Tiền lƣơng và thu nhập của CBCĐCS

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở ngành chế tạo máy tại Hà Nội hiện nay (Trang 58)

8. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Tiền lƣơng và thu nhập của CBCĐCS

57

Tiền lƣơng và thu nhập là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển sản xuất và mức sống của NLĐ, trong đó có cán bộ công đoàn. Về cơ bản, đó là mối quan tâm hàng đầu, có khi vƣợt xa các điều kiện lao động hay tính thích nghi của việc làm với trình độ đƣợc đào tạo. Tiền lƣơng và thu nhập xứng đáng với trình độ học vấn, chuyên môn, tƣơng xứng với sức lao động bỏ ra sẽ làm cho CBCĐ hài lòng, yên tâm với công tác đồng thời tạo cho họ ý chí phấn đấu. Cùng với sự tăng trƣởng của nền kinh tế và việc thực hiện chính sách tiền lƣơng mới, mức sống của CBCĐ có sự cải thiện đáng kể. Đã có 36,2% CBCĐ đạt mức thu nhập từ 2 triệu trở lên, trong đó 8,5% có thu nhập bằng hoặc lớn hơn 3 triệu. Tuy vậy, trên thực tế, liệu mức thu nhập đó đã hợp lý chƣa? Bảng số liệu dƣới đây cho thấy thu nhập của CBCĐ có phần cao hơn thu nhập của NLĐ nhƣng lại thấp hơn tƣơng đối rõ rệt so với thu nhập của cán bộ quản lý (83,4% cán bộ quản lý có mức thu nhập từ 2 triệu trở lên).

Bảng 2.21: Thu nhập của CBCĐCS, NLĐ và cán bộ quản lý

Đối tƣợng Mức thu nhập CBCĐ Ngƣời LĐ CB Quản lý Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Dƣới 1 triệu 2 1,5 2 1,6 0 0,0 Từ 1 - dƣới 1,5 triệu 30 23,1 41 33,3 0 0,0 Từ 1,5 – dƣới 2 triệu 51 39,2 51 41,5 5 11,6 Từ 2 – dƣới 3 triệu 36 27,7 26 21,1 28 65,1 Từ 3 triệu trở lên 11 8,5 3 2,5 10 23,3 Tổng 130 100 123 100 43 100

Lƣu ý là thu nhập thể hiện trong bảng trên chính là thu nhập từ công tác chuyên môn của cán bộ công đoàn (trừ một vài cán bộ chuyên trách do ngân sách công đoàn trả lƣơng). Kết quả khảo sát cho thấy có đến 77% số CBCĐCS không đƣợc nhận bất cứ hình thức thù lao nào cho hoạt động công đoàn; số cán bộ có đƣợc thù lao rất hạn chế, nếu có cũng không ổn định. Đa số CBCĐ hoạt động vì “nhiệt tình, mang tính chất phong trào” (Phỏng vấn sâu số 5). Việc CBCĐ chỉ đƣợc trả lƣơng cho phần hoạt động chuyên môn của mình và do chuyên môn trả một mặt ảnh

58

hƣởng đến tính độc lập của công đoàn khiến công đoàn “phải phụ thuộc chuyên môn” vì “kinh phí hoạt động chủ yếu do chuyên môn chi, lƣơng cán bộ công đoàn chuyên môn trả” (Phỏng vấn sâu số 8), mặt khác, về lâu dài sẽ khiến cán bộ có tâm lý “nản” hoạt động. Trong những năm qua, công đoàn đã cố gắng vận dụng chính sách tiền lƣơng của Nhà nƣớc để đảm bảo lợi ích cho CBCĐ song bản thân chính sách tiền lƣơng dù có sự điều chỉnh liên tục nhƣng không bắt kịp với thực tiễn đời sống. Công đoàn cũng có chiến lƣợc lập quỹ hỗ trợ cán bộ, đảm bảo phụ cấp cho CBCĐ làm trong các công ty liên doanh. Nhƣng thực tế không phải chỉ có CBCĐ làm việc với ông chủ nƣớc ngoài cần bảo vệ, những cán bộ làm việc trong các công ty trong nƣớc cũng cần đƣợc đảm bảo điều kiện kinh tế ít nhất là ngang với mức thu nhập trung bình của đơn vị để có thể yên tâm làm công tác công đoàn. Gần nhƣ 100% CBCĐCS là cán bộ kiêm nhiệm. Do đó, hoạt động công đoàn có thể đƣợc coi nhƣ một công việc họ phải làm thêm nhƣng không có tiền công. Điều này không công bằng và khó có thể níu giữ cán bộ làm việc lâu dài trong khi quỹ lƣơng công đoàn có hạn, quỹ hỗ trợ CBCĐ nhỏ khiến tình hình cải thiện thu nhập cho CBCĐ vốn khó khăn càng trở nên khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở ngành chế tạo máy tại Hà Nội hiện nay (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)