Đối với các cơ sở kinh doanh du lịch

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khối dịch vụ du lịch ở thị xã cửa lò giai đoạn 2011-2015 (Trang 113)

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nguồn nhân lực, coi sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực là sự nghiệp chung, trong đó doanh nghiệp có vai trò ngày càng quan trọng.

- Đổi mới tư duy về quản trị nguồn nhân lực, tăng tỷ lệ đầu tư cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo tại chỗ, đồng thời có chính sách cử cán bộ chủ chốt đi đào tạo tại các trường trong nước và nước ngoài. Đối với các cơ sở thuê quản lý nước ngoài cần có kế hoạch đào tạo quản trị viên cấp cao người Việt để dần thay thế người nước ngoài.

- Hình thành đội ngũ đào tạo viên tại doanh nghiệp và áp dụng quy trình đào tạo, bồi dưỡng tại doanh nghiệp đã được Tổng cục Du lịch hướng dẫn; nghiên cứu áp dụng các mô hình mới về quản trị nguồn nhân lực đang được áp dụng có hiệu quả tại các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.

- Thường xuyên phối hợp với các cơ sở đào tạo du lịch trong các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn công việc, xây dựng chương trình đào tạo, đánh giá chất lượng đào tạo, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập và làm việc bán thời gian tại doanh nghiệp.

- Bố trí cho học sinh, sinh viên thực tập đúng ngành nghề và chuyên ngành đào tạo, bộ phận công tác phù hợp với cơ hội nghề nghiệp. Có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho học sinh, sinh viên khi thực tập tại doanh nghiệp. Có văn bản báo cáo hoặc đánh giá kết quả thực tập của học sinh, sinh viên khi hết thời gian thực tập.

- Tích cực hỗ trợ kinh phí đào tạo cho nhà trường như trao học bổng khuyến học, tài trợ các hoạt động ngoại khóa của học sinh, sinh viên ....

Trong nội dung của chương 3, tác giả xây dựng các căn cứ để đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực khối dịch vụ du lịch của thị xã Cửa Lò giai đoạn 2013- 2015, định hướng đến 2020. Luận văn đã đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch Cửa Lò, dự báo cung - cầu nguồn nhân lực dịch vụ du lịch giai đoạn 2013-2020, đề xuất các quan điểm, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2013-2015, định hướng đến 2020. Trên cơ sở đó đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch Cửa Lò trong giai đoạn 2013-2015, định hướng đến 2020.

KẾT LUẬN

Nghệ An là một trong những trung tâm du lịch của cả nước, có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú để phát triển các loại hình du lịch. Trong những năm qua, ngành du lịch ở thị xã Cửa Lò đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế bền vững của tỉnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ngành du lịch Cửa Lò vẫn chưa khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của mình. Nguyên nhân có nhiều, song nguyên nhân chính phải kể đến là nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng, đây cũng là thách thức không nhỏ đối với sự phát triển du lịch của tỉnh. Để đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, và phát triển theo đúng mục tiêu đã đề ra, Cửa Lò cần tập trung nhiều giải pháp mang tính đột phá, trong đó phát triển nguồn nhân lực khối dịch vụ du lịch là một giải pháp quan trọng.

Với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá và tổng hợp luận văn đã làm sáng tỏ được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực khối dịch vụ du lịch thị xã Cửa Lò như sau :

Một là, hệ thống hoá và phân tích rõ một số cơ sở lý luận về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và các nội dung của phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời trình bày các điểm đặc trưng của nguồn nhân lực ngành du lịch, vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển ngành du lịch và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch trong giai đoạn sắp tới. Nghiên cứu thực tiễn phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia về phát triển nguồn nhân lực, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cần thiết ngành du lịch Cửa Lò.

Hai là, luận văn đã phản ánh được thực trạng phát triển nhân lực khối dịch vụ du lịch trên các mặt số lượng, cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực; công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực và công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khối dịch vụ du lịch của thị xã Cửa Lò trong giai đoạn 2006-2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong thời gian qua, nguồn nhân lực khối dịch vụ du lịch Cửa Lò không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Số lượng lao động làm việc trong ngành du lịch tăng đều qua các năm, tỷ lệ lao động được đào tạo mới, tỷ lệ lao động được đào tạo lại, lao động có kinh nghiệm nghề nghiệp, có trình độ ngoại ngữ có xu hướng tăng. Hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực ngành du lịch đã có sự phát triển nhanh chóng với cơ cấu đa dạng về cấp đào tạo và ngành nghề đào tạo.

Tuy nhiên, việc phát triển nguồn nhân lực khối dịch vụ ngành du lịch Cửa Lò thời gian qua chưa như mong muốn, còn có sự thiếu hụt lao động có trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp. Sự phát triển nhanh và thiếu quy hoạch của các cơ sở kinh doanh du lịch dẫn đến việc không đáp ứng kịp của thị trường lao động. Công tác đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, đội ngũ giáo viên thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng, chưa huy động được doanh nghiệp tham gia vào công tác đào tạo, chưa có sự phối hợp giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo trong công tác đào tạo nhân lực cho ngành. Học nghề vẫn chưa vượt qua được tâm lý xã hội về khoa cử, bằng cấp. Nhận thức của xã hội, của các cơ quan, ban ngành, các doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch vẫn còn hạn chế.

Ba là, luận văn đã đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển nguồn nhân lực khối dịch vụ du lịch Cửa Lò; dự báo nhân lực và đề xuất các quan điểm, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2013-2015. Trên cơ sở đó luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực khối dịch vụ ngành du lịch Cửa Lò trong giai đoạn 2013-2015, định hướng đến 2020. Các giải pháp bao gồm:

1) Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển du lịch, coi phát triển nguồn nhân lực khối dịch vụ du lịch là trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể và các tổ chức kinh tế xã hội ;

2) Tăng cường quản lý Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch; 3) Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực khối dịch vụ du lịch;

4) Xây dựng cơ chế thu hút nhân tài, đãi ngộ và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn nhân lực;

5) Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực dịch vụ du lịch để kết nối cung cầu. Ngoài ra, luận văn cũng đã đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp để các giải pháp có tính khả thi và có thể triển khai thực hiện.

Với các kết quả trên, tác giả rất hy vọng sẽ góp một phần nhỏ công sức của mình vào sự phát triển của ngành du lịch thị xã Cửa Lò. Tuy nhiên, do điều kiện nguồn số liệu thống kê ở địa phương rất hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết trong phân tích. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Hội đồng, các thầy cô để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Xuân An (2007), Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch Nghệ An”, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Vinh.

2. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An (2006), Nghị quyết số 05/NQ-TU, ngày 26 tháng 9-2006 về xây dựng và phát triển Cửa Lò trở thành đô thị du lịch đến năm 2015, có tính đến năm 2020.

3. Thanh Bình (2012) "Thị xã Cửa Lò: Đào tạo nguồn nhân lực để phát triển du lịch",

Trang điện tử Cửa Lò www.cualo.gov.vn.

4. Trần Xuân Cầu (2008), Giáo trình Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

5. Cục thống kê Nghệ An (2011), Niên giám thống kê Nghệ An năm 2010. Nxb Nghệ An; Nghệ An.

6. Cục thống kê Nghệ An (2013), Niên giám thống kê Nghệ An năm 2012. Nxb Nghệ An; Nghệ An.

7. Nguyễn Văn Ðính (2012) "Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam", Trang tin điện tử Báo mới www.baomoi.com.

8. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Công Hạnh, "Giải bài toán khó cho du lịch", Báo Công an Thành Phố Đà Nẵng số ra ngày 26/6/2013.

10.Mỹ Hạnh, "Nhân lực cho ngành du lịch: bài toán quá khó", Báo Nghệ An số ra ngày 24/11/2008. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11.Nguyễn Đức Hành, "Cửa Lò - phát triển và tầm nhìn", Báo điện tử Quân đội nhân dân đăng ngày 27/2/2007.

12.Trần Sơn Hải (201), "Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch khu vực duyên hải Nam trung Bộ và Tây nguyên", Luận án Tiến sĩ trường Học viện hành chính, Hà Nội. 13. Thanh Hiền "Du lịch Nghệ An: Nguồn nhân lực thiếu và yếu", Báo Nghệ An số ra

ngày 03/6/2013.

14.Thùy Hoa, "Nhân lực cho ngành du lịch: chưa đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại", Báo điện tử www. vietbao.vn ngày 24/4/2007.

15.Đặng Thanh Huyền (1997), "Kinh nghiệm Nhật Bản trong giáo dục phổ thông và phát triển nguồn nhân lực", Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới.

16.Trần Thu Hương, Nguyễn Quang Tại (2003), "Chất lượng nguồn nhân lực: thực trạng và giải pháp",Tạp chí Thông tin thị trường lao động, số 3/2003.

17.Nguyễn Thị Hương, "Phát triển du lịch Nghệ An 2011-2020", Tạp chí Du lịch số ra ngày 16/3/2012.

18.Dương Đức Khanh (2010), "Phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay", Luận văn thạc sỹ trường Đại học Vinh, Nghệ An. 19.Vũ Minh Mão, Hoàng Xuân Hoà (2004), "Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam

trong quá trình phát triển kinh tế", Tạp chí Thông tin lao động thị trường, số 7/2004.

20.Bùi Văn Nhơn (2006), "Quản lý và phát triển nguồn nhân lực"; Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.

21.Học viện hành chính quốc gia (2000), Quản lý nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 22.Lan Phương, "Ngành du lịch thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng", Trang tin

Thông tấn xã Việt Nam.

23.Nguyễn Tiệp, "Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập và toàn cầu hoá",

Tạp chí Kinh tế và phát triểnsố 86.

24.Nguyễn Thanh (2002), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25.Trần Văn Tùng (1996), Phát triển nguồn nhân lực: kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26.Thành Trung, "Cửa Lò: Phát triển nguồn nhân lực du lịch gắn với giảm nghèo",

Báo Công an Nghệ An số ra ngày 25/10/2011.

27.Minh Thư, "Tạo bước đột phá phát triển du lịch Bắc Trung Bộ", Báo Nhân dân điện tử www.nhandan.org.vn ngày 11/7/2013.

28.Thanh Thủy, "Nhân lực ngành Du lịch: Nhìn từ các cơ sở đào tạo", Báo Nghệ An số ra ngày 16/7/2012.

29.Thị ủy Cửa Lò (2006), Nghị quyết số 05/NQ-ThU, ngày 18/10/2006 về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 05 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đối với Cửa Lò để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành, các xã, phường triển khai thực hiện.

30.Thị xã Cửa Lò (2006), Báo cáo Kinh tế xã hội - quốc phòng an ninh Thị xã Cửa Lò năm 2006.

31.Thị xã Cửa Lò (2007), Báo cáo Kinh tế xã hội - quốc phòng an ninh Thị xã Cửa Lò năm 2007.

32.Thị xã Cửa Lò (2008), Báo cáo Kinh tế xã hội - quốc phòng an ninh Thị xã Cửa Lò năm 2008.

33.Thị xã Cửa Lò (2009), Báo cáo Kinh tế xã hội - quốc phòng an ninh Thị xã Cửa Lò năm 2009.

34.Thị xã Cửa Lò (2010), Báo cáo Kinh tế xã hội - quốc phòng an ninh Thị xã Cửa Lò năm 2010.

35.Thị xã Cửa Lò (2011), Báo cáo Kinh tế xã hội - quốc phòng an ninh Thị xã Cửa Lò năm 2011.

36.Thị xã Cửa Lò (2012), Báo cáo Kinh tế xã hội - quốc phòng an ninh Thị xã Cửa Lò năm 2012;

37.Thị xã Cửa Lò (2013), Báo cáo Kế hoạch phát triển Kinh tế xã hội Cửa Lò năm 2013.

38.Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Nghệ An (2010), Báo cáo số 235/BC- SVH,TT&DL ngày 20/3/2010 về kết quả thực hiện Chương trình phát triển du lịch 2006-2010. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

39.UBND tỉnh Nghệ An (2006), QĐ số 2737/QĐ-UBND-VX ngày 12/9/2006 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2020.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 :

BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA DÀNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH Ở THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN

Kính chào quý vị!

Tôi là Nguyễn Hồng Dũng – Công tác tại Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh Nghệ An, học viên Cao học của trường Đại học Nha Trang, đang thực hiện Luân văn tốt nghiệp với đề tài ““Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khối dịch vụ du lịch ở thị xã Cửa Lò giai đoạn 2011 – 2015” . Kính mong quý vị dành một ít thời gian để trả lời một số câu hỏi của tôi, những thông tin quý vị cung cấp sẽ giúp tôi đánh giá chính xác thực trạng nguồn nhân lực và công tác phát triển nguồn nhân lực trong ngành dịch vụ du lịch thị xã Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An thời gian qua, để từ đó đề ra được những giải pháp thích hợp nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch trong thời gian tới. Tôi đảm bảo rằng thông tin của quý vị cung cấp sẽ được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ tích cực và có hiệu quả từ quý vị.

Xin trân trọng cảm ơn! I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên và địa chỉ của đơn vị.

- Tên đơn vị (Tiếng Việt)...

Tên giao dịch:...

- Địa chỉ: ...

- Lĩnh vực hoạt động chính của đơn vị...

- Năm thành lập:...

2. Đơn vị của Quý vị là: 1. Doanh nghiệp nhà nước 2. Doanh nghiệp tư nhân 3. Công ty TNHH 4. Công ty Cổ phần 5. Công ty Liên doanh 6. Công ty 100% vốn nước ngoài 7. Khác (xin nêu cụ thể)………...

II. THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG.

3. Quý vị vui lòng cho biết một số thông tin về lao động của đơn vị.

Chỉ tiêu Năm 2013

Tổng số lao động

1. Phân theo hợp đồng

+ Hợp đồng ngắn hạn

+ Hợp đồng dài hạn

2. Phân theo trình độ đào tạo

+ Chưa qua đào tạo

+ Đào tạo ngắn hạn (dưới 3 tháng) + Trung cấp nghề/Trung cấp chuyên nghiệp + Đại học, Cao đẳng

+ Sau đại học (Thạc sĩ, tiến sĩ)

3. Phân theo chuyên môn

+ Cán bộ quản lý + Nhân viên văn phòng

+ Nhân viên kinh doanh/thị trường + Nhân viên kỹ thuật

+ Nhân viên Kế toán + Nhân viên phục vụ buồng + Nhân viên lễ tân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hướng dẫn viên du lịch + Thông dịch viên

+ Nhân viên massage, vật lý trị liệu

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khối dịch vụ du lịch ở thị xã cửa lò giai đoạn 2011-2015 (Trang 113)