8. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Cơ cấu lao động ngành Chế tạo máy
Cơ cấu CBCĐCS ngành CTM tại Hà Nội là kết quả của sự phân công lao động theo giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn… của Ngành. Trong thời lƣợng có hạn, tác giả chọn phân tích tác động của cơ cấu lao động theo giới tính đối với cơ cấu CBCĐCS qua cơ cấu giới tính NLĐ và cán bộ quản lý trong cùng địa bàn khảo sát.
51
Bảng 2.18: Giới tính cán bộ quản lý và lao động ngành CTM tại Hà Nội
Giới tính đối tƣợng Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Nam 129 77,7
Nữ 37 22,3
Tổng số 166 100
Chế tạo máy thuộc nhóm ngành công nghiệp với đặc trƣng công việc là nặng nhọc, đòi hỏi sức khỏe tốt, chịu nhiều rủi ro chính vì thế lao động nam chiếm tỷ lệ lớn hơn lao động nữ dẫn đến tỷ lệ nam giới trong cơ cấu CBCĐ cũng cao hơn nữ. Mặt khác, phụ nữ có nhiều bất lợi hơn nam giới: họ cùng đi làm nuôi sống gia đình nhƣ nam giới, về nhà lại phải dành thời gian chăm sóc gia đình, làm việc nội trợ, v.v…Đó là những lý do giải thích một phần nguyên nhân vì sao mặc dù công đoàn hiện đang chủ trƣơng thúc đẩy vai trò nữ giới trong hoạt động công đoàn nhƣng tỷ lệ tham gia của nữ mới chỉ đạt 31,48% xét ở ngành Công Thƣơng. Chính vì thế cũng không quá khó hiểu khi tỷ lệ nữ CBCĐ của khu vực đang nghiên cứu chỉ đạt 32,3%. Để hiểu rõ hơn sự tác động của đặc trƣng ngành nghề đối với cơ cấu CBCĐ theo giới tính ta có thể quay trở lại bảng số liệu về cơ cấu ủy viên Ban chấp hành công đoàn các cấp để thấy ở cấp cơ sở trên cả nƣớc, tỷ lệ nữ ủy viên ban chấp hành không thấp: chiếm 43,03%. Sở dĩ nhƣ vậy là do bên cạnh những ngành lao động nam giới chiếm đa số nhƣ các ngành công nghiệp nặng, còn có một số ngành thu hút đông đảo lao động nữ nhƣ dệt may, da giày, dịch vụ…Trong các doanh nghiệp dệt may chẳng hạn, số CBCĐ là nữ chiếm tỷ lệ 70%-80%.