Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực khối dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khối dịch vụ du lịch ở thị xã cửa lò giai đoạn 2011-2015 (Trang 62)

Du lịch dịch vụ được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn của Thị xã Cửa Lò, nhưng hiện nay nguồn nhân lực này hiện vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, nhất là những chuyên môn quan trọng như hướng dẫn viên du lịch, quản lý khách sạn…Hiện nay ngành du lịch Cửa Lò còn đang cho thấy “khoảng trống” ở các trung tâm lữ hành, các khách sạn còn thiếu đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và nguồn nhân lực chất lượng cao. Trình độ của các hướng dẫn viên ở Cửa Lò mới 45% có trình độ đại học, còn tới hơn 55% là trình độ từ trung cấp đến cao đẳng trong đó chỉ có 30% nhân lực được đào tạo cơ bản. Còn lại những người làm việc trong ngành du lịch dịch ở Cửa Lò phần lớn chưa được đào tạo chuyên sâu, thiếu thực tiễn. Đây là một trong những vấn đề lớn đang được TX Cửa Lò hết sức quan tâm.

2.2.2.1. Hệ thống đào tạo và quy mô đào tạo nhân lực khối dịch vụ du lịch

Nguồn nhân lực luôn là vấn đề quan trọng trong các hoạt động kinh tế - xã hội. Đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực đang là vấn đề quan tâm của du lịch Nghệ An nói chung, thị xã Cửa lò nói riêng, nhất là trước yêu cầu phát triển và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.

Xuất phát từ nhu cầu nhân lực ngày càng cao về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành du lịch, đồng thời được sự quan tâm của Tỉnh Nghệ An và của UBND thị xã Cửa Lò, trong thời gian vừa qua số cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành du lịch trên địa bàn thị xã Cửa Lò tuy có tăng nhưng còn chậm. Năm 2005, thị xã có 01 cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành du lịch ở trình độ trung cấp nghề, đến nay trên địa bàn Thị xã Cửa Lò cũng chỉ có 4 cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành du lịch, bao gồm (bảng 2.14).

Bảng 2.14: Hệ thống đào tạo nhân lực ngành du lịch thị xã Cửa Lò

STT Cơ sở đào tạo Ghi chú

1. Trường Đại học công nghệ Vạn Xuân Trường công lập thuộc hệ giáo dục đào tạo

2. Trường Cao đẳng nghề Du lịch - thương mại Nghệ An

Trường công lập thuộc hệ giáo dục đào tạo

3. Trường Trung cấp du lịch miền Trung Trường tư thục thuộc hệ giáo dục đào tạo

4. Trung tâm đào tạo nghề Đào tạo liên kết

Theo bảng 2.14 thống kê cho thấy hệ thống, quy mô cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành du lịch trên địa bàn thị xã Cửa Lò còn ít điều này kéo theo lực lượng lao động đã qua đào tạo hàng năm còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của địa phương và của tỉnh, nhất là những chuyên môn quan trọng như hướng dẫn viên du lịch, quản lý khách sạn…Về nguyên nhân thì không chỉ ít cơ sở mà còn là mỗi trường đào tạo nhân lực ngành Du lịch đào tạo theo một kiểu giáo trình riêng, đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đầu ra. Phần lớn sinh viên ra trường đều thiếu kỹ năng cần thiết để có thể tiếp cận ngay vị trí công việc được giao. Ðiều này đang gây lãng phí về thời gian, kinh phí... cho cả doanh nghiệp, người học và cơ sở đào tạo.

2.2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo

Cùng với sự phát triển quy mô các cơ sở đào tạo về du lịch, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo cũng từng bước được các trường trên địa bàn thị xã Cửa Lò đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, tuy nhiên vẫn còn rất hạn chế so với nhu cầu. Hiện tại chỉ có trường Cao đẳng nghề du lịch và thương mại là trường đào tạo chuyên sâu về du lịch, cơ sở vật chất được trang bị đồng bộ, có cơ sở thực hành. Còn các cơ sở còn lại hầu hết là đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, du lịch là ngành đào tạo mới mở sau nên việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, đặc biệt là cơ sở thực hành mặc dù đã được quan tâm nhưng vẫn còn thiếu thốn và lạc hậu, dẫn đến việc sinh viên chỉ được học lý thuyết, cơ hội được thực hành rất ít, trong khi ngành du lịch yêu cầu rất cao về kỹ năng nghề.

2.2.2.3. Các hình thức đào tạo

- Đào tạo chuyên nghiệp: Ở thị xã Cửa Lò, chỉ có 2 trường đào tạo nhân lực chuyên nghiệp cho ngành du lịch đó là: Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân (hình thức đào tạo gồm các nghề quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng, tiếng Anh); Trường Cao đẳng nghề Du lịch- thương mại NA. Hai trường Đại học, Cao đẳng và cao đẳng nghề nói trên mỗi năm có khả năng cung cấp trên 3000 nhân lực mới ở các trình độ cho ngành du lịch của thị xã, của tỉnh Nghệ An và các địa phương lân cận. Đối tượng đào tạo chính là học sinh tốt nghiệp THPT, lĩnh vực đào tạo rất đa dạng, bao gồm Quản trị du lịch, Ngoại ngữ, hướng dẫn viên, kỹ năng bàn, buồng, bếp, lễ tân…..

-Đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn: Trên địa bàn thị xã Cửa Lò có 2 trung tâm tham gia đào tạo các khoá học ngắn hạn phục vụ nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên, người lao động nhưng hầu hết chỉ đào tạo tin học, ngoại ngữ, chứng chỉ kế toán…Riêng

các khoá đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ du lịch thì chỉ có trung tâm hướng nghiệp dạy nghề của thị xã.Các nghiệp vụ được đào tạo là lễ tân, bếp, bàn, buồng, bar, quản trị khách sạn nhỏ, thời gian mỗi khoá học từ 2 đến 6 tháng. …

- Đào tạo tại doanh nghiệp: Hiện nay, có một số doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thị xã Cửa Lò đã thực hiện việc đào tạo tại chỗ cho nhân viên của mình. Hình thức đào tạo khác nhau tùy thuộc vào quy mô, điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp. Đối với các khách sạn đã được gắn sao và một số nhà hàng lớn tổ chức đào tạo nhân viên của mình bằng cách mời giảng viên về đào tạo. Hình thức đào tạo này có ưu điểm lớn là thuận tiện cho nhân viên trong việc vừa học vừa làm, chủ doanh nghiệp giám sát được chất lượng đào tạo, tuy nhiên khá tốn kém về kinh phí. Mặt khác, hiện tượng bỏ việc tại các doanh nghiệp du lịch còn khá cao nên chỉ một số ít doanh nghiệp sử dụng hình thức đào tạo này.

Cán bộ lãnh đạo, cấp quản lý trong công ty tự tổ chức đào tạo, huấn luyện nhân viên là một hình thức đào tạo phổ biến được hầu hết các doanh nghiệp du lịch quy mô vừa và nhỏ áp dụng. Hình thức đào tạo này vừa tiết kiệm chi phí, vừa phù hợp với việc huấn luyện kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên bàn, buồng, lễ tân.

Tuy nhiên, để rèn luyện kỹ năng chăm sóc khách hàng, giao tiếp, làm việc nhóm và kỹ năng nghiệp vụ ở mức độ nâng cao thì vẫn cần phải được đào tạo bởi các chuyên gia có kiến thức và trình độ nghiệp vụ chuyên nghiệp.

2.2.2.4. Chương trình đào tạo

Hiện nay, các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn Cửa Lò đã có sự thống nhất về thời gian đào tạo, đã chủ động xây dựng chương trình đào tạo cho ngành, nghề ở các bậc đào tạo, đã biên soạn được một số giáo trình, tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, vẫn chưa có chương trình khung thống nhất ở tất cả các bậc đào tạo từ sơ cấp đến đại học, dẫn đến tình trạng mỗi trường đào tạo theo một chương trình riêng của mình, chưa có sự đồng bộ giữa các trường, chưa có tính liên thông giữa các bậc đào tạo. Chương trình đào tạo bậc đại học và cao đẳng thiên về hướng quản trị và nghiên cứu ứng dụng nên vẫn còn nặng về kiến thức lý thuyết, thiếu kỹ năng thực hành. Nội dung chương trình đào tạo chưa sát với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp, nội dung chương trình đào tạo của các trường và yêu cầu thực.

2.2.2.5. Chất lượng và hiệu quả đào tạo

Chất lượng và hiệu quả đào tạo của hệ thống đào tạo ngành du lịch được đánh giá thông qua số học sinh, sinh viên tốt nghiệp được các doanh nghiệp chấp nhận và

tuyển dụng vào làm việc trong các doanh nghiệp du lịch. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, hầu hết các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn thị xã Cửa Lò tuyển sinh không đủ chỉ tiêu. Vì thế, trong giai đoạn từ 2006 - 2012 đã đào tạo được 9064 lao động từ sơ cấp đến đại học, trong đó có 543 lao động ở trình độ Đại học, 2777 trình độ cao đẳng, 3064 trình độ trung cấp và 2646 đào tạo ngắn hạn dưới 3 tháng (bảng 2.15).

Bảng 2.15: Kết quả đào tạo nhân lực khối dịch vụ du lịch Cửa Lò giai đoạn 2006-2012 Trình độ đào tạo 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Đại học 35 52 159 276 384 496 562

Cao đẳng 173 236 392 556 773 1127 1445

Trung cấp và tương đương 112 285 464 687 959 1369 1573

Đào tạo ngắn hạn 180 235 316 389 440 510 470

Tổng 535 808 1331 1908 2556 3502 4050

(Nguồn: Phòng thống kê TX Cửa Lò)

Với số lượng nhân lực được đào tạo như trên thì chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, nhưng có một thực tế là chỉ khoảng hơn 65% học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp tìm kiếm được việc làm tại các doanh nghiệp du lịch và các cơ quan hoạt động liên quan đến du lịch. Nguyên nhân của tình trạng này là chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo lại do còn khoảng cách giữa kiến thức được đào tạo tại trường với yêu cầu thực tiễn công việc tại doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khối dịch vụ du lịch ở thị xã cửa lò giai đoạn 2011-2015 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)