So với nhiều địa phương, Nghệ An thực sự có nhiều tiềm năng và lợi thế về tài nguyên để phát triển ngành du lịch với hơn 1.000 di tích lịch sử, trong đó có 131 di tích được xếp hạng quốc gia; 82km bờ biển, có nhiều bãi tắm đẹp, nhất là bãi tắm Cửa Lò – một trong những bãi tắm đẹp nhất vùng biển phía Bắc Việt Nam… Nghệ An còn là nơi có bề dày truyền thống lịch sử–văn hoá và nhân văn đặc sắc, với trên 1.000 di tích lịch sử - văn hoá - cách mạng và các lễ hội. Trong đó có 131 di tích đã được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia. Ngày 22/7/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, giai đoạn 2001 – 2010. Với chiến lược này, hiện nay Nghệ An là một trong 14 trọng điểm quốc gia phát triển du lịch trong cả nước. Có thể nói, đây là một lợi thế để Nghệ An phát triển mạnh mẽ ngành kinh tế du lịch trong thời gian tới đây.
Đặc biệt, Nghệ An còn là tỉnh có dân số đông- trên 3,3 triệu người, trong đó lực lượng lao động của ngành du lịch trên 52.000 người (lao động trực tiếp gần 17.000 người). Ngoài những thuận lợi về tài nguyên, yếu tố nguồn nhân lực đã góp phần quan trọng và đóng vai trò quyết định trong sự phát triển KTXH của tỉnh.
Nhờ phát huy tốt vai trò của nguồn nhân lực nên ngành du lịch của Nghệ An đang từng bước phát triển và phấn đấu trở thành trung tâm du lịch khu vực Bắc Trung Bộ và là trọng điểm du lịch của cả nước. Điều này chứng minh cụ thể qua những con số sau:
Nếu như năm 2006 toàn tỉnh Nghệ An mới chỉ có 355 cơ sở lưu trú du lịch (trong đó 17 cơ sở là nhà khách, nhà nghỉ) thì đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 572 khách sạn, nhà nghỉ, trong đó có 1 khách sạn 5 sao, 5 khách sạn 4 sao, 11 khách sạn 3 sao, gần 50 khách sạn 1-2 sao, 27 trung tâm lữ hành trong nước và quốc tế. Lượng khách du lịch tăng bình quân 16%/năm, doanh thu dịch vụ du lịch tăng 23,7%/năm. Đặc biệt, năm 2012, có trên 3,6 triệu lượt khách du lịch đến Nghệ An có lưu trú, trong đó có 3561,34 lượt khách nội địa, 102,54 lượt khách quốc tế; doanh thu du lịch đạt 1.572.380 triệu đồng.[38]
Bảng 1.1: Số lượng khách và doanh thu du lịch Nghệ An giai đoạn 2006-2012
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Số lượng khách (nghìn lượt) 1485,6 1634,7 1962,1 2680,0 2917,33 3072,27 3663,88 Trong đó: - Khách nội địa 1436 1579,5 1585,4 2592,7 2839,45 2979,41 3561,34 - Khách quốc tế 49,6 55,2 76,7 87,3 77,88 92,86 102,54 Doanh thu (tỉ đồng) 375,1 546,8 690,0 840.8 910,4 1385,4 1572,3
(Nguồn: kết quả thực hiện Chương trình phát triển du lịch Nghệ An2006-2012)
39.3
42.5 3.22.3
7.4 5.3
Doanh thu lưu trú Doanh thu ăn uống
Doanh thu lữ hành Doanh thu vận chuyển hành khách
Doanh thu thương mại hàng hóa Doanh thu từ các dịch vụ khác
Bảng 1.2: Số cơ sở lưu trú, tổng số phòng. Công suất sử dụng phòng và số lao động du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006-2012
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Số cơ sở lưu trú 314 354 395 439 466 514 572 Tổng số phòng 3538 4653 6778 7808 8786 9355 9590 Công suất sử dụng phòng (%) 53 51 52 53 54 53 54 Lao động (người) 4694 5198 5843 6049 49.262 7462 49262
(Nguồn: kết quả thực hiện Chương trình phát triển du lịch Nghệ An 2006-2012)
Từ những con số trên đây cho thấy, hoạt động du lịch của Nghệ An phát triển với quy mô tương đối lớn, số cơ sở lưu trú nhiều, lượt khách du lịch đông, hoạt động du lịch đem lại doanh thu đáng kể... Du lịch phát triển đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo việc làm và thu nhập cho các tầng lớp dân cư, nâng cao dân trí, cải thiện môi trường sinh thái, tạo vẻ đẹp cảnh quan đô thị và góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Sự phát triển của ngành du lịch đã góp phần tích cực trong việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho người lao động trong tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, du lịch Nghệ An vẫn còn những tồn tại như tốc độ tăng trưởng về số lượng khách và doanh thu cao nhưng tỷ lệ khách quốc tế còn quá khiêm tốn, dịch vụ nghèo nàn (đặc biệt là dịch vụ vui chơi giải trí), quy mô trung bình của cơ sở lưu trú nhỏ, hiệu quả kinh doanh của phần lớn các cơ sở lưu trú du lịch và hoạt động lữ hành thấp, công suất sử dụng phòng chỉ đạt trên 50%/năm (riêng thị xã Cửa Lò đạt 20-25%/ năm), số ngày lưu trú bình quân của khách ngắn. Các điểm du lịch phát triển chậm, thiếu đồng bộ. Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa có khu, điểm du lịch chất lượng cao hấp dẫn du khách quốc tế.... Đặc biệt một tồn tại mà ngành du lịch Nghệ An cần quan tâm đó là là nguồn nhân lực của ngành du lịch Nghệ An còn yếu về chất lượng và thiếu về số lượng. Theo thống kê mới chỉ đáp ứng 0,6 - 0,7 lao động/phòng ngủ ở những khách sạn nhỏ, nhà nghỉ (quy định của Tổng cục Du lịch, cứ 1,1 lao động/phòng ngủ (ở các khách sạn nhỏ, nhà nghỉ); 2,2 - 2,6 lao động/phòng ngủ (ở những khách sạn 3 sao trở lên). Và hầu như tỷ lệ lao động có chất lượng, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp chủ yếu vẫn tập trung ở những khách sạn hạng sao trở lên. Còn các khách sạn nhỏ, nhà nghỉ, đội ngũ phục vụ không
đúng chuyên môn, phần nhiều là lao động phổ thông, lao động thời vụ không có tính chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch cũng đang là vấn đề cần quan tâm. Mặc dù số lượng hướng dẫn viên được cấp thẻ hoạt động khá nhiều, nhưng nhìn chung trình độ ngoại ngữ vẫn còn hạn chế, thái độ giao tiếp ứng xử với khách du lịch chưa chuyên nghiệp. Chất lượng đầu ra của các cơ sở đào tạo ngành