ Thái Lan luôn coi việc phát triển nguồn nhân lực là một trong các vấn đề ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển quốc gia. Kế hoạch phát triển du lịch
tập trung giải quyết nhóm vấn đề về giáo dục nghề nghiệp du lịch xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của ngành du lịch Thái Lan.
Chính sách về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Du lịch được thực hiện nhằm phục vụ quá trình công nghiệp hoá ở Thái Lan, được thực hiện bằng những chương trình chủ yếu sau: Tăng cường giáo dục dạy nghề và kỹ thuật nghiệp vụ du lịch; nhấn mạnh việc đào tạo kỹ năng thực hành, phục vụ du lịch; khuyến khích đào tạo nội bộ (đào tạo tại doanh nghiệp du lịch); Các chương trình trợ giúp của nước ngoài trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.
Ở Thái Lan, các chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Du lịch được thực hiện với sự hợp tác giữa Chính phủ và khu vực tư nhân. Quá trình hợp tác này phản ánh sự liên kết giữa giáo dục và đào tạo nghề, liên kết giữa các hệ thống trường học và nhà máy. Có sự liên kết giữa Chính phủ và thành phần tư nhân, trường tư trong các lĩnh vực đào tạo nghề du lịch.
1.3.1.2.Kinh nghiệm của Nhật Bản
Hệ thống phát triển nguồn nhân lực ở Nhật Bản được gọi là hệ thống phát triển nhân lực suốt đời. Việc phát triển nguồn nhân lực, được tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ đào tạo cơ bản đến ứng dụng, thực hiện một cách liên tục và phù hợp với các nhóm người lao động. Các hoạt động này đảm bảo sự thăng tiến nghề nghiệp một cách vững chắc theo thời gian, đồng thời làm cho người lao động có được các năng lực thích ứng với những biến đổi trong thị trường lao động.
Quá trình phát triển nhân lực ngành Du lịch được thực hiện trong một hệ thống gồm ba hình thức đào tạo công cộng, đào tạo doanh nghiệp và tự đào tạo. Đào tạo tại doanh nghiệp du lịch tại Nhật Bản rất được coi trọng. Đối với những nghề giản đơn, như phục vụ buồng, giặt là, phục vụ nhà hàng... khâu huấn luyện tại vị trí công việc là chính, đồng thời có cơ chế khuyến khích tự học, tự vươn lên, học suốt đời và gắn suốt đời với doanh nghiệp cộng đồng. Vai trò của Chính phủ thể hiện rõ nhất trong đào tạo công cộng, nhưng không chỉ giới hạn trong đó, mà còn thể hiện qua các mối quan hệ với doanh nghiệp và người lao động, cũng như qua việc xây dựng khuôn khổ luật pháp, thể chế và kế hoạch nhằm hỗ trợ quá trình phát triển năng lực của người lao động.
Tổ chức đào tạo tại các cơ sở công cộng: Chính sách đào tạo nghề nghiệp công cộng hiểu theo nghĩa rộng bao hàm cả những hỗ trợ cho đào tạo tại doanh nghiệp và tự đào tạo của người lao động. Hệ thống các cơ sở phát triển nhân lực này bao gồm các trung tâm phát triển việc làm và nguồn nhân lực, các trường cao đẳng và trung học dạy nghề.
Thúc đẩy phát triển năng lực nghề nghiệp một các tự nguyện của người lao động. Người lao động tự phát triển nhằm những mục đích: Nâng cao kỹ năng đối với nghề nghiệp hiện tại; để đổi sang công việc ở mức cao hơn tại cùng xí nghiệp; để chuyển sang làm việc ở công ty khác. Chính phủ đã trợ cấp cho những người tự phấn đấu, bao gồm học phí và trợ cấp lương (1/4 lương tháng ở các công ty lớn và 1/3 với người lao động ở các công ty vừa và nhỏ).
1.3.1.3.Kinh nghiệm của Singapore
Nền Kinh tế Singapore hiện đang phát triển theo hướng công nghiệp-dịch vụ trong đó Du lịch là một trong những ngành mũi nhọn dựa vào lực lượng lao động chất lượng cao. Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao như hiện nay, Chính phủ đã ban hành rất nhiều các chính sách và nội dung vể phát triển nguồn nhân lực.
Chính phủ đã dành 20% chi tiêu của mình để đầu tư cho giáo dục, đào tạo. Song song với giáo dục tiểu học và phổ thông cơ sở, công tác đào tạo nghề cũng được quan tâm phát triển bằng việc đưa các nội dung, chương trình đào tạo nghề và giảng dạy trong hệ thống các trường trung học phổ thông. Đồng thời quy định tất cả các học sinh ở cấp học phổ thông phải được đào tạo hướng nghiệp.
Tiếp đến là việc cải cách nội dung giảng dạy, Chính phủ đã tiến hành sáp nhập các trường của từng nhóm cộng đồng dân tộc lại và thực hiện thống nhất chương trình giảng dạy trong cả nước. Chính phủ thành lập quỹ phát triển kỹ năng để bổ sung nguồn lực cho sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân lực. Phát triển kỹ năng cho người lao động luôn là ưu tiên của Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng lao động và năng suất lao động quốc gia. Nhiệm vụ này được phân công cho ba chủ thể chính đó là Chính phủ, doanh nghiệp và các đoàn thể trong đó doanh nghiệp giữ vai trò chủ chốt, người lao động có trách nhiệm tự nâng cao và hoàn thiện kỹ năng của mình để có thể nắm bắt những cơ hội việc làm mới. Chính phủ tham gia tổ chức các khóa, chương trình đào tạo liên tục qua đó người lao động có thể nâng cao tay nghề, các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Bài toán nhập khẩu lao động nước ngoài để phát triển kinh tế luôn là một phần làm nên sự phát triển của Singapore ngày nay. Những người có kinh nghiệm và được đào tạo tại nước ngoài được tuyển dụng một cách có hệ thống và chủ động. Đặc biệt các giáo sư, tiến sĩ, các nhà quản lý giỏi, học sinh, sinh viên tốt nghiệp loại ưu được Chính phủ Singapore mời chào, trong đó có cả việc trao quyền công dân Singapore.
Kết quả và kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore sẽ là bài học rất tốt cho quá trình hoạch định, xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phát
triển nguồn nhân lực ngành du lịch của Việt Nam nói chung và của tỉnh Nghệ An nói riêng.