Cơ cấu theo trình độ lý luận chính trị

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở ngành chế tạo máy tại Hà Nội hiện nay (Trang 48)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.4. Cơ cấu theo trình độ lý luận chính trị

Đất nƣớc ta đang trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Để hƣớng tới mục tiêu xây dựng thành công xã hội đó không thể không tạo ra một đội ngũ lao động không chỉ đông đảo, có trình độ học vấn, có tay nghề cao mà còn có ý thức giai cấp, có bản lĩnh chính trị vững vàng. Là thành viên của tổ chức chính trị-xã hội, đại diện cho lực lƣợng lao động đang ngày càng đƣợc nâng cao về chất lƣợng, CBCĐ cần phải có kiến thức nhất định về lý luận chính trị nhằm xây dựng thế giới quan khoa học, củng cố quan điểm, lập trƣờng của giai cấp công nhân, nâng cao năng lực nhận thức, phân tích các vấn đề thực tiễn, nắm vững quy luật của đời sống xã hội, đề ra nội dung, phƣơng pháp hoạt động phù hợp và qua thực tế, bổ sung và làm phong phú thêm lý luận.

Trình độ lý luận chính trị của CBCĐ đƣợc chia thành 6 nhóm: Chƣa qua đào tạo, sơ cấp, trung cấp, cao cấp, đại học và trên đại học. Cơ cấu CBCĐ theo trình độ lý luận chính trị phản ánh mối quan hệ tƣơng đối bền vững và ổn định của các CBCĐ có trình độ lý luận chính trị khác nhau. Bảng số liệu và biểu đồ sau đây cho biết cơ cấu trình độ lý luận chính trị của CBCĐCS ngành CTM tại Hà Nội hiện nay.

47

Bảng 2.14: Trình độ lý luận chính trị của CBCĐCS Biểu đồ Trình độ Số lƣợng Tỷ lệ % Tỷ lệ % cộng dồn Đại học Trung cấp Sơ cấp Chưa qua đào tạo Sơ cấp 69 53,1 53,1 Trung cấp 13 10,0 63,1 Đại học 1 0,8 63,9

Chƣa qua đào tạo 47 36,1 100

Tổng cộng 130 100

Đã có gần 64% số CBCĐCS đƣợc đào tạo về lý luận chính trị. Tuy nhiên, trình độ lý luận chính trị chủ yếu là sơ cấp (53,1%), số cán bộ có trình độ trung cấp trở lên chỉ chiếm hơn 10%. Bên cạnh đó vẫn còn hơn 1/3 cán bộ chƣa qua đào tạo lý luận chính trị. Điều này có liên quan đến độ ngắn của nhiệm kỳ ban chấp hành công đoàn cơ sở (2,5 năm) hoặc việc bố trí công tác chuyên môn của cán bộ tham gia công tác công đoàn và những lý do khác khiến cán bộ công đoàn thôi hoạt động. Các nhà tổ chức vì thế lo ngại “Cán bộ cơ sở có sự thay đổi thƣờng xuyên, nhiều khi chƣa kịp đào tạo đã bị thay đổi” (Phỏng vấn sâu số 10).

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở ngành chế tạo máy tại Hà Nội hiện nay (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)