Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở ngành chế tạo máy tại Hà Nội hiện nay (Trang 40)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.3.2. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn của CBCĐCS

Trình độ Số lƣợng Tỷ lệ % Tỷ lệ % cộng dồn

Công nhân Kỹ thuật 40 30,8 30,8

Trung cấp 29 22,3 53,1

Cao đẳng 10 7,7 60,8

Đại học 45 34,6 95,4

Trên Đại học 2 1,5 96,9

Chƣa qua đào tạo 4 3,1 100

39

Chính vì “trong ngành cơ khí, trình độ lao động phải cao vì máy móc chỉ đảm bảo ổn định về sản phẩm còn chất lƣợng phải phụ thuộc vào ngƣời đứng máy” (Phỏng vấn sâu số 1) nên đại đa số CBCĐ đều đã đƣợc đào tạo về chuyên môn (chiếm 96,9%). Trong đó, số ngƣời đạt trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất (34,6%). Tiếp theo là số cán bộ có trình độ công nhân kỹ thuật chiếm với tỷ lệ gần 31%. Số cán bộ có trình độ trên đại học tƣơng đối ít ỏi, chỉ đạt 1,5% trong khi số ngƣời chƣa qua đào tạo ở mức cao hơn với tỷ lệ 3,1%. Số cán bộ chƣa đƣợc đào tạo chủ yếu làm việc ở các bộ phận không đòi hỏi kỹ thuật cao nhƣ bốc xếp, bao gói.

Có thể nói khi phân tích trình độ chuyên môn của CBCĐCS ngành CTM tại Hà Nội hiện nay, thiết nghĩ ta cũng không nên bỏ qua việc so sánh với trình độ chung của lao động và đội ngũ quản lý trong cùng đơn vị.

Trình độ chuyên môn của CBCĐCS, NLĐ và CB quản lý

3,1 1,4 8 0 30,8 61,6 14 0 22,3 16,4 24 0 7,7 11 2 2,3 34,6 9,6 50 93 1,5 0 24,7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tỷ lệ % Chưa đào tạo Công nhân KT Trung cấp Cao đẳng

Đại học Trên Đại học Trình độ chuyên môn CBCĐCS LĐ Trực tiếp LĐ Gián tiếp CB Quản lý

Rõ ràng, tƣơng tự nhƣ đã xét trong phần so sánh trình độ học vấn giữa ba đối tƣợng khảo sát, ta thấy ở các cấp học cao nhƣ đại học và trên đại học, tỷ lệ CBCĐCS đạt đƣợc trình độ chuyên môn tƣơng đƣơng lao động gián tiếp và cán bộ quản lý không nhiều. Tỷ lệ cán bộ quản lý đạt trình độ đại học và trên đại học cao hơn 3 lần so với tỷ lệ của CBCĐ (lần lƣợt là 93% và 4,7% so với 34,6% và 1,5%). Trình độ

40

chuyên môn của CBCĐCS cao hơn rõ rệt so với lao động trực tiếp. Tuy nhiên, đây chỉ là so sánh tƣơng đối bởi trong thực tế, đối với lao động trực tiếp, yêu cầu về trình độ chuyên môn có khi chỉ giới hạn ở trình độ công nhân kỹ thuật và trung cấp. Cần lƣu ý là trong hoạt động của mình, cán bộ công đoàn cơ sở là ngƣời đại diện cho NLĐ, có tiếng nói với lãnh đạo chuyên môn. Việc không tƣơng xứng về trình độ (chƣa kể vị trí công tác) nhiều khi dễ khiến CBCĐCS trở nên “lép vế”, “đuối lý” hoặc không đủ khả năng đại diện thƣơng lƣợng, đại diện tham gia…Điều này khiến các lãnh tụ công đoàn và những nhà hoạch định sách lƣợc của tổ chức không khỏi quan ngại và nhận định “trình độ cán bộ công đoàn có nguy cơ tụt hậu so với cán bộ chuyên môn, đặc biệt là tại các nhà máy, các công ty chuyển đổi hoặc công ty liên doanh” ngày càng đƣợc nhắc tới nhiều hơn trong TCCĐ (Phỏng vấn sâu số 9).

Bảng 2.5: Cơ cấu CBCĐCS theo chuyên ngành

Chuyên ngành Số lƣợng Tỷ lệ %

Cơ khí nói chung 41 31,6

Chế tạo máy 19 14,6

Luyện kim, điện, hàn, đúc, mài 36 27,7

Hóa 2 1,5

Tự động hóa 3 2,3

Ngành khác (kinh tế-tài chính, lƣu trữ, y-dƣợc, v.v…) 22 22,3

Tổng số 130 100

Nhìn chung, chuyên ngành CBCĐCS đã đƣợc đào tạo khá đa dạng do sự đa dạng loại hình công việc. Ngoài số cán bộ công đoàn có gốc đào tạo là ngành cơ khí, chế tạo và những ngành liên quan nhƣ luyện kim, hàn, điện, đúc, mài, có 22,3% số CBCĐCS đƣợc hỏi thuộc chuyên ngành khác nhƣ kinh tế-tài chính, y dƣợc, lƣu trữ, v.v…Số cán bộ đúng chuyên ngành CTM không nhiều, chỉ chiếm 14,6%. Liệu điều này có ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của CBCĐCS hay không? Bởi sự hiểu biết về lĩnh vực hoạt động của đơn vị là một trong những điều kiện tiên quyết giúp tiếng nói của họ có trọng lƣợng hơn khi tham gia quản lý, lúc giúp đỡ NLĐ giải quyết vƣớng mắc trong công việc. Bảng sau giúp ta thấy rõ hơn về điều đó.

41

Bảng 2.6: Mức độ hiểu biết của CBCĐ về lĩnh vực hoạt động của đơn vị

Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ % Tỷ lệ % cộng dồn

Nắm chắc 26 20,0 20,0

Tƣơng đối chắc 67 51,5 71,5

Biết sơ lƣợc 33 25,4 96,9

Hầu nhƣ không biết 4 3,1 100

Tổng số 130 100

Có 96,9% CBCĐCS có hiểu biết về lĩnh vực hoạt động của đơn vị mình. Đa số cán bộ nắm chắc và tƣơng đối chắc về lĩnh vực hoạt động của đơn vị (71,5%), trong đó 20% tự tin khẳng định mình nắm rõ. Bên cạnh đó có trên 25% số CBCĐCS mới biết sơ lƣợc; 3,1% hầu nhƣ không biết gì.

Nhƣ đã đề cập, CBCĐCS là những ngƣời gần gũi nhất với NLĐ, trực tiếp triển khai các hoạt động, thực hiện các chức năng của công đoàn tại cơ sở. Chính vì thế, hiểu biết của họ về các chế độ, chính sách liên quan đến vấn đề lao động và công đoàn là một trong những điều kiện đảm bảo khả năng hoàn thành công việc đƣợc công đoàn giao phó. Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây.

Bảng 2.7: Mức độ hiểu biết của CBCĐCS về các chế độ, chính sách, pháp luật lao động, công đoàn (tỷ lệ %) Mức độ Nội dung Hiểu Tƣơng đối rõ Hạn chế Chƣa biết Tổng

Điều lệ Công đoàn 17,7 41,5 40,8 0,0 100

Luật Lao động 16,9 47,7 34,6 0,8 100

Luật Công đoàn 13,8 36,9 46,2 3,1 100

Luật Bảo hiểm Xã hội 16,2 39,2 40,0 4,6 100

Chế độ tiền lƣơng 20,8 47,7 30,0 1,5 100

Chế độ bảo hiểm y tế 28,5 46,1 25,4 0,0 100

Bảo hộ lao động 27,7 45,4 25,4 1,5 100

Giới và KH hoá gia đình 32,3 44,6 18,5 4,6 100

42

Điều lệ Công đoàn, Luật Lao động và Chế độ bảo hiểm y tế đƣợc CBCĐCS hiểu biết nhiều nhất. Tiếp đó là vấn đề chế độ tiền lƣơng, bảo hộ lao động và Luật Công đoàn. Luật Bảo hiểm xã hội, vấn đề giới và kế hoạch hóa gia đình ít đƣợc biết hơn. Tỷ lệ CBCĐ hiểu tƣơng đối rõ các vấn đề chiếm số đông, trung bình đạt 43,6%. 21,7% số CBCĐCS tự tin với hiểu biết chắc chắn của mình đối với các quy định, chế độ, chính sách, pháp luật liên quan đến lao động-công đoàn. Bên cạnh đó cũng có một bộ phận nhỏ CBCĐCS chƣa biết đến những vấn đề trên. Số này rơi vào những cán bộ mới tham gia công tác công đoàn, chƣa có điều kiện tìm hiểu hoặc chƣa đƣợc tập huấn (Phỏng vấn sâu số 5).

Đối với CBCĐ ở nƣớc ta hiện nay, thâm niên hoạt động công đoàn phản ánh tƣơng đối rõ rệt kinh nghiệm và năng lực hoạt động của cán bộ. Những ngƣời có thâm niên công tác thƣờng có tiếng nói có trọng lƣợng hơn. Trong số các CBCĐ đƣợc khảo sát, ngƣời có thời gian hoạt động công đoàn ít nhất là 1 năm và ngƣời có thâm niên công tác lâu nhất là 25 năm (Xem bảng 2.8).

Bảng 2.8: Cơ cấu CBCĐ theo số năm công tác

Số năm hoạt động Số lƣợng Tỷ lệ % Tỷ lệ % cộng dồn Dƣới 5 năm 62 47,7 47,7 Từ 5-10 năm 52 40,0 87,7 Từ 11-20 năm 12 9,2 96,9 Trên 20 năm 4 3,1 100 Tổng số 130 100

Hầu hết CBCĐ có thâm niên hoạt động dƣới 5 năm (47,7%); gần 88% cán bộ có thâm niên hoạt động ít hơn hoặc bằng 10 năm và chỉ có 3,1% cán bộ có thâm niên hoạt động trên 20 năm. Điều này có liên quan đến vấn đề lựa chọn độ tuổi tham gia hoạt động công đoàn sẽ đƣợc trình bày trong phần sau.

Về nghiệp vụ công đoàn trong thực tiễn hoạt động, bảng sau cho thấy đánh giá của cán bộ quản lý, NLĐ và bản thân CBCĐCS về trình độ nghiệp vụ công đoàn của đội ngũ CBCĐCS tại các đơn vị CTM ở Hà Nội hiện nay.

43

Bảng 2.9: Đánh giá trình độ nghiệp vụ công đoàn của CBCĐCS (Tỷ lệ %) Trình

độ

Ngƣời đánh giá

Cao Tƣơng đối cao Trung bình Yếu

Cán bộ công đoàn 4,6 24,6 66,2 4,6

Cán bộ quản lý 7,0 44,2 48,8 0,0

Ngƣời lao động 7,3 43,1 46,3 3,3

Hơn một nửa số cán bộ quản lý và NLĐ đánh giá cao và tƣơng đối cao về trình độ nghiệp vụ công đoàn của CBCĐCS tại đơn vị mình trong khi đó bản thân CBCĐ lại có phần khiêm tốn đƣa ra cùng nhận xét (tỷ lệ lần lƣợt là 4,6% và 24,6%). Có đến 66,2% CBCĐCS tự nhận thấy trình độ nghiệp vụ chỉ đạt mức trung bình, 4,6% đánh giá ở mức yếu. 70,8% CBCĐ, 48,8% cán bộ quản lý và 49,6% NLĐ cùng đánh giá trình độ CBCĐCS ở mức trung bình và yếu cho thấy yêu cầu nâng cao trình độ nghiệp vụ CBCĐCS. Trong khi đó có đến 66,2% CBCĐCS phải tự học nghiệp vụ trong những năm qua; hầu hết cán bộ đƣợc đào tạo thông qua hình thức tập huấn chuyên đề (28,5%) (Xem bảng 2.10).

Bảng 2.10: Hình thức đào tạo nghiệp vụ công đoàn

Hình thức Số lƣợng Tỷ lệ % Tỷ lệ % cộng dồn

Đại học Công đoàn 2 1,5 1,5

Đào tạo ngắn hạn 3 2,3 3,8

Đào tạo từ xa 2 1,5 5,4

Tập huấn chuyên đề 37 28,5 33,8

Tự học 86 66,2 100

Tổng số 130 100

Nghiệp vụ của CBCĐCS bao hàm yếu tố phẩm chất và năng lực đảm bảo cho hoạt động của họ. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi chú ý đến đánh giá của NLĐ

44

và cán bộ quản lý về việc CBCĐ tại đơn vị mình đã có những phẩm chất, năng lực cơ bản của CBCĐ trong điều kiện hiện nay hay chƣa.

Bảng 2.11: Phẩm chất, năng lực CBCĐ qua đánh giá của NLĐ và cán bộ quản lý (Tỷ lệ %)

Tỷ lệ trả lời

Phẩm chất/năng lực CBCĐ Chƣa có Tổng

Có uy tín, có khả năng vận động, thuyết phục quần

chúng 90,4 9,6 100

Hiểu biết về nghiệp vụ công đoàn 88,0 12,0 100

Hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực xã hội 54,2 45,8 100 Có năng khiếu văn nghệ, thể dục thể thao 44,0 56,0 100 Có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực công tác 70,5 39,5 100 Có khả năng tham gia phát triển sx-kinh doanh đơn vị 54,2 45,8 100 Nhiệt tình, tâm huyết với hoạt động công đoàn 86,7 13,3 100 Có khả năng sử dụng tin học phục vụ công tác 39,8 60,2 100

Có thể sử dụng ngoại ngữ 23,5 76,5 100

Các phẩm chất, năng lực đƣợc nhiều cán bộ quản lý và NLĐ cho là CBCĐCS hiện có bao gồm: có uy tín và khả năng vận động, thuyết phục quần chúng (90,4%), hiểu biết về nghiệp vụ công đoàn (88%), nhiệt tình, tâm huyết với hoạt động công đoàn (86,7%); tiếp đó là “có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực công tác” (70,5%). Khoảng 54% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng CBCĐCS tại nơi họ làm việc có hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực xã hội, có khả năng tham gia phát triển sản xuất-kinh doanh của đơn vị; 44% cho rằng CBCĐ có năng khiếu văn nghệ, thể dục thể thao; chƣa đến 40% cho là có khả năng sử dụng tin học phục vụ công tác và chỉ 23,5% đánh giá CBCĐCS có thể sử dụng ngoại ngữ.

Năng lực của CBCĐCS đƣợc thể hiện chủ yếu, sinh động và cụ thể qua hiệu quả công việc, qua các hoạt động mà họ thực hiện trong quá trình công tác. Chúng tôi tìm hiểu đánh giá của ba nhóm đối tƣợng về năm nhóm hoạt động cơ bản của cán bộ công đoàn tại đơn vị và thu đƣợc kết quả sau:

45

Bảng 2.12: Đánh giá của CBCĐ (1), cán bộ quản lý (2) và NLĐ (3) về các hoạt động của CBCĐCS (Tỷ lệ %) Mức độ Nội dung Tốt Tƣơng đối tốt Bình thƣờng Yếu 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 Bảo vệ lợi ích NLĐ 22,3 23,6 21,0 40,8 43,1 48,8 35,4 30,1 30,2 1,5 3,2 0,0 Tham gia quản lý tại

DN, xây dựng chính sách, pháp luật…

10,8 11,4 23,3 46,1 43,9 34,9 35,4 39,0 39,5 7,7 5,7 2,3

Tuyên truyền, giáo dục NLĐ

7,7 10,6 16,3 48,5 43,1 30,2 37,7 39,8 48,8 6,1 6,5 4,7 Thƣơng lƣợng tập thể 10,0 13,8 16,3 34,6 36,6 44,2 45,4 43,9 34,9 10,0 5,7 4,6 Tổ chức hoạt động

văn hoá, thể thao

15,4 13,0 25,6 36,1 46,3 37,2 35,4 35,0 30,2 13,1 5,7 7,0

Nhìn chung, đa phần CBCĐ, NLĐ và cán bộ quản lý đƣa ra mức đánh giá tƣơng đối tốt và bình thƣờng cho việc thực hiện các hoạt động của CBCĐCS tại đơn vị, trong đó CBCĐ và NLĐ có sự tƣơng đồng khá lớn khi nhận xét. Tuy nhiên, đáng lƣu ý, hoạt động thƣơng lƣợng tập thể là hoạt động quan trọng hàng đầu của CBCĐCS nhƣng phần lớn các đối tƣợng cho rằng việc thực hiện hoạt động này của CBCĐ tại đơn vị chỉ mới đạt mức bình thƣờng, một bộ phận không nhỏ nhận xét còn yếu. Thú vị là ở mức độ nhận xét tốt và tƣơng đối tốt, tỷ lệ cán bộ quản lý cao hơn đáng kể so với tỷ lệ CBCĐ và NLĐ. Điều này liên quan đến bản chất lợi ích của mỗi bên trong quá trình thƣơng lƣợng tập thể, theo đó kết quả thƣơng lƣợng khiến cán bộ quản lý hài lòng sẽ giảm mức hài lòng (do chƣa đáp ứng kỳ vọng) của NLĐ và cán bộ công đoàn. Qua nghiên cứu, ở những nơi có quan hệ lao động tốt hơn, hoạt động của CBCĐCS có phần tốt hơn đơn vị khác (Xem phỏng vấn sâu số 3). Cũng cần nhận thấy là trên dƣới 1/3 số đối tƣợng đƣợc hỏi cho rằng năng lực thực hiện hoạt động của CBCĐCS chỉ bình thƣờng, thậm chí một số nhận xét là yếu. Điều đó đòi hỏi CBCĐCS cần phải nỗ lực hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên chúng tôi tìm hiểu quan điểm của các đối tƣợng về tính cần thiết của việc nâng cao năng lực hoạt động của CBCĐCS.

46

Bảng 2.13: Sự cần thiết phải nâng cao năng lực CBCĐCS Đối tƣợng Ý kiến CBCĐ Ngƣời LĐ CB Quản lý Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Cần nâng cao 126 96.9 120 97,6 43 100 Không cần 4 3,1 3 2,4 0 0,0 Tổng 130 100 123 100 43 100 Có 96,9% CBCĐ; 97,6% NLĐ và 100% cán bộ quản lý cho rằng CBCĐCS cần phải nâng cao kỹ năng hoạt động của mình, tập trung vào kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động, thƣơng lƣợng tập thể, vận động quần chúng, tham gia quản lý doanh nghiệp cũng nhƣ kỹ năng sử dụng tin học, ngoại ngữ.

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở ngành chế tạo máy tại Hà Nội hiện nay (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)