8. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Ngành CTM tại Hà Nội hiện nay
Chế tạo máy là một trong những ngành cơ khí ra đời sớm nhất và có những thời kỳ phát triển mạnh mẽ ở nƣớc ta. Ngay từ những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trƣớc, Đại hội Đảng lần thứ III đã khẳng định: “nhiệm vụ trọng tâm của cả thời kỳ quá độ ở miền Bắc nƣớc ta là Công nghiệp hoá Xã hội Chủ nghĩa”… “trong đó, ngành chế tạo cơ khí là then chốt”[17, 21]. Cơ khí CTM luôn là một bộ phận không tách rời quá trình công nghiệp hoá, hƣớng tới mục tiêu dùng sức máy thay cho sức ngƣời, đem lại năng suất và hiệu qủa cao. Đó đƣợc coi là cơ sở công nghệ và kĩ thuật để đẩy mạnh sản xuất vật chất xã hội. Trong thời đại ngày nay, vai trò của cơ khí CTM đƣợc nâng lên cùng với quá trình hiện đại hoá thông qua việc tăng hàm lƣợng khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực này.
Theo thông tin từ Hiệp hội Cơ khí Việt Nam, các đơn vị hoạt động sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, đào tạo trong ngành cơ khí Việt Nam hiện nay thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau: quốc doanh, ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, các lực lƣợng vũ trang v.v…Do sự phát triển của Công nghiệp hoá, quy mô doanh nghiệp cơ khí trên toàn quốc có sự đa dạng. Số doanh nghiệp trong ngành cơ khí là trên 3000 công ty với nhiều thƣơng hiệu đã đƣợc khẳng định trên thị trƣờng nhƣ Công ty Cơ khí Hà Nội, Cty Liên doanh Honda Việt Nam, v.v…thu hút 5 vạn lao động trên toàn quốc. Cơ khí CTM là một lĩnh vực đòi hỏi cao về quy mô sản xuất, trình độ công nghệ và trí tuệ, năng lực của NLĐ. Theo đánh giá của hiệp hội, trên cả nƣớc hiện có khoảng 50 nhà máy, xí nghiệp đủ điều kiện linh kiện, phƣơng tiện hoạt động trong ngành CTM, phục vụ nền kinh tế quốc dân và xuất khẩu.
Các sản phẩm chính đang đƣợc quan tâm phát triển của ngành CTM ở nƣớc ta hiện nay là: máy công cụ, máy động lực, máy kéo, máy nông nghiệp. Máy công cụ giữ vị trí hàng đầu của ngành CTM. Giai đoạn 1980-1990 là giai đoạn nở rộ các nhà
32
máy công cụ nhƣng đến giai đoạn 2003-2007, chỉ còn lại một số cơ sở tƣơng đối lớn nhƣ Cơ khí Hà Nội, Cơ khí Chế tạo Hải Phòng, Cơ khí A74, Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp là còn duy trì sản xuất máy công cụ. Doanh thu từ máy công cụ đạt khoảng 20-30 triệu USD/năm. Cùng với sự phát triển của cơ-điện tử, dòng máy CNC (computerized numerical control) ứng dụng bộ điểu khiển số máy tính hoá tạo khả năng lột xác cho CTM công cụ.
Hiện nay, chúng ta đang phải nhập khẩu nhiều loại máy động lực và máy nông nghiệp, đặc biệt là máy có công suất lớn. Máy nhỏ và đông cơ nổ trong nƣớc sản xuất chỉ mới đáp ứng khoảng 20% nhu cầu, phần còn lại chủ yếu nhập từ Trung Quốc qua nhiều đƣờng khác nhau. Tuy nhiên dòng sản phẩm này cũng đã góp phần cơ khí hoá nông thôn đồng thời tạo đƣợc nguồn xuất khẩu. Các doanh nghiệp chủ lực nhất trong các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu máy động lực và máy nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay là Công ty Vikyno, Công ty Máy kéo và Máy Nông nghiệp.
Chiến lƣợc Phát triển ngành Cơ khí Việt Nam đến 2010, tầm nhìn tới 2020 xác định đảm bảo nâng cao sức cạnh tranh của máy động lực, đến năm 2010 sẽ đáp ứng 60-70% nhu cầu trong nƣớc về máy động lực cỡ trung và cỡ nhỏ, sản xuất đƣợc động cơ thuỷ 400 mã lực trở lên với tỷ lệ nội địa hoá 35-40%; đến năm 2020 sẽ sản xuất đƣợc máy kéo 4 bánh cỡ trung 50-80 mã lực đồng thời tập trung đầu tƣ, xây dựng chuyên ngành CTM nông nghiệp đủ mạnh, bao gồm máy canh tác, máy chế biến và thiết bị bảo quản các sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu trong nƣớc, từng bƣớc xuất khẩu. Tổng số lao động trong ngành CTM là một vạn ngƣời, đa số làm việc trong các doanh nghiệp đã có TCCĐ.