Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khối dịch vụ du lịch ở thị xã cửa lò giai đoạn 2011-2015 (Trang 78)

Kết quả khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của các doanh nghiệp du lịch ở thị xã Cửa Lò về chất lượng nguồn nhân lực cho thấy tỷ lệ hài lòng còn thấp. Cụ thể chỉ có 22,5% doanh nghiệp được hỏi cảm thấy hài lòng với chất lượng nhân lực của mình, 33,5% là tương đối hài lòng và 6,5% cho rằng họ không hài lòng. Điều đó chứng tỏ chất lượng nguồn nhân lực khối dịch vụ du lịch Cửa Lò hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

22.5 33.5 37.5 6.5 0 5 10 15 20 25 30 35 40

Hài lòng Tương đối hài

lòng

Bình thường Không hài

lòng

Biểu đồ 2.12: Đánh giá mức hài lòng của doanh nghiệp đối với nguồn nhân lực Tóm lại, qua đánh giá thực trạng về nguồn nhân lực khối dịch vụ du lịch thời gian vừa qua ở thị xã Cửa Lò đã có sự phát triển đáng kể về cả số lượng và chất lượng. Tuy vậy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành ở hiện tại cũng như tương lai. Có một thực tế là, hầu hết các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, đặc biệt là ở lĩnh vực lưu trú và kinh doanh ăn uống, đều đánh giá các tiêu chí về chất lượng lao động ở mức cao, mặc dù lao động chưa qua đào tạo tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp này. Nguyên nhân là do tính chất công việc ở một số bộ phận đơn giản, chỉ cần lao động phổ thông cũng đảm nhận được nên đa số các chủ doanh nghiệp ở nhóm này hài lòng với chất lượng nguồn nhân lực hiện có. Đây chính là một yếu tố cản trở và hạn chế các doanh nghiệp tăng cường chất lượng nhân lực của mình nói riêng và sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của toàn ngành du lịch nói chung,

bởi vì các doanh nghiệp nhỏ chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong hệ thống kinh doanh du lịch của thị xã.

Để làm rõ những vấn đề còn bất cập trong chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch Cửa Lò, tác giả đã tiến hành khảo sát điều tra thêm các cơ sở đào tạo trên 02 đối tượng, một là 10 cán bộ quản lý (lãnh đạo phòng đào tạo, lãnh đạo khoa, Bộ môn) của 4 cơ sở đào tạo trên địa bàn thị xã có đào tạo nhân lực cho ngành du lịch, hai là 20 cán bộ giảng dạy có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy, đào tạo ngành du lịch.

Kết quả khảo sát điều tra doanh nghiệp và cơ sở đào tạo về việc đánh giá mức độ phù hợp của nội dung chương trình đào tạo với yêu cầu thực tế có sự khác biệt rõ rệt. Các cơ sở đào tạo đánh giá nội dung chương trình đào tạo ở 3 mức tương đối phù hợp, phù hợp và rất phù hợp, cụ thể là tiêu chí kiến thức lý thuyết có 16,67% đánh giá là tương đối phù hợp, 66,67% đánh giá là phù hợp và 16,67% đánh giá rất phù hợp và 17% đánh giá không phù hợp. Ở tiêu chí kỹ năng thực hành có 41,67% ý kiến đánh giá mức tương đối phù hợp, 15,6% đánh giá ở mức không phù hợp, 34% đánh giá ở mức phù hợp và 8.3% đánh giá là rất phù hợp (bảng 2.20)

Ngược lại, các doanh nghiệp đánh giá nội dung chương trình đào tạo ở 3 mức không phù hợp, tương đối phù hợp và phù hợp. Cụ thể, tiêu chí kiến thức lý thuyết có 12,05% đánh giá không phù hợp, 43,98% đánh giá tương đối phù hợp và 33% đánh giá là phù hợp, chỉ có 11% ý kiến đánh giá là rất phù hợp. Có 15,06% ý kiến đánh giá tiêu chí kỹ năng thực hành là không phù phù hợp, 42,41% đánh giá tương đối phù hợp và 32,53% đánh giá là phù hợp và 9,36 ý kiến đánh giá rất phù hợp (bảng 2.21).

Bảng 2.21: Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ phù hợp của chương trình đào tạo với yêu cầu thực tế

Mức độ đánh giá (tính theo% ý kiến trả lời) Nội dung đánh giá Rất không

phù hợp Không phù hợp Tương đối phù hợp Phù hợp Rất phù hợp Kiến thức lý thuyết 0,00 17 16,67 66,67 0,00 Kỹ năng thực hành 0,00 15,06 41,67 34 8.3

Bảng 2.22: Đánh giá của các cơ sở đào tạo về mức độ phù hợp của chương trình đào tạo với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp

Mức độ đánh giá (tính theo% ý kiến trả lời) Nội dung đánh giá Rất không

phù hợp Không phù hợp Tương đối phù hợp Phù hợp Rất phù hợp Kiến thức lý thuyết 0.00 12,5 43,98 33,0 11,0 Kỹ năng thực hành 0.00 15,6 42,41 32,53 9.36

( Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát tháng 2/2013)

Như vậy có thể thấy rằng, có những điểm không ăn khớp giữa nội dung chương trình đào tạo của các trường và yêu cầu thực tế, điều đó chứng tỏ chưa có sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà cung cấp và nhà sử dụng nhân lực trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo.

Kết quả khảo sát điều tra cho thấy học sinh, sinh viên được đào tạo tốt về kiến thức chuyên môn và phẩm chất đạo đức, nhưng kỹ năng về nghiệp vụ nghề còn có khoảng cách xa với thực tế. Có tới 14,45% doanh nghiệp được hỏi cho rằng kỹ năng nghiệp vụ của sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu, 41,57% doanh nghiệp đánh giá chỉ đạt mức trung bình. Về kỹ năng giao tiếp và trình độ ngoại ngữ cũng còn rất yếu, chỉ có 23,49% doanh nghiệp đánh giá đạt mức tốt, có tới 39,16% đánh giá đạt mức trung bình và 12,05% đánh giá là chưa đạt yêu cầu. Đánh giá của các cơ sở đào tạo cũng tương đối đồng nhất với các doanh nghiệp, các tiêu chí kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp và trình độ ngoại ngữ đều được đánh giá ở mức thấp hơn các tiêu chí kiến thức chuyên môn và phẩm chất đạo đức. ( bảng 2.23 và 2.24)

Bảng 2.23: Đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo

Mức độ đánh giá (tính theo% ý kiến trả lời) Nội dung đánh giá

Tốt Khá tốt Trung bình

Chưa đáp ứng được yêu cầu

Kiến thức chuyên môn 32.53 36.14 24.70 6.63

Kỹ năng nghiệp vụ 22.29 21.69 41.57 14.45

Kỹ năng giao tiếp 23.49 25.30 39.16 12.05

Trình độ ngoại ngữ 23.49 25.30 39.16 12.05

Nhận thức về ngành nghề 30.12 27.71 34.34 7.83

Phẩm chất đạo đức 46.39 48.19 5.42 0.00

Đánh giá chung về chất lượng đào tạo 19.88 27.71 38.55 13.86

Bảng 2.24: Đánh giá của các cơ sở đào tạo về chất lượng đào tạo Mức độ đánh giá (tính theo% ý kiến trả lời) Nội dung đánh giá

Tốt Khá tốt Trung bình Chưa đáp ứng được yêu cầu

Kiến thức chuyên môn 37.5 40.63 18.75 3.13

Kỹ năng nghiệp vụ 28.13 37.50 28.13 6.25

Kỹ năng giao tiếp 25.00 28.13 37.50 9.38

Trình độ ngoại ngữ 25.00 25.00 37.50 12.50

Nhận thức về ngành nghề 21.88 34.38 34.38 9.38

Phẩm chất đạo đức 56.25 34.38 9.38 0.00

Đánh giá chung về chất lượng đào tạo 25.00 34.38 31.25 9.38 (Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát tháng 2/2013)

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, các doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nói riêng được mở ra nhiều cơ hội phát triển, sự phát triển của doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển của ngành, địa phương và cả quốc gia. Tuy nhiên đây cũng là một thách thức đối với doanh nghiệp, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải cạnh tranh, điều đó cũng có nghĩa doanh nghiệp phải phát huy lợi thế của mình. Chất lượng nguồn nhân lực là lợi thế hàng đầu bởi con người là tài sản vô giá của doanh nghiệp, vì vậy, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi sự tốn kém về thời gian và chi phí, nhưng thực hiện tốt công tác này sẽ mang lại vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững.

Qua khảo sát điều tra cho thấy, nhận thức của các doanh nghiệp du lịch về sự cần thiết của việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực đã có sự chuyển biến tích cực. Tại thị xã Cửa Lò, có 75/105 doanh nghiệp (chiếm 71,%) được hỏi cho biết họ luôn tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn thông qua các hình thức như: hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí, nhân viên vẫn được trả lương trong thời gian đi học, hỗ trợ về mặt thời gian. Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn tổ chức các chương trình bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho nhân viên như cử các cấp lãnh đạo, trưởng bộ phận tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng rồi về huấn luyện lại cho nhân viên (thường là ở các doanh nghiệp nhỏ) hoặc mời các chuyên gia giỏi về đào tạo tại chỗ cho nhân

viên (các khách sạn 2-3 sao). Tuy nhiên, hiện nay ở Cửa Lò vẫn còn đến 57/ 105 (54%) doanh nghiệp cho biết họ chưa cử nhân viên tham gia bất cứ khoá đạo tạo nào, trong đó lý do chưa cần phải đào tạo (32/57 DN), doanh nghiệp thiếu kinh phí (18/57 DN), doanh nghiệp tự huấn luyện nhân viên của mình (20/57 DN), người lao động không có thời gian đi học (22,81/45 DN) – (Bảng 2.25)

Bảng 2.25: Lý do doanh nghiệp chưa cử nhân viên tham gia các khoá đào tạo

Chỉ tiêu SL Tỷ lệ %

Hoạt động của doanh nghiệp chưa cần phải đào tạo 32 56.14

Doanh nghiệp thiếu kinh phí 18 31.58

Doanh nghiệp tự huấn luyện nhân viên 20 35.09

Người lao động không có thời gian đi học 13 22.81

Người lao động không thích đi học 3 5.26

Khác 2 3.51

( Nguồn : Kết quả khảo sát điều tra thực tế tháng 2/2013)

Trong khối dịch vụ du lịch, các doanh nghiệp đã từng cử nhân viên tham gia các khóa đào tạo có 63/105 (60%) ý kiến cho rằng họ cử nhân viên đi đào tạo để tăng kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên, 52/105 (50%) để có thêm kiến thức nhằm quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn, nhưng cũng có tới 75/105 (chiếm 71%) ý kiến cho rằng doanh nghiệp cử nhân viên đi đào tạo vì mục đích cần phải có chứng chỉ đào tạo theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước.

Từ thực tế trên cho thấy rằng, có sự nhận thức khác nhau về lợi ích của công tác đào tạo giữa các doanh nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước, các công ty TNHH có quy mô tương đối, đều rất quan tâm đến công tác đào tạo phát triển nhân lực, hầu hết các doanh nghiệp này đều lựa chọn lý do cử nhân viên tham gia các khóa đào tạo để tăng kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên và để quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp lựa chọn lý do cử nhân viên đi đào tạo vì mục đích cần chứng chỉ theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp chưa cử nhân viên tham gia bất cứ khóa đào tạo nào hầu hết rơi vào nhóm các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ.

Biểu đồ 2.13: Nhu cầu các lớp đào tạo, bồi dưỡng

Kết quả điều tra cũng cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đều có nhu cầu về các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm bổ sung và nâng cao kiến thức cho nhân viên của mình, có 72/105 (68,5%) doanh nghiệp được hỏi cho biết họ muốn cử nhân viên tham gia các lớp bồi dưỡng về kỹ năng nghiệp vụ như bàn, buồng, hướng dẫn..., tiếp đến là ngoại ngữ 51/105 (48,88%), các lớp bồi dưỡng về kỹ năng quản trị cũng được các doanh nghiệp quan tâm (25,28%). Ngoài ra một số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo các kỹ năng cho nhân viên như kỹ năng chăm sóc khách hàng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm....Vì thế các doanh nghiệp đều đã có những cơ chế, hình thức hỗ trợ nhân viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn ( bảng 2.26)

Bảng 2.26: Các hình thức hỗ trợ nhân viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn

Chỉ tiêu SL Tỷ lệ %

1. Hỗ trợ 100% học phí cho nhân viên

21 20

2. Hỗ trợ một phần học phí cho nhân viên

12 11

3. Nhân viên được hưởng lương trong thời gian đi học

43 41

4. Doanh nghiệp tạo điều kiện về thời gian để nhân viên tự

học thêm ngoài giờ làm việc 24 23

5. Khác

6 6

(Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra thực tế tháng 2/2013)

67.98% 25.28%

48.88% 11.80%

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00

Kỹ năng nghiệp vụ (bàn, buồng, hướng dẫn..)

Kỹ năng quản lý (Quản trị, nhân sự,

Marketing, Tài chính...)

Ngoại ngữ Khác (kỹ năng giao tiếp, khả năng chăm sóc khách hàng

Như vậy, có thể thấy rằng, công tác đào tạo, bồi dưỡng đã được các doanh nghiệp quan tâm và xem là một giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành du lịch nói chung, khối dịch vụ du lịch nói riêng. 2.2.5. Đánh giá chung về chất lượng nguồn nhân lực khối dịch vụ du lịch TX Cửa Lò

2.2.5.1. Kết quả đạt được

Một là, nguồn nhân lực khối dịch vụ du lịch ở thị xã Cửa Lò có sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng. Cùng với đó chất lượng nhân lực cũng được nâng cao đáng kể. Tỷ lệ lao động được đào tạo mới, tỷ lệ lao động được đào tạo lại, lao động có kinh nghiệm nghề nghiệp, có trình độ ngoại ngữ có xu hướng tăng. Nguồn nhân lực du lịch nhìn chung đa phần còn rất trẻ, lao động có độ tuổi từ 40 trở xuống chiếm hơn 78% tổng số lao động của ngành, phù hợp với đặc điểm của ngành Du lịch.

Hai là, ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình quản trị nguồn nhân lực tiên tiến, làm tốt các khâu tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng và duy trì nguồn nhân lực. Đặc biệt các công ty lữ hành lớn, đội ngũ lao động có chất lượng khá cao, cũng như xét trên các mặt phong cách, thái độ nghề nghiệp, kỹ năng thực hành, kiến thức và trình độ giao tiếp bằng tiếng nước ngoài.

Ba là, hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực ngành du lịch đã có sự phát triển nhanh chóng với cơ cấu đa dạng về cấp đào tạo và ngành nghề đào tạo. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo đã được quan tâm đầu tư nâng cấp và đầu tư mới. Đội ngũ giáo viên tăng về số lượng và từng bước được chuẩn hoá.

Bốn là, nhận thức của các cơ quan, ban ngành và các doanh nghiệp du lịch về tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh nói riêng và sự phát triển của ngành nói chung đã có sự chuyển biến rõ rệt. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đặc biệt là các cơ sở lưu trú có chất lượng cao đã quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình với nhiều hình thức phong phú và hiệu quả.

Năm là, công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch được tăng cường, đội ngũ làm công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch trong các cơ quan quản lý đang dần được bổ sung. Chương trình phát triển nhân lực cho ngành du lịch đã được xây dựng và đang trong thời gian triển khai thực hiện.

2.2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Với tốc độ phát triển nhanh như hiện nay vấn đề nguồn nhân lực cho ngành du lịch không phải của riêng Cửa Lò hay Nghệ An mà nó cũng là vấn đề “nóng” của nhiều địa phương trong nước. Và những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của ngành du lịch Cửa Lò là đang gặp phải là:

a) Những hạn chế

Một là, nguồn nhân lực khối dịch vụ du lịch của thị xã Cửa Lò đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của ngành.

- Nguồn nhân lực vừa thừa lại vừa thiếu, thừa lao động chưa qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, nhưng lại thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao, nhất là đội ngũ quản lý có kinh nghiệm. Nhiều doanh nghiệp mới thành lập gặp khó khăn trong tuyển chọn các nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn để bố trí vào các chức danh chủ chốt.

- Chất lượng của nguồn nhân lực ngành Du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành: Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn cao, số người có trình độ đại

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khối dịch vụ du lịch ở thị xã cửa lò giai đoạn 2011-2015 (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)