Tổ chức công đoàn Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở ngành chế tạo máy tại Hà Nội hiện nay (Trang 29)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.1.1. Tổ chức công đoàn Việt Nam

Công đoàn Việt Nam, tổ chức chính trị-xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những NLĐ, đƣợc hình thành và phát triển trong dòng lịch sử dân tộc. Ghi dấu hoạt động công đoàn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ những năm 1917-1919 tại Anh và Pháp, manh nha từ Công hội Đỏ do đồng chí Tôn Đức Thắng vận động thành lập năm 1920, chính thức ra đời vào ngày 28/7/1929, đến nay, trải qua gần 80 năm phấn đấu và trƣởng thành, Công đoàn Việt Nam luôn đi đầu trong sự nghiệp xây dựng giai cấp công nhân tiên tiến vững mạnh, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nƣớc, đấu tranh vì quyền con ngƣời.

Công đoàn Việt Nam đƣợc tổ chức thành 4 cấp cơ bản, bao gồm: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan lãnh đạo của các cấp công đoàn; Công đoàn Ngành trung ƣơng và Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng; Công đoàn cấp trên cơ sở gồm công đoàn tổng công ty, công đoàn cơ quan bộ, ban Đảng; công đoàn cấp huyện, công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất, công đoàn ngành địa phƣơng và tổ chức cơ sở của công đoàn gồm công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn. Công đoàn cơ sở đƣợc thành lập ở các doanh nghiệp, các hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, cơ quan Nhà nƣớc, các cơ quan của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội nghề nghiệp, có 5 đoàn viên trở lên.

Công đoàn Việt Nam hiện nay có 93.054 công đoàn cơ sở, 1.838 công đoàn cấp trên cơ sở, trong đó có 415 công đoàn ngành địa phƣơng, 668 liên đoàn lao động cấp huyện, tập hợp hơn 6.090.000 đoàn viên, trong đó 44,5% là đoàn viên nữ, thuộc 20 công đoàn ngành trung ƣơng và 63 liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng. Tỷ lệ công đoàn đạt 63%, trong đó tại doanh nghiệp nhà nƣớc: 98,7%;

28

doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: 79% và doanh nghiệp tƣ nhân: 48,9%. Mục tiêu của Công đoàn Việt Nam trong giai đoạn 2008-2013 dự kiến sẽ kết nạp thêm 1,5 triệu đoàn viên, tăng tỷ lệ công đoàn lên 70%.

“Sự tác động của TCCĐ đến tiến trình phát triển của lịch sử và cách mạng, đƣợc phản ánh trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và tƣ tƣởng” [63, 26] ngày càng đƣợc thực hiện một cách linh hoạt và sáng tạo. Trong giai đoạn hiện nay, công đoàn các cấp tiếp tục tổ chức, động viên NLĐ đi đầu trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nƣớc nhằm mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Song hành với sự tồn tại và phát triển của TCCĐ Việt Nam là việc thực hiện ba chức năng: đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; tham gia quản lý Nhà nƣớc, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức kinh tế; giáo dục, động viên CNVCLĐ phát huy quyền làm chủ đất nƣớc, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Khi đánh giá về vai trò của Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội IX Công đoàn Việt Nam khẳng định: “Tổ chức công đoàn Việt Nam đã bền bỉ phấn đấu…vận động, tập hợp và chăm lo, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động…đóng góp quan trọng vào sự ổn định chính trị, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bồi dƣỡng nguồn nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc”. Tuy nhiên, các cấp công đoàn cũng nhận thấy rằng vị thế và vai trò của tổ chức này trong hệ thống chính trị nƣớc ta hiện nay cũng nhƣ trong thực tế hoạt động tại cơ sở có phần giảm sút. Nhiều nơi, công đoàn cơ sở không phát huy đƣợc vai trò tập hợp quần chúng; hình thức hoạt động còn cứng nhắc, hình thức, đôi khi bị hành chính hoá; quan hệ phân cấp chƣa thực sự rõ ràng; đội ngũ CBCĐ chƣa bắt nhịp với quá trình đổi mới, chƣa thích ứng với nền kinh tế thị trƣờng. Để nâng cao vị thế vai trò của TCCĐ rất cần nâng cao năng lực của đội ngũ CBCĐ bởi suy cho cùng, nhân tố con ngƣời chính là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của mọi hoạt động.

29

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở ngành chế tạo máy tại Hà Nội hiện nay (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)