Giọng điệu triết lý

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết của Tạ Duy Anh (Trang 95)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.3.1.Giọng điệu triết lý

Trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, giọng điệu triết lý được thể hiện một cách sâu sắc với những suy tư về con người, cuộc đời, thời thế. Giọng điệu triết lý có thể được đặt vào miệng bất cứ nhân vật nào không loại trừ tuổi tác. Từ những người có học thức, đứng đắn, có chuẩn mực như giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học, quan chức… đến những kẻ du côn lỗ mãng… thậm chí lời triết lý còn được đặt cả vào những nhân vật tưởng như chẳng có hiểu biết gì về sự thế như đứa trẻ mồ côi lang thang, hài nhi trong bụng mẹ nhưng lại có vốn sống, trải đời gấp bội những người khác.

Sự khác nhau của những triết lý đó là ở mục đích sử dụng. Có những triết lý rút ra những giá trị sống sâu sắc nhưng cũng có những triết lý nhằm che đậy mục đích xấu xa, giả dối và ích kỷ.

Phải trải qua những năm tháng với nhiều va vấp, tận mắt chứng kiến hay trải nghiệm bằng chính cuộc đời mình là những cảnh huống trớ trêu của đời sống, Lão Khổ mới chiêm nghiệm và rút ra được những kết luận đầy tính triết lý: “kiếp người bèo bọt, vô nghĩa quá”, “Đời người ngắn lắm”, “Ở một khía cạnh nào đó, cuộc sống là cuộc đi đày, và cái chết là dấu hiệu đầu tiên của tự do. Hình như nhân loại chỉ toàn sai lầm, sai lầm triền miên, có phương pháp. Một trong những sai lầm ấy là không chịu tìm lý do tồn tại của mình” [2,tr.168].

Gã thanh niên vì không muốn có con đã dùng mọi lý lẽ, triết lý có vẻ rất logic, hợp tình hợp lý để thuyết phục người yêu từ bỏ cái thai trong bụng: “Trẻ con là cái họa của các vĩ nhân đấy”, và giải thích “Không cần bọn mình đẻ thì thế giới đã thừa mứa trẻ con rồi. Anh sẽ cho em thấy một sự thật: Nếu một con chó lang thang ra đường lập tức có hàng trăm hàng ngàn người tìm cách để đưa nó về nhà. Nhưng có cả hàng trăm hàng ngàn đứa trẻ lang thang thì có ai muốn chìa tay ra đón chúng đâu. Thậm chí mới thấy chúng mọi người đã phải tránh xa vì đủ thứ sợ: sợ chúng ăn cắp, ăn vạ, đổ bệnh cho… Trên lý thuyết thì đứa bé là vô giá. Không gì trên đời có thể so sánh với nó. Nó là tương lai, là niềm an ủi, là mục đích sống… Nhưng trên thực tế, nó thua xa một con chó, một vết xươc sơn” [4 ,tr.298]. Nhưng đằng sau mớ lý lẽ đó là những mục đích vụ lợi cá nhân, nhằm rũ bỏ trách nhiệm và che đậy tính ích kỷ của mình. Những triết lý đó thể hiện sự trượt dốc tư tưởng, đạo đức cao độ trong một thế giới đang có những sự lệch chuẩn, xuống cấp về đạo lý, văn hóa.

Với tiến sĩ N, cái “số đỏ” không làm cho ông hạnh phúc, mà ngược lại, nó luôn khiến ông phải sợ hãi, ám ảnh khi “có người khui ra nguồn gốc của mình”. Quãng đời “làm con rối cho thời đại giật dây” đã khiến ông đúc rút được nhiều kinh nghiệm. Khi người em sinh đôi với ông muốn làm rõ quan hệ giữa hai người, tiến sĩ N đã cảnh tỉnh với người em ruột rằng: “Phải biết sợ mới thành người được chú ạ. Có cả ngàn thứ đáng sợ: Tai mắt ở đời, toàn loại tai mắt rắn độc cả đấy! Kinh khủng lắm chú ơi. Rồi còn mật vụ, cảnh sát, guồng máy quyền lực luôn luôn đói khát. Nó có thể nghiền nát tôi và chú thành bùn rồi nếu cần nặn lại thành chó, thành chuột, thành bọ chét, thành giun dế… Chú có ở cạnh con quái vật ấy đâu mà biết nó đáng sợ như thế nào. Chúng ta chỉ là bánh xe, là đinh ốc thôi, bất cứ lúc nào cũng có thể ra sọt rác hoặc vào lò nung để đúc lưỡi cày, đúc nòng súng”[3,tr.137]. Trong

lời cảnh tỉnh của tiến sĩ N chứa đựng những trải nghiệm sâu cay về cuộc sống. Cuộc sống được định nghĩa như một cỗ máy khổng lồ thâu tóm và nghiền nát bất cứ thứ gì, một sự manh động nào. Triết lý về cuộc sống nhưng những triết lý ấy chứa đựng những cảm nhận đau xót, những trải nghiệm bất thường khiến mỗi lời của nhân vật như ngàn mũi dao đâm vào trái tim những con người hướng thiện.

Người mẹ trong Thiên thần sám hối từ những câu chuyện kinh hoàng được chứng kiến ở bệnh viện cũng rút ra kết luận đầy chất triết lý: “Mỗi ngày có hàng triệu, hàng triệu đứa trẻ bị giết từ trong ý nghĩ của người lớn… thì sự báo thù của chúng là đương nhiên”. Nhà báo Bằng Giang đã đánh đổi trinh tiết để lấy tờ giấy thông hành vào biên chế. Hằng ngày phải đối diện với niềm vui và sự chăm sóc ân cần của chồng càng làm cho cô cảm thấy dằn vặt, ám ảnh vì cái thai trong bụng không phải của chồng và “chỉ muốn cắn lưỡi chết luôn”. Tình thế dở khóc dở cười đã khiến cô thấu hiểu được “bi kịch của con người ở chỗ có những sự thật không bao giờ có cơ hội được làm sáng tỏ”. Khi con người tự đẩy mình đến sự tha hóa tận cùng, để ăn năn không phải lúc nào cũng có cơ hội. Sự ân hận dằn vặt, dày vò đã khiến cô quyết định phá bỏ cái thai với một liều thuốc tẩy của bà dân tộc Mường là kết thúc cuộc đời đứa con vô tội nhưng cái giá cô phải trả là sự ân hận và sự quả báo suốt cả cuộc đời.

Nếu như Lão Khổ trải qua gần hết cuộc đời, chứng kiến đủ mọi biến cố thì cuối đời mới có dịp suy ngẫm, chiêm nghiệm và triết lý về cách sống, con người, cuộc đời và thời cuộc thì những nhân vật như đứa trẻ mồ côi lang thang trong Giã biệt bóng tối và thậm chí là nhân vật hài nhi trong Thiên thần sám hối cũng có thể đưa ra những triết lý sâu sắc về cuộc đời. Hơn nữa, những nhân vật này tưởng như đang được bao bọc, nâng niu trong vòng tay người lớn, chưa có hiểu biết gì, lại có sự trải đời không kém một người lớn.

Từ những trải nghiệm và va đập với cuộc đời từ sớm, đứa trẻ mồ côi rút ra những kết luận về cuộc đời, con người đầy tính triết lý sâu sắc mà không phải ai cũng có thể nhìn thấy được rằng: “Ông ta và dàn đồng ca của ông ta (bóng tối) chẳng còn việc gì để làm khi cuộc sống chỉ còn lại lòng tha thứ, khi mỗi chúng tôi biết chắc chúng tôi là ai, trước mặt chúng tôi là gì” [5,tr.257]. Chứng kiến tất cả những gì đang diễn ra ở cuộc sống hiện thực bên ngoài, nhân vật bào thai kinh sợ nhận ra: “Có những hiện thực nằm ngoài mọi trí tưởng tượng về một xã hội văn minh: Đói khát, bệnh tật, thảm sát tập thể, làm bia đỡ đạn với triệu triệu tỉ tỉ những ý nghĩ vụ lợi, hèn nhát, lừa đảo, độc ác, sát nhân… mỗi ý nghĩ như một thứ độc tố làm biến dạng tất thảy, quái dị hóa tất thảy. Cuộc sống mà như vậy thì sự sống mang ý nghĩa gì?” [, tr.362]. Cảm nhận cuộc sống khủng khiếp, vô nghĩa lý đã khiến bào thai quyết định không chào đời nữa. Nhưng trước lời của thiên thần và lời mẹ gọi, bào thai đã quyết định đối mặt với sự sống vì một sự thật: “Con người chẳng làm được gì hơn ngoài sự chuẩn bị cho cái chết của chính mình. Vì thế họ phải chuẩn bị đến nơi đến chốn”. Rút cuộc, Tạ Duy Anh đã bộc lộ niềm khao khát cháy bỏng của mình: nhìn sâu vào thảm trạng của cuộc sống, Tạ Duy Anh muốn níu giữ nhân tính, mong muốn nó trở thành thần tính, là thiên đường trên mặt đất. Và tôn trọng cuộc sống là sự chuẩn bị cho mỗi bước đi, là việc tôn trọng sự tồn tại của chính mình.

Sống trong xã hội đầy lạnh lùng, con người dửng dưng trước nỗi đau khổ của đồng loại, nhân vật “tôi” trong Đi tìm nhân vật đã chua xót nhận ra rằng: “đa cảm – một biểu hiện quá xa xỉ của tình cảm thời buổi hiện đại”, thời buổi mà con người trở nên sống tính toán, thực dụng và họ chỉ coi trọng tiền, quyền chứ “chẳng hơi đâu mà biểu lộ tình cảm”. Trải nghiệm cuộc sống, nhân vật “tôi” – Chu Quý còn nhận ra một điều “Lịch sử là những gì người ta

tin hơn những gì đang diễn ra”. Chính vì vậy mà ngay cả những giáo sư, tiến sĩ cũng có những cách nhìn nhận sai lầm.

Các nhân vật của Tạ Duy Anh hầu hết đều có đời sống tư tưởng phức tạp. Các cuộc đối thoại của họ có lúc đã biến thành những cuộc tranh luận gay gắt, góp phần hình thành nên giọng điệu triết lý, tranh biện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh. Tự phân thân ra để đối thoại, chất vấn và tranh biện như lão Khổ để tìm kiếm một chân lý minh triết. Hoặc như nhân vật “tôi” trong Đi tìm nhân vật, tự nhân bản mình thành những bản sao, không phân biệt được thật, giả để đối chất, để tìm kiếm cái bản thể đích thực đầy tính triết lý nhân sinh “Tôi là ai?”. Những triết lý trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh buộc người đọc phải suy nghĩ và tìm ra sự ứng nghiệm của nó trong cuộc sống.

Tựu trung lại, trong bè hợp xướng đa thanh đa giọng điệu của nhà văn, chúng ta thấy nổi lên ba giọng điệu chủ âm: trữ tình, giễu nhại và triết lý. Theo thời gian sáng tác, cùng với cảm hứng đời tư thế sự, đặc biệt là cảm quan phi lý đang dần lấn át, giọng điệu của Tạ Duy Anh cũng có sự biến đổi cho phù hợp. Mặc dù vẫn tồn tại song song với giọng điệu trữ tình, nhưng xu hướng triết lý tăng dần, chất trữ tình có mờ đi đôi chút. Dù có những biến đổi nhất định, người đọc vẫn nhận ra một Tạ Duy Anh với giọng điệu rất đặc trưng, đó là một Tạ Duy Anh luôn trăn trở về lẽ đời, tình người, kiếm tìm và hướng tới chân lý mới của cuộc sống, một chân lý minh triết hơn những thứ đã có.

Tiểu kết chƣơng 3

Khảo sát qua Tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, chúng tôi nhận thấy nhà văn đã sáng tạo được kiểu không gian, thời gian nghệ thuật giàu hiệu quả. Không gian, thời gian có xu hướng dịch chuyển liên tục nhưng đều nằm trong một thể thống nhất trong sáng tác tiểu thuyết. Không gian có xu hướng mở rộng dần trong sáng tác tiểu thuyết của Tạ Duy Anh. Từ không gian làng Đồng tù túng, chật hẹp mở rộng tới nhiều không gian khác và cuối cùng đi đến những không gian phi lý phù hợp với cảm quan phi lý của đời sống hiện sinh. Cùng với đó, thời gian từ trật tự tuyến tính đi đến những mảnh ghép, đứt gãy của dòng hồi ức, giấc mơ và hướng tới một thời gian bất định, phi lý. Bên cạnh đó, nghệ thuật trần thuật của Tạ Duy Anh cũng là một trong những đóng góp mới mẻ, thể hiện sự nỗ lực đổi mới hình thức tiểu thuyết qua nghệ thuật di chuyển và gấp bội điểm nhìn; nghệ thuật cấu trúc lắp ghép, phân mảnh và theo vòng xoáy trôn ốc; Sự hòa quyện giữa các giọng trữ tình, giọng giễu nhại và giọng triết lý, trong đó giọng điệu triết lý ngày một gia tăng trở thành giọng chủ âm... Tất cả làm nên một thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Tạ Duy Anh khác biệt, sinh động và ngổn ngang những vấn đề mang tính triết lý của đời sống hiện sinh.

PHẦN KẾT LUẬN

Qua khảo sát, nghiên cứu Tiểu thuyết Tạ Duy Anh, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

1. Những nội dung thẩm mỹ cơ bản trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh phản ánh những nội dung thẩm mỹ của văn học đổi mới, đặc biệt là từ sau 1986 trở lại nay. Tiểu thuyết của Tạ Duy Anh hướng đến những vấn đề nhận thức lại lịch sử, nhận thức lại hiện thực; vấn đề của đời sống thường nhật, đời tư thế sự và bắt đầu có hơi hướng đi sâu phản ánh cảm quan phi lý. Nhà văn đã tạo được một giả thuyết về bản chất người nông dân, đồng thời đưa ra một cái nhìn trực diện, nhận chân hiện thực phi nhân tính để từ đó đề xuất giải pháp cải tạo hoàn cảnh là bằng sự ngợi ca lòng khoan dung và sự tha thứ.

2. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh hiện thực hóa những vấn đề thẩm mỹ trong tư duy nghệ thuật của nhà văn. Cùng với sự phức tạp, xô bồ và đa diện của đời sống hiện sinh ngày một thay đổi nhanh chóng, thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh cũng đa dạng, bao gồm nhiều kiểu loại từ: nhân vật tự ý thức, sám hối, đến nhân vật cô đơn, phi lý… Tạ Duy Anh cũng đã xây dựng thành công kiểu dạng nhân vật chức năng nhân vật “thiên thần” và “ác quỷ” nhằm tạo nên một sự tương phản giữa hiện thực phi nhân tính với khát khao cái đẹp, thánh thiện để không né tránh những tồn tại của đời sống hiện sinh và lay thức tính người, lay thức ý thức đi tìm cái bản ngã cao đẹp.

3. Nghệ thuật thể hiện là thể nghiệm về hình thức nghệ thuật độc đáo nhất của Tạ Duy Anh. Phù hợp với chủ đích nghệ thuật và cảm quan nghệ thuật của nhà văn, ngoài nghệ thuật cấu trúc văn bản nghệ thuật theo kiểu “truyện lồng trong truyện” bằng sự lắp ghép của những mảnh vỡ, Tạ Duy Anh đã tạo nên một thế giới nghệ thuật đặc sắc có khả năng chuyển tải một cách hiệu quả

hiện thực đời sống đa sự, hiện sinh đương đại từ: Nghệ thuật tạo dựng không gian, thời gian; nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trần thuật với sự dịch chuyển và tối đa hóa trường nhìn nhân vật; đến sự phối hợp nhuần nhị các giọng điệu: giọng trữ tình, giọng giễu nhại và giọng triết lý…

4. Có thể nói, qua việc khảo sát tiểu thuyết – một trong những thể loại sở trường của Tạ Duy Anh, dù chưa thể sâu kỹ nhưng trong một chừng mực nhất định, luận văn của chúng tôi đã khẳng định được nét riêng trong cá tính sáng tạo cùng những thành công và phần đóng góp rất đáng trân trọng của nhà văn vào công cuộc đổi mới văn học. Chúng tôi hy vọng, qua đó, phần nào cũng làm sáng tỏ được những vấn đề đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng và văn học đổi mới nói chung.

THƢ MỤC KHẢO SÁT

1. Tạ Duy Anh, 1991, Khúc dạo đầu, NXB Thanh niên, H. 2. Tạ Duy Anh, 1992, Lão Khổ, NXB Văn học, H.

3. Tạ Duy Anh, 2008, Đi tìm nhân vật, in trong cuốn Trò đùa của số phận, Nxb Đồng Nai, 424tr.

4. Tạ Duy Anh, 2004, Thiên thần sám hối, NXB Hội Nhà văn, H. 5. Tạ Duy Anh, Giã biệt bóng tối, NXB Hội Nhà văn, 2008. 6. Tạ Duy Anh, Ba đào ký, NXB Hội Nhà văn, 2008.

7. Tuyển tập truyện ngắn Tạ Duy Anh, 2008, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội

THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tác phẩm văn học

8. Nguyễn Minh Châu, 2007, Dấu chân người lính, Nxb Văn học.

9. Nguyễn Minh Châu, Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn học minh họa, Văn nghệ, Hà Nội, số 49 & 50 (5-12-1987) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10.Nguyễn Minh Châu, Khách ở quê ra, http://vnthuquan.net. 11. Phạm Thị Hoài, Thiên sứ, http://www.thuvien-ebook.com. 12. Nguyễn Khải, 2004, Một cõi nhân gian bé tí, Nxb Hội nhà văn.

13. Nguyễn Khải, 2004, Thượng đế thì cười, Nxb Hội nhà văn.

14. Ma Văn Kháng, 2003, Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú, Nxb Hội Nhà văn, 737tr.

15. Lê Lựu, 2006, Thời xa vắng, Nxb Hội nhà văn, 404tr.

16. Mạc Ngôn, 2007, Báu vật của đời, NXB Văn nghệ. 17. Bảo Ninh, 2005, Thân phận tình yêu, Nxb Hội nhà văn. 18. Nguyễn Trọng Oánh, 2007, Đất trắng, Nxb Văn học, H. 19. Nguyễn Bình Phương, 2006, Ngồi, Nxb Đà Nẵng, 292tr.

20. Nguyễn Bình Phương, 2006, Thoạt kỳ thủy, Nxb Văn học, 168tr. 21. Hồ Anh Thái, 2004, Cõi người rung chuông tận thế, Nxb Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết của Tạ Duy Anh (Trang 95)