Cơ cấu theo trình độ ngoại ngữ, tin học

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở ngành chế tạo máy tại Hà Nội hiện nay (Trang 49)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.5. Cơ cấu theo trình độ ngoại ngữ, tin học

Ngoại ngữ và tin học đƣợc xem là những yếu tố bổ trợ tích cực cho hoạt động của con ngƣời trong xã hội hiện đại. Đối với CBCĐCS ngành CTM tại Hà Nội cũng vậy. Đất nƣớc đang đổi mới và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Ngoại ngữ với CBCĐ, vì thế không chỉ là phƣơng tiện để giao tiếp thông thƣờng mà còn là nhịp cầu bƣớc ra sân chơi quốc tế, là cửa sổ để “nhìn ra thế giới”, nắm bắt và trao đổi thông tin về tình hình hoạt động công đoàn, phát triển quan hệ với TCCĐ các nƣớc, hội nhập vào phong trào công nhân quốc tế. Sử dụng đƣợc ngoại ngữ, CBCĐ cũng có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tham gia quản lý và xây dựng đơn vị, có thể giải quyết tranh chấp lao động giữa công nhân với ngƣời sử dụng lao động là ngƣời nƣớc ngoài khi cần thiết…Trong thời đại thông tin, với sự lớn mạnh của nhân tố tri thức trong nền kinh tế, ai nắm bắt đƣợc công nghệ mới, ngƣời đó sẽ dễ

48

dàng thành công hơn những ngƣời đi sau. Chính vì thế, “CBCĐ thời @” cần đƣợc trang bị kiến thức và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của mình.

Cơ cấu trình độ ngoại ngữ, tin học phản ánh mối quan hệ tƣơng đối bền vững và ổn định của các CBCĐ có trình độ ngoại ngữ và tin học khác nhau. Để có cái nhìn sâu hơn, chúng tôi tìm hiểu trình độ ngoại ngữ và tin học của CBCĐ qua bằng cấp, chứng chỉ kết hợp với việc khảo sát khả năng sử dụng của họ trong thực tế.

Bảng 2.15: Trình độ ngoại ngữ của CBCĐCS theo chứng chỉ

Trình độ Anh Nga Đức Séc Pháp Không

biết Tổng A B C A B C C C B

Số lƣợng 14 23 18 2 3 5 2 1 2 60 130

Tỷ lệ % 10,8 17,7 13,9 1,5 2,3 3,8 1,5 0,8 1,5 46,2 100

Bảng 2.16: Khả năng sử dụng ngoại ngữ của CBCĐCS (tỷ lệ %) Tỷ lệ trả lời

Khả năng Không có Tổng

Sử dụng thành thạo cho công việc chuyên môn hàng ngày 6,9 93,1 100

Sử dụng khá thành thạo 4,6 95,4 100

Có thể giao tiếp thông thƣờng 15,4 84,6 100

Giao tiếp hạn chế 36,2 63,8 100

Kết quả khảo sát cho thấy có 53,8% CBCĐ biết ngoại ngữ, bao gồm tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Pháp và Séc, trong đó số ngƣời biết tiếng Anh chiếm tỷ lệ cao nhất, gồm 10,8% ngƣời có chứng chỉ Anh A, 17,7%: Anh B và 13,9%: Anh C. Tỷ lệ CBCĐCS biết ngoại ngữ có phần cao hơn tỷ lệ bình quân cán bộ quản lý và NLĐ (48,8% chƣa biết ngoại ngữ, phần lớn là NLĐ). Trong số CSCĐ đƣợc hỏi, có 5 ngƣời (tƣơng đƣơng với 3,8%) biết thêm ngoại ngữ khác, gồm tiếng Nga và tiếng Séc nhờ đã từng đƣợc đào tạo tại các nƣớc này. Cũng cần lƣu ý là số cán bộ công đoàn không biết ngoại ngữ chiếm một tỷ lệ tƣơng đối cao, không thấp hơn tỷ lệ biết ngoại ngữ bao nhiêu. 36,2% CBCĐCS có thể giao tiếp một cách hạn

49

chế; chỉ 6,9% cán bộ có thể sử dụng thành thạo cho công việc chuyên môn hàng ngày của mình. Có thể nói, cơ cấu trình độ ngoại ngữ của CBCĐCS ngành CTM tại Hà Nội hiện nay phản ánh sự cần thiết phải nâng cao ngoại ngữ trong điều kiện đất nƣớc mở cửa, giúp cán bộ công đoàn có khả năng nâng cao hiểu biết, có thể tham gia giải quyết tranh chấp lao động đặc biệt là trong các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp hƣớng tới xuất khẩu.

Về trình độ tin học, đa số CBCĐCS có kỹ năng sử dụng tin học nhƣ một công cụ làm việc (Xem bảng 2.17). Tuy nhiên, trong thực tế chỉ hơn 1/3 CBCĐ có thể sử dụng tin học phục vụ công việc chuyên môn, 38,5% biết soạn thảo văn bản. Thú vị là số ngƣời biết sử dụng internet lại khá cao (43,1%) do đặc điểm chung của tình hình sử dụng công nghệ thông tin ở Việt Nam hiện nay. Cần lƣu ý là mặc dù các cấp công đoàn đã “cố gắng huy động sự hỗ trợ của các tổ chức để nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho cán bộ công đoàn để tránh tụt hậu” (Phỏng vấn sâu số 9) song vẫn còn 39,2% CBCĐ chƣa biết gì về tin học bởi công tác đào tạo trong công đoàn chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên tại cơ sở trong khi nhiệm kỳ hoạt động của các cán bộ này không dài. Điều này cũng đặt ra cho TCCĐ các cấp yêu cầu về xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch cụ thể nhằm đào tạo, bồi dƣỡng CBCĐ đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nƣớc.

Bảng 2.17: Khả năng sử dụng tin học của CBCĐCS (tỷ lệ %) Tỷ lệ trả lời

Khả năng Không có Tổng

Sử dụng thành thạo cho công việc chuyên môn 34,6 65,4 100

Biết soạn thảo văn bản 38,5 61,5 100

Biết dùng internet 43,1 56,9 100

Không biết sử dụng 39,2 60,8 100

Nói tóm lại, trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nƣớc theo hƣớng đẩy mạnh CNH-HĐH, cơ cấu đội ngũ CBCĐCS ngành CTM tại Hà Nội đã từng bƣớc đƣợc xây dựng, hoàn thiện, hƣớng tới mục tiêu đảm bảo sự

50

hợp lý về giới tính, độ tuổi; chất lƣợng CBCĐ đã đƣợc nâng cao cả về phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn; trình độ chính trị và các kiến thức bổ trợ nhƣ tin học, ngoại ngữ cũng đƣợc quan tâm cải thiện. Nhìn chung, đa số CBCĐCS có sự am hiểu về lý luận và nghiệp vụ công đoàn, nắm vững chế độ, chính sách, pháp luật liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công nhân và công đoàn, chất lƣợng tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, tham gia quản lý tại doanh nghiệp đƣợc ghi nhận.

Tuy nhiên, cơ cấu đội ngũ CBCĐCS ngành CTM tại Hà Nội vẫn chƣa thực sự hợp lý, thể hiện ở chỗ: chƣa đảm bảo đƣợc tính kế cận giữa các độ tuổi, trình độ học vấn, chuyên môn có nguy cơ “tụt hậu” so với đội ngũ cán bộ quản lý, trình độ nghiệp vụ công đoàn của CBCĐCS chƣa đƣợc nâng cao, hoạt động chƣa bài bản, số CBCĐCS đƣợc đào tạo nghiệp vụ không nhiều, hầu hết phải tự học hỏi thêm…

Để có thể lý giải rõ hơn về thực trạng đội ngũ CBCĐCS ngành CTM tại Hà Nội hiện nay và khắc phục những hạn chế trong cơ cấu CBCĐCS hiện thời, chúng ta không thể không tìm hiểu về những nhân tố tác động đến cơ cấu đó.

2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng cơ cấu CBCĐCS ngành CTM tại Hà Nội hiện nay

Thực trạng đội ngũ CBCĐCS ngành CTM tại Hà Nội hiện nay chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố kinh tế-xã hội liên hệ biện chứng với nhau. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu vào phân tích một số nhân tố chính.

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở ngành chế tạo máy tại Hà Nội hiện nay (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)