8. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Cán bộ công đoàn
Cán bộ công đoàn là cán bộ đoàn thể nhƣng không phải mọi cán bộ đoàn thể là CBCĐ. Cán bộ công đoàn có những đặc trƣng riêng, phân biệt với cán bộ Đảng, cán bộ Nhà nƣớc và cán bộ quần chúng khác. Để thấy rõ hơn về vấn đề này, trƣớc hết cần hiểu khái niệm TCCĐ Việt Nam. Khoản 1, Điều 1, Luật Công đoàn Việt Nam ghi nhận: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của NLĐ Việt Nam (gọi chung là NLĐ) tự nguyện lập ra” [38, 1]. Còn Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa X định nghĩa: “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những NLĐ tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lƣợng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt” [51, 5]. Cán bộ công đoàn trƣớc hết là thành viên của TCCĐ. Theo Điều 5, Điều lệ Công đoàn Việt Nam “CBCĐ Việt Nam là ngƣời đƣợc bầu vào các chức danh thông qua bầu cử tại Đại hội hoặc Hội nghị Công đoàn (từ tổ Công đoàn trở lên); đƣợc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền của Công đoàn chỉ định hoặc bổ nhiệm vào các chức danh CBCĐ hoặc đƣợc giao nhiệm vụ thƣờng xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của TCCĐ Việt Nam” [51, 10- 11].
Cán bộ công đoàn bao gồm tổ trƣởng, tổ phó công đoàn, các uỷ viên ban chấp hành công đoàn các cấp do dân chủ bầu ra, cán bộ đƣợc bổ nhiệm, tuyển dụng làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan công đoàn và đƣợc phân thành hai loại: cán bộ chuyên trách (làm việc toàn thời gian cho công đoàn, hƣởng lƣơng từ ngân sách công đoàn) và cán bộ không chuyên trách hay kiêm nhiệm (làm việc bán
25
thời gian cho hoạt động công đoàn, không hƣởng lƣơng từ ngân sách công đoàn). Trong thực tế một số cán bộ chuyên trách hƣởng lƣơng chuyên môn chi trả.
Tác giả vận dụng cách hiểu trên để nghiên cứu cơ cấu đội ngũ CBCĐ ngành CTM trên cơ sở thống nhất cách hiểu về ngành công nghiệp cơ khí CTM. Về lĩnh vực CTM, hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi thống nhất cách hiểu theo từ điển do Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hoá Việt Nam biên soạn: “Chế tạo là làm ra máy móc, công cụ bằng các nguyên liệu”; “Chế tạo máy là ngành công nghiệp nặng, có nhiệm vụ chế tạo máy móc [62, 343]. Luận văn tìm hiểu cơ cấu CBCĐ làm việc trong tổ chức cơ sở của công đoàn ngành CTM, đóng trên địa bàn Hà Nội dƣới góc độ cơ cấu xã hội.