Đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý và luân chuyển CBCĐ

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở ngành chế tạo máy tại Hà Nội hiện nay (Trang 71)

2. Khuyến nghị và giải pháp

2.4. Đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý và luân chuyển CBCĐ

- Việc sử dụng CBCĐ phải đảm bảo tính dân chủ cơ sở, tránh hình thức, áp đặt. Công đoàn sinh ra từ phong trào công nhân, CBCĐ phần lớn đƣợc trƣởng thành từ phong trào quần chúng. Sẽ là sai lầm khi chúng ta tin tƣởng lập trƣờng chính trị của công nhân nhƣng lại chƣa tạo điều kiện cho họ chọn lựa và bầu ra CBCĐCS, những ngƣời hiểu rõ tình hình của họ và chia sẻ với họ. Giải pháp căn cơ nhất đem lại hiệu quả hoạt động cho CBCĐCS và củng cố sức mạnh của công đoàn cơ sở là không chọn giùm NLĐ CBCĐ từ một lực lƣợng bên ngoài nào đó mà chủ yếu là giúp họ chọn đúng ngƣời ƣu tú ngay trong đội ngũ của họ làm ngƣời đại diện bảo vệ lợi ích cho họ. Trƣớc khi qua đời mấy tháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lần cuối cùng và căn dặn: “Phải để cho công nhân lựa chọn ngƣời họ tín nhiệm bầu vào ban chấp hành công đoàn một cách thực sự dân chủ”. TCCĐ không nên ỷ lại, chờ đợi cán bộ từ bên ngoài đƣa vào “ba cùng” mà phải tìm biện pháp khơi nguồn CBCĐ từ chính đội ngũ công nhân tại doanh nghiệp. Nói nhƣ thế không mâu thuẫn với việc tăng cƣờng CBCĐ về cơ sở.

- Việc đƣa CBCĐ về cơ sở cần lƣu ý CBCĐ là những ngƣời hoạt động chính trị, hoạt động xã hội, đại diện cho tâm tƣ, nguyện vọng và lợi ích của NLĐ. Do đó ngƣời CBCĐ cần đi sát cơ sở, đi sát quần chúng NLĐ để thấu hiểu tình hình, tâm tƣ nguyện vọng của họ. CBCĐ là ngƣời hoạt động chính trị - xã hội có những phong cách làm việc khác với công chức, viên chức nhà nƣớc. Đƣa CBCĐ chuyên trách về

70

cơ sở là một cách nhằm “cởi trói” cho CBCĐ khỏi những ràng buộc của doanh nghiệp để nâng cao vai trò bảo vệ quyền lợi cho công nhân. Tuy nhiên, đề án này có nguy cơ phá sản khi đƣa vào áp dụng trong thực tế vì vấp phải sự không đồng tình của doanh nghiệp; khi chƣa cởi trói đƣợc thì họ vẫn phải chịu tình cảnh “trên đe dƣới búa” và cái nhiệm vụ quan trọng nhất của CBCĐ là bảo vệ quyền lợi cho công nhân vẫn chƣa đƣợc phát huy. Chính vì vậy cần phải có sự chuẩn bị kỹ lƣỡng về mặt chiến lƣợc trong việc đào tạo, bồi dƣỡng và luân chuyển cán bộ.

- Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý CBCĐCS phải đảm bảo đƣợc sự hài hòa giữa lực lƣợng thủ lĩnh công đoàn-ngƣời nổi lên từ phong trào quần chúng và chuyên gia công đoàn-ngƣời đƣợc đào tạo bài bản để hai lực lƣợng có thể bổ sung cho nhau về nghiệp vụ, lý luận và về kinh nghiệm thực tiễn.

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở ngành chế tạo máy tại Hà Nội hiện nay (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)