Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khối dịch vụ du lịch ở thị xã cửa lò giai đoạn 2011-2015 (Trang 28)

tìm được việc làm ổn định rất thấp, chủ yếu chấp nhận làm việc thời vụ tại các điểm du lịch ở TX Cửa Lò, Thành phố Vinh.

Chính vì thế, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực đang là vấn đề quan tâm của du lịch Nghệ An, nhất là trước yêu cầu phát triển và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Theo thống kê, trên địa bàn Nghệ An hiện có 7 cơ sở đào tạo nhân lực ngành Du lịch, trong đó có 5 trường Đại học, cao đẳng, 2 trường trung cấp nghề. Hàng năm có khoảng trên 2.000 sinh viên ra trường từ các lò đào tạo này. Tuy nhiên, nguồn nhân lực này hiện vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, nhất là những chuyên môn quan trọng như hướng dẫn viên du lịch, quản lý khách sạn…

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch Nghệ An Nghệ An

1.2.4.1. Các yếu tố vĩ mô

- Tình hình phát triển kinh tế, chính trị trên thế giới và khu vực: Trình độ phát triển kinh tế, chính trị tạo nên nền tảng vật chất để giải quyết các vấn đề về nguồn nhân lực. Ở những quốc gia có trình độ kinh tế phát triển cao, mặt bằng chung của đời sống nhân dân và các thiết chế xã hội đạt mức cao, Nhà nước có điều kiện đầu tư giải quyết tốt vấn đề giáo dục, đào tạo ngồn nhân lực, các chính sách xã hội, do vậy chất lượng nguồn nhân lực cũng được nâng cao. Trình độ phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển du lịch và trình độ phát triển du lịch sẽ quyết định đến số lượng, chất lượng và xu thế phát triển của nguồn nhân lực ngành Du lịch.

- Tốc độ gia tăng dân số: Ở những nước đang phát triển, quy mô dân số lớn, tốc độ gia tăng cao chính là lực cản đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển nguồn nhân lực. Tốc độ gia tăng dân số cao gây sức ép lên các cơ sở hạ tầng xã hội, ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách xã hội của nhà nước, trong đó có chính sách về giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

- Trình độ phát triển của giáo dục đào tạo: Giáo dục đào tạo là yếu tố cấu thành quan trọng của phát triển nguồn nhân lực; chất lượng của giáo dục đào tạo ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực, thông qua giáo dục đào tạo các quốc gia hình thành nguồn nhân lực của mình với trình độ đào tạo, cơ cấu ngành nghề phù hợp với yêu cầu phát triển. Trình độ phát triển của đào tạo du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nguồn nhân lực ngành Du lịch.

- Các chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô: Các chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô của Nhà nước như chính sách giáo dục đào tạo; chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động, lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động... đều có tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực ngành du lịch nói riêng.

Chính sách phát triển du lịch của Nhà nước tác động đến sự phát triển du lịch, và sự phát triển du lịch sẽ hưởng trực tiếp đến sự phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.

- Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế: Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang dẫn đến tình trạng giành giật nhân tài giữa các quốc gia, khu vực diễn ra gay gắt, dẫn đến tình trạng “chảy máu chất xám” từ các nước đang phát triển, tuy nhiên toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi cho các nước đang phát triển tiếp cận nhân lực trình độ cao từ các nước phát triển để đảm nhận những vị trí then chốt về quản lý trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, ... Ngành du lịch cũng không là ngoại lệ trong bối cảnh chung đó.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ toàn cầu đang ngày một phát triển và biến đổi không ngừng. Việc ứng dụng khoa học công nghệ mới, hiện đại vào các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế là xu hướng tất yếu của mọi quốc gia dẫn đến sự đòi hỏi kiến thức, trình độ và kỹ năng của người lao động ngày một cao hơn; cơ cấu lao động theo trình độ nghề và kỹ năng lao động cũng thay đổi. Đồng thời sự phát triển của khoa học công nghệ làm xuất hiện những ngành nghề mới, đòi hỏi người lao động phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng mới để có thể đảm nhận được những công việc mới.

Đối với ngành du lịch, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong hoạt động du lịch là điều tất yếu, cụ thể như sử dụng internet, những tính năng của công nghệ thông tin để quản lý dữ liệu, tính toán, đặt chỗ và quảng cáo du lịch; sử dụng các phương tiện truyền thông để quảng bá sản phẩm...

Vì thế, đội ngũ nhân viên trong ngành du lịch cần có các kiến thức khoa học có liên quan, cần biết sử dụng phương tiện công nghệ để nâng cao hiệu quả công việc.

1.2.4.2. Các yếu tố vi mô

- Cạnh tranh, thu hút nhân lực: Cạnh tranh, thu hút nhân lực giữa các doanh nghiệp du lịch tạo nên sự di chuyển nguồn nhân lực từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác đặc biệt là nhân lực chất lượng cao. Nhân lực có xu hướng di chuyển từ doanh có quy mô nhỏ, sang doanh nghiệp có quy mô lớn bởi vì các doanh nghiệp có quy mô lớn chế độ làm việc, điều kiện phát triển, chính sách đãi ngộ thường tốt hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

- Khả năng cung ứng của các cơ sở đào tạo: Các cơ sở đào tạo là nguồn cung cấp nhân lực quan trọng cho các doanh nghiệp, khả năng cung ứng cao hay thấp sẽ tạo nên sự dư thừa hay khan hiếm nguồn nhân lực.

- Khả năng tài chính của doanh nghiệp: khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nguồn nhân lực. Những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính sẽ thuận lợi trong công tác thu hút, đào tạo nhân tài. Nhiều doanh nghiệp mặc dù biết đào tạo nhân viên là cần thiết nhưng khả năng tài chính không cho phép cử nhân viên tham gia các lớp đào tạo tại các cơ sở đào tạo có uy tín hoặc mời các chuyên gia về đào tạo tại chỗ cho nhân viên.

- Quan điểm, nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về phát triển nguồn nhân lực: Khi lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp và mối quan hệ của nó với sự phát triển của doanh nghiệp, họ sẽ có những chiến lược khác nhau nhằm thu hút và tuyển dụng được nhân tài, đồng thời xây dựng các chính sách đào tạo và phát triển cho đội ngũ nhân viên của mình. Họ sẵn sàng thực hiện hoạt động đào tạo và không sợ nhân viên được đào tạo sẽ rời bỏ doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khối dịch vụ du lịch ở thị xã cửa lò giai đoạn 2011-2015 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)