Khái niệm công cụ

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở ngành chế tạo máy tại Hà Nội hiện nay (Trang 25)

8. Kết cấu của luận văn

1.3. Khái niệm công cụ

1.3.1. Cán bộ:

Thuật ngữ “cán bộ” đƣợc sử dụng khá rộng rãi trong thực tế với nhiều cách hiểu khác nhau. Thông thƣờng ngƣời ta quy gán “cán bộ” với những ngƣời có chức, có quyền hoặc những ngƣời làm công tác quản lý, lãnh đạo. Có khi “cán bộ” đƣợc hiểu là tất cả những ngƣời thoát ly nông nghiệp, làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. “Cán bộ” cũng đƣợc dùng để gọi những ngƣời thực thi pháp luật hay quản giáo. Nhiều ngƣời hiểu khái niệm “cán bộ” với nghĩa là ngƣời phụ trách một công tác của chính quyền hay đoàn thể. Trong từ điển Tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ biên soạn, “cán bộ” đƣợc hiểu là “ngƣời làm công tác nghiệp vụ có chuyên môn trong cơ quan Nhà nƣớc, ngƣời có chức vụ trong một cơ quan, tổ chức”.

Theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ công chức năm 2003, cán bộ đƣợc chia thành tám nhóm, gồm: những ngƣời do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, chính trị-xã hội ở trung ƣơng, cấp tỉnh, huyện; những ngƣời đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc thƣờng xuyên làm việc trong các tổ chức trên; ngƣời đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thƣờng xuyên trong các tổ chức trên; ngƣời đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức; thẩm phán, kiểm soát viên Viện kiểm sát; ngƣời đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc thƣờng xuyên làm việc trong Quân đội mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp; những ngƣời do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo theo nhiệm kỳ trong Thƣờng trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Bí thƣ, Phó Bí thƣ Đảng uỷ, ngƣời đứng đầu tổ chức chính trị, chính trị-xã hội cấp xã và nhóm những ngƣời đƣợc tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã. Quy định này chỉ giới hạn khái niệm cán bộ gắn với công chức, viên chức.

Từ thực tế, chúng ta có thể hiểu “cán bộ” là khái niệm dùng chỉ những ngƣời đƣợc bầu cử, bổ nhiệm, điều động hoặc đƣợc tuyển dụng, giao giữ một chức vụ nhất

24

định, thực hiện công tác quản lý, điều hành hoặc công việc chuyên môn trong một cơ quan, tổ chức. Ở nƣớc ta, cán bộ có thể đƣợc phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Thông thƣờng, ngƣời ta phân thành: cán bộ Đảng, cán bộ Nhà nƣớc, cán bộ đoàn thể, cán bộ lực lƣợng vũ trang, cán bộ khoa học kỹ thuật, chuyên môn…Mỗi phân nhóm có những đặc trƣng khác nhau và bao gồm nhiều tiểu loại. Trong đó, cán bộ đoàn thể là cán bộ trong tổ chức quần chúng nhƣ đoàn thanh niên, công đoàn …

1.3.2. Cán bộ công đoàn

Cán bộ công đoàn là cán bộ đoàn thể nhƣng không phải mọi cán bộ đoàn thể là CBCĐ. Cán bộ công đoàn có những đặc trƣng riêng, phân biệt với cán bộ Đảng, cán bộ Nhà nƣớc và cán bộ quần chúng khác. Để thấy rõ hơn về vấn đề này, trƣớc hết cần hiểu khái niệm TCCĐ Việt Nam. Khoản 1, Điều 1, Luật Công đoàn Việt Nam ghi nhận: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của NLĐ Việt Nam (gọi chung là NLĐ) tự nguyện lập ra” [38, 1]. Còn Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa X định nghĩa: “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những NLĐ tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lƣợng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt” [51, 5]. Cán bộ công đoàn trƣớc hết là thành viên của TCCĐ. Theo Điều 5, Điều lệ Công đoàn Việt Nam “CBCĐ Việt Nam là ngƣời đƣợc bầu vào các chức danh thông qua bầu cử tại Đại hội hoặc Hội nghị Công đoàn (từ tổ Công đoàn trở lên); đƣợc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền của Công đoàn chỉ định hoặc bổ nhiệm vào các chức danh CBCĐ hoặc đƣợc giao nhiệm vụ thƣờng xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của TCCĐ Việt Nam” [51, 10- 11].

Cán bộ công đoàn bao gồm tổ trƣởng, tổ phó công đoàn, các uỷ viên ban chấp hành công đoàn các cấp do dân chủ bầu ra, cán bộ đƣợc bổ nhiệm, tuyển dụng làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan công đoàn và đƣợc phân thành hai loại: cán bộ chuyên trách (làm việc toàn thời gian cho công đoàn, hƣởng lƣơng từ ngân sách công đoàn) và cán bộ không chuyên trách hay kiêm nhiệm (làm việc bán

25

thời gian cho hoạt động công đoàn, không hƣởng lƣơng từ ngân sách công đoàn). Trong thực tế một số cán bộ chuyên trách hƣởng lƣơng chuyên môn chi trả.

Tác giả vận dụng cách hiểu trên để nghiên cứu cơ cấu đội ngũ CBCĐ ngành CTM trên cơ sở thống nhất cách hiểu về ngành công nghiệp cơ khí CTM. Về lĩnh vực CTM, hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi thống nhất cách hiểu theo từ điển do Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hoá Việt Nam biên soạn: “Chế tạo là làm ra máy móc, công cụ bằng các nguyên liệu”; “Chế tạo máy là ngành công nghiệp nặng, có nhiệm vụ chế tạo máy móc [62, 343]. Luận văn tìm hiểu cơ cấu CBCĐ làm việc trong tổ chức cơ sở của công đoàn ngành CTM, đóng trên địa bàn Hà Nội dƣới góc độ cơ cấu xã hội.

1.3.3. Cơ cấu xã hội

Cơ cấu xã hội giống nhƣ một mạng lƣới phức hợp các mối quan hệ qua lại giữa ngƣời với ngƣời, giữa các nhóm xã hội và giữa các cộng đồng ngƣời với nhau. Sự đa dạng và phức tạp của cơ cấu xã hội khiến cho việc nghiên cứu trở nên cực kỳ khó khăn, nan giải nhƣng không vì thế mà giảm tầm quan trọng đặc biệt của nó.

Lê-nin coi việc tìm hiểu những biến động của “kết cấu xã hội” là thiết yếu, nếu không có nó thì “không tiến đƣợc một bƣớc trong bất kỳ lĩnh vực xã hội nào” [64, 221]. Còn các nhà Xã hội học xem cơ cấu xã hội là một nội dung quan trọng hàng đầu của bộ môn, việc phân tích cơ cấu có thể cung cấp chiếc chìa khóa vàng giúp chúng ta hiểu biết cả hệ thống xã hội. Mỗi khoa học có cách tiếp cận và kiến giải riêng về cơ cấu xã hội và ngay trong nội bộ các nhà Xã hội học cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Từ điển Bách khoa Việt Nam nêu khái niệm: “Cơ cấu xã hội là tổng hòa các mối quan hệ tƣơng đối ổn định giữa các thành tố cấu thành hệ thống xã hội.” [41, 612]. H.Fichter-nhà Xã hội học ngƣời Mỹ thì cho rằng: cơ cấu xã hội là sự sắp đặt các thành phần xã hội hay các đơn vị xã hội còn với Robertsons, cơ cấu xã hội là mô hình các mối quan hệ giữa các thành phần cơ bản trong hệ thống xã hội. Những thành phần quan trọng nhất của cơ cấu xã hội là vị thế, vai trò, nhóm và các thiết chế. [32, 15]. Trung tâm Xã hội học, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ

26

Chí Minh thì nêu: “Cơ cấu xã hội là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội nhất định…Những thành tố cơ bản nhất của cơ cấu xã hội là nhóm với vai trò, vị thế của nó và các thiết chế.” [32, 16].

Dựa vào các quan niệm và định nghĩa nêu trên, ta có thể hiểu cơ cấu xã hội là mối liên hệ tƣơng đối bền vững, ổn định của các thành tố trong hệ thống xã hội, trong đó các thành tố cơ bản nhất là nhóm với vai trò, vị thế và các thiết chế. Cơ cấu xã hội là sự thống nhất hai nhân tố: các thành phần cơ bản của hệ thống xã hội và các mối liên hệ xã hội, là sự thống nhất biện chứng giữa trạng thái động và trạng thái tĩnh. Nghiên cứu xã hội không chỉ dừng lại ở việc phân tích các thành phần xã hội và sự tƣơng tác giữa chúng mà còn xem xét sự vận động, biến đổi của xã hội đó. Trong cơ cấu xã hội có nhiều phân hệ. Ngƣời ta thƣờng kể đến các phân hệ nhƣ: cơ cấu xã hội-giai cấp, cơ cấu xã hội-dân số, cơ cấu xã hội-nghề nghiệp, cơ cấu xã hội-lãnh thổ, cơ cấu xã hội-tôn giáo…Trong hệ thống xã hội, các phân hệ có sự tƣơng tác, phụ thuộc lẫn nhau song vị trí, vai trò của mỗi phân hệ cơ cấu là không ngang bằng. Khi tìm hiểu đội ngũ CBCĐCS ngành CTM tại Hà Nội hiện nay với ý nghĩa là sự phản ánh mối quan hệ tƣơng đối bền vững, ổn định của các yếu tố, bộ phận tạo nên tập thể CBCĐCS ngành CTM tại Hà Nội, chúng ta giới hạn trong một số tiểu phân hệ cơ cấu nhƣ cơ cấu xã hội-dân số, cơ cấu xã hội-nghề nghiệp…Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình, tác giả phân tích cơ cấu CBCĐCS theo các tiêu chí giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn-chuyên môn-nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, trình độ ngoại ngữ, tin học trong tƣơng quan so sánh với NLĐ và cán bộ quản lý.

27

CHƢƠNG 2: CƠ CẤU ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ NGÀNH CHẾ TẠO MÁY TẠI HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1. Tổng quan về đội ngũ CBCĐ Việt Nam và ngành Chế tạo máy tại Hà Nội 2.1.1. Tổng quan về đội ngũ CBCĐ Việt Nam

2.1.1.1. Tổ chức công đoàn Việt Nam

Công đoàn Việt Nam, tổ chức chính trị-xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những NLĐ, đƣợc hình thành và phát triển trong dòng lịch sử dân tộc. Ghi dấu hoạt động công đoàn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ những năm 1917-1919 tại Anh và Pháp, manh nha từ Công hội Đỏ do đồng chí Tôn Đức Thắng vận động thành lập năm 1920, chính thức ra đời vào ngày 28/7/1929, đến nay, trải qua gần 80 năm phấn đấu và trƣởng thành, Công đoàn Việt Nam luôn đi đầu trong sự nghiệp xây dựng giai cấp công nhân tiên tiến vững mạnh, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nƣớc, đấu tranh vì quyền con ngƣời.

Công đoàn Việt Nam đƣợc tổ chức thành 4 cấp cơ bản, bao gồm: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan lãnh đạo của các cấp công đoàn; Công đoàn Ngành trung ƣơng và Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng; Công đoàn cấp trên cơ sở gồm công đoàn tổng công ty, công đoàn cơ quan bộ, ban Đảng; công đoàn cấp huyện, công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất, công đoàn ngành địa phƣơng và tổ chức cơ sở của công đoàn gồm công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn. Công đoàn cơ sở đƣợc thành lập ở các doanh nghiệp, các hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, cơ quan Nhà nƣớc, các cơ quan của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội nghề nghiệp, có 5 đoàn viên trở lên.

Công đoàn Việt Nam hiện nay có 93.054 công đoàn cơ sở, 1.838 công đoàn cấp trên cơ sở, trong đó có 415 công đoàn ngành địa phƣơng, 668 liên đoàn lao động cấp huyện, tập hợp hơn 6.090.000 đoàn viên, trong đó 44,5% là đoàn viên nữ, thuộc 20 công đoàn ngành trung ƣơng và 63 liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng. Tỷ lệ công đoàn đạt 63%, trong đó tại doanh nghiệp nhà nƣớc: 98,7%;

28

doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: 79% và doanh nghiệp tƣ nhân: 48,9%. Mục tiêu của Công đoàn Việt Nam trong giai đoạn 2008-2013 dự kiến sẽ kết nạp thêm 1,5 triệu đoàn viên, tăng tỷ lệ công đoàn lên 70%.

“Sự tác động của TCCĐ đến tiến trình phát triển của lịch sử và cách mạng, đƣợc phản ánh trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và tƣ tƣởng” [63, 26] ngày càng đƣợc thực hiện một cách linh hoạt và sáng tạo. Trong giai đoạn hiện nay, công đoàn các cấp tiếp tục tổ chức, động viên NLĐ đi đầu trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nƣớc nhằm mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Song hành với sự tồn tại và phát triển của TCCĐ Việt Nam là việc thực hiện ba chức năng: đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; tham gia quản lý Nhà nƣớc, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức kinh tế; giáo dục, động viên CNVCLĐ phát huy quyền làm chủ đất nƣớc, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Khi đánh giá về vai trò của Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội IX Công đoàn Việt Nam khẳng định: “Tổ chức công đoàn Việt Nam đã bền bỉ phấn đấu…vận động, tập hợp và chăm lo, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động…đóng góp quan trọng vào sự ổn định chính trị, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bồi dƣỡng nguồn nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc”. Tuy nhiên, các cấp công đoàn cũng nhận thấy rằng vị thế và vai trò của tổ chức này trong hệ thống chính trị nƣớc ta hiện nay cũng nhƣ trong thực tế hoạt động tại cơ sở có phần giảm sút. Nhiều nơi, công đoàn cơ sở không phát huy đƣợc vai trò tập hợp quần chúng; hình thức hoạt động còn cứng nhắc, hình thức, đôi khi bị hành chính hoá; quan hệ phân cấp chƣa thực sự rõ ràng; đội ngũ CBCĐ chƣa bắt nhịp với quá trình đổi mới, chƣa thích ứng với nền kinh tế thị trƣờng. Để nâng cao vị thế vai trò của TCCĐ rất cần nâng cao năng lực của đội ngũ CBCĐ bởi suy cho cùng, nhân tố con ngƣời chính là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của mọi hoạt động.

29

2.1.1.2. Đội ngũ CBCĐ Việt Nam

Hiện nay, tổng số CBCĐ trên cả nƣớc gồm có trên 40 vạn, trong đó, số CBCĐ chuyên trách là trên 8 nghìn, 7.690 ngƣời trong số này là cán bộ hƣởng lƣơng từ ngân sách công đoàn. Phần lớn CBCĐ hiện nay là kiêm nhiệm, không ít ngƣời trong số đó tham gia hoạt động vì lòng nhiệt tình.

Theo số liệu thống kê, hiện số uỷ viên ban chấp hành tại các công đoàn cơ sở trên cả nƣớc là hơn 344.000 ngƣời, ở cấp trên cơ sở là trên 28.400 ngƣời và cấp công đoàn ngành trung Trung ƣơng và Liên đoàn lao động cấp tỉnh là hơn 3.000 ngƣời (Xem phụ lục 2.1). So sánh về tỷ lệ phần trăm trên tổng số ủy viên ban chấp hành từng cấp, có thể thấy: tỷ lệ nữ ở cấp cơ sở nhiều hơn. Tỷ lệ này giảm dần ở cấp trên cơ sở và cấp ngành trung ƣơng, liên đoàn lao động cấp tỉnh. Tƣơng tự nhƣ vậy đối với số CBCĐ là lao động trực tiếp: càng lên cấp cao hơn, số CBCĐ là lao động trực tiếp lại ít hơn. Trong khi đó, tỷ lệ cán bộ là Đảng viên tăng dần theo cấp của TCCĐ: công đoàn cơ sở có tỷ lệ gần 58,5% thì ở công đoàn cấp trên cơ sở; cấp công đoàn ngành trung ƣơng và liên đoàn lao động cấp tỉnh tƣơng ứng là trên 86% và gần 96,2%. Về chuyên môn, ở cả ba cấp, đa số ủy viên ban chấp hành có trình độ cao đẳng, đại học; số ủy viên có trình độ sơ cấp chiếm tỷ lệ ít nhất. Càng lên cấp cao hơn càng có xu hƣớng tăng tỷ lệ ngƣời có trình độ cao đẳng trở lên (tƣơng ứng là 51,32%; 77,51% và 92,14%) và giảm tỷ lệ ủy viên có trình độ sơ và trung cấp (từ 8,02% và 25,23% ở cấp cơ sở xuống 0,9% và 5,43% ở cấp ngành trung ƣơng và LĐLĐ tỉnh). Ở cấp cơ sở, số ủy viên ban chấp hành có trình độ lý luận ở mức sơ cấp chiếm tỷ lệ lớn nhất nhƣng ở cấp ngành trung ƣơng và LĐLĐ tỉnh số này chiếm tỷ lệ

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở ngành chế tạo máy tại Hà Nội hiện nay (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)