Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ngành dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khối dịch vụ du lịch ở thị xã cửa lò giai đoạn 2011-2015 (Trang 57)

Kể từ ngày thành lập số lao động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch ở Cửa Lò chỉ có khoảng 650 người, năm 2006 tăng lên 4.462 người. Đến năm 2012, thị xã Cửa Lò đã có gần 7000 người/tổng số 31.250 người trong độ tuổi lao động.Tổng số lao động trực tiếp của du lịch Cửa Lò trong thời gian qua luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động trực tiếp trong hoạt động du lịch tỉnh Nghệ An (dao động từ 53% - 58% trong giai đoạn 2000-2005 và từ 60-65% năm 2008); tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khá cao. Có khoảng 60% được đào tạo cơ bản, còn lại 40% là những lao động nghiệp dư, làm việc theo mùa vụ và chưa có kinh nghiệm nhiều.

Chất lượng đội ngũ lao động thấp, phần lớn là lao động phổ thông, lao động thời vụ do ảnh hưởng bởi tính thời vụ trong kinh doanh du lịch biển. Số lao động có trình độ đại học - cao đẳng chiếm tỷ lệ thấp, đặc biệt là lao động tốt nghiệp về du lịch.

Bên cạnh đội ngũ lao động được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ du lịch đồng bộ, thì ngành du lịch dịch vụ ở Cửa Lò cũng đang gặp khó khăn trong việc sử dụng lao động thời vụ, chưa qua đào tạo và chưa có kinh nghiệm. Chất lượng đội ngũ lao động thấp, phần lớn là lao động phổ thông, lao động thời vụ do ảnh hưởng bởi tính thời vụ trong kinh doanh du lịch biển. Số lao động có trình độ đại học - cao đẳng chiếm tỷ lệ thấp, đặc biệt là lao động tốt nghiệp về du lịch.

Chính vì vậy, trước mỗi mùa du lịch, Thị xã Cửa Lò cũng đã tiến hành tập huấn nghiệp vụ du lịch, ứng xử văn hóa cho trên 95% lao động là những người phục vụ trực tiếp trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, nhằm góp phần nâng cao chất lượng phục vụ cho đội ngũ này. Cửa Lò đang đặt ra mục tiêu phấn đấu trong năm 2013 này sẽ có từ 82% đến 86% lao động du lịch trên địa bàn được đào tạo nghiệp vụ.

Trong nguồn nhân lực của ngành du lịch thì nguồn nhân lực khối dịch vụ chiếm đại đa số. Nó giữ vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến hiệu quả hoạt động của mỗi doanh nghiệp nói riêng, sự phát triển của toàn ngành du lịch nói chung. Thực

trạng nguồn nhân lực khối dịch vụ sẽ được đánh giá trên 3 nội dung: số lượng nguồn nhân lực, cơ cấu nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực.

a) Số lượng nguồn nhân lực

Sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch thị xã Cửa Lò trong thời gian qua đã thu hút một lực lượng lao động lớn vào các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Bảng 2.9 thể hiện số lượng và tốc độ tăng lao động ở Cửa Lò giai đoạn 2006-2012.

Bảng 2.9: Qui mô lao động dịch vụ du lịch Cửa Lò

Năm Tổng số lao động ( người) Tốc độ tăng ( %)

2006 4.462 - 2007 4.780 4.67 2008 5.102 5.87 2009 5.450 4.03 2010 6.053 3.79 2011 6.558 5,97 2012 7.000 6,5

( Nguồn: Phòng thống kê Cửa Lò)

Như vậy, theo bảng 2.9 cho thấy, trong giai đoạn 2006-2012 lao động trong các doanh nghiệp du lịch ở Cửa Lò tăng đều qua các năm, bình quân 4,86%/năm. Năm 2006, số lao động là 4.462 người, đến năm 2012 là 7.000 người tăng 1,27 lần so với năm 2006.

b) Trình độ nguồn nhân lực

Bảng 2.10: Trình độ lao động trong ngành dịch vụ du lịch Cửa Lò 2006-2012 Đơn vị: Người Trình độ Lao động thường xuyên Lao động thời vụ Năm Tổng số Phổ thông Sơ cấp Trung cấp Đại học Trên ĐH Tổng số Nữ Nam Tổng số Nữ Nam 2006 4462 2399 678 1139 243 3 2654 1585 1069 1808 1303 500 2007 4780 2002 680 1456 642 8 2702 1600 1102 2078 1278 800 2008 5102 2034 723 1625 708 12 2896 1855 1041 2206 1300 1206 2009 5450 1976 920 1736 801 17 2979 1886 1093 2471 1505 966 2010 6053 1905 990 2256 878 24 3611 2032 1579 2442 1634 808 2011 6558 1864 1104 2490 1200 32 3804 2200 1604 2754 1738 1016 2012 7000 1766 1202 2646 1335 21 4101 2392 1709 2899 1822 1077 (Nguồn: Phòng VHTT-DL Cửa Lò)

Theo bảng 2.10, có thể thấy, mặc dù trong thời gian vừa qua số lượng nhân lực khối dịch vụ ngành du lịch ở Cửa Lò có tăng nhưng chưa đáng kể, chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp nhất là nhu cầu về nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Theo khảo sát của phòng VH,TH&DL Cửa Lò ở 200 doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thì kết quả cho thấy có 116 (58%) doanh nghiệp cho rằng số lượng lao động là vừa đủ, 27 (13,5%) doanh nghiệp dư thừa và có tới 57(28,5%) doanh nghiệp còn thiếu lao động. Đối với lao động nghiệp vụ có 138 (69%) doanh nghiệp cho rằng số lượng đội ngũ này là vừa đủ với yêu cầu của doanh nghiệp, 20 (10%) doanh nghiệp cho rằng dư thừa và 42 (21%) doanh nghiệp còn thiếu (Biểu đồ 2.4).

58 69

13.5 10

28.5 21

Vừa đủ Dư thừa Thiếu

Lao động quản lý

Lao động nghiệp vụ

Biểu đồ 2.4: Đánh giá mức độ đáp ứng về số lượng lao động của Doanh nghiệp (Nguồn: Phòng VHTT-DL Cửa Lò)

b) Cơ cấu nguồn nhân lực

Cơ cấu theo giới tính và độ tuổi

Đặc thù nghề nghiệp của khối dịch vụ du lịch có nhiều vị trí công việc cần lao động nữ là chủ yếu như phục vụ buồng phòng, lễ tân, phục vụ ăn uống. Vì vậy lao động trong ngành du lịch nữ thường chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ lệ lao động nữ trong ngành du lịch thị xã Cửa Lò chiếm khoảng 54%, lao động nam chiếm khoảng gần 46%, điều đó cũng cho thấy rằng lao động trong ngành du lịch phù hợp với lao động nữ.

Độ tuổi lao động cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới sự thành công của một doanh nghiệp. Ở mỗi độ tuổi khác nhau có mức độ ảnh hưởng tới công việc khác nhau. Lao động trẻ có lợi thế về kiến thức chuyên môn, trình độ học vấn, ngoại ngữ, khả năng tiếp thu kiến thức mới nhanh, nhưng thiếu kinh nghiệm nghề

nghiệp. Ngược lại, lao động có thâm niên, có kinh nghiệm trong công tác nhưng lại thiếu tính năng động, linh hoạt trong công việc, đồng thời cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu những kiến thức mới. Chính vì vậy, cơ cấu lao động hợp lý, hài hòa giữa các nhóm tuổi sẽ tạo nên thành công trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Bảng 2.11: Cơ cấu lao động khối dịch vụ du lịch Cửa Lò theo giới tính và độ tuổi Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ trọng (%)

Tổng số lao động 6750 100,00 Theo giới tính - Nam 3075 45,6 - Nữ 3675 54,4 Theo độ tuổi - Dưới 30 tuổi 3100 45,92 - Từ 30-40 tuổi 2400 35,55 - Từ 41-50 tuổi 1050 15,55 - Trên 50 tuổi 200 2,98 (Nguồn: Phòng VHTT-DL Cửa Lò)

Theo bảng 2.11 cho thấy nguồn nhân lực trong khối dịch vụ của ngành du lịch Cửa Lò chủ yếu là lao động trẻ, cụ thể, lao động có độ tuổi dưới 30 chiếm 45,92 %, từ 31-40 tuổi chiếm khoảng trên 35,55 %, độ tuổi từ 41-50 chiếm 15,55%, nhóm lao động có độ tuổi trên 50 chiếm tỷ trọng thấp nhất, chỉ có 2,98%. Như vậy, có thể nói, với cơ cấu độ tuổi như trên là tương đối phù hợp, đáp ứng được yêu cầu và đặc điểm kinh doanh của ngành du lịch.

Cơ cấu lao động theo lĩnh vực chuyên môn

Cơ cấu lao động của ngành dịch vụ du lịch ở Cửa Lò hiện nay thì cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng chiếm bình quân khoảng 16,81%, nhân viên nghiệp vụ chiếm bình quân khoảng 83,19% trong tổng số lao động của ngành. Trong đó, nhân viên phục vụ ăn uống, nhà hàng chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 23,37%; nhân viên lễ tân và phục vụ buồng cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao, khoảng 16,48%. Về thông dịch viên và hướng dẫn viên du lịch còn chiếm tỷ lệ thấp 2,9%).

Bảng 2.12: Cơ cấu lao động theo lĩnh vực chuyên môn

Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ trọng (%)

Tổng số lao động quan sát 6708 100,00

+ Cán bộ quản lý 413 8,68

+ Nhân viên văn phòng 387 8,13

+ Nhân viên kinh doanh/thị trường 261 5,49

+ Nhân viên kỹ thuật 200 4,20

+ Nhân viên Kế toán 404 8,49

+ Nhân viên phục vụ buồng 414 8,70

+ Nhân viên lễ tân 370 7,78

+ Hướng dẫn viên du lịch 138 2,90

+ Thông dịch viên 20 0,42

+ Nhân viên massage, vật lý trị liệu 249 5,23

+ Nhân viên phục vụ ăn uống, nhà hàng 1112 23,37

+ Tài xế 283 5,95

+ Lao động khác 507 10,66

(Nguồn: Phòng VHTT-DL Cửa Lò)

Cơ cấu theo hợp đồng lao động

Do đặc điểm mang tính mùa vụ của ngành du lịch, các doanh nghiệp thường sử dụng lao động thời vụ để bổ sung vào lực lượng lao động bị thiếu hụt vào mùa cao điểm. Vì vậy lao động theo hợp đồng ngắn hạn trong khối dịch vụ du lịch chiếm tỷ lệ cao là phù hợp với đặc thù của ngành, tuy nhiên, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo trong ngành du lịch ở Cửa Lò còn cao. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của ngành (bảng 2.13).

Bảng 2.13: Cơ cấu theo hợp đồng lao động

Chỉ tiêu Số lượng (Người) Tỷ lệ %

Tổng số lao động quan sát 6750 100,00

+ Hợp đồng ngắn hạn 3064 45,39

+ Hợp đồng dài hạn 3686 54,61

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khối dịch vụ du lịch ở thị xã cửa lò giai đoạn 2011-2015 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)