Nhân vật phi lý

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết của Tạ Duy Anh (Trang 56)

6. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Nhân vật phi lý

Ngay từ thuở lọt lòng, con người đã phải đối mặt với sự cô đơn đã được ấn định từ trước, cho đến khi lớn lên phải đối mặt với bao nhiêu tai họa luôn rình rập, vây ám, sắp sửa ập đến và ngay cả khi chết đi, con người cũng không tránh khỏi nỗi cô đơn đến rợn ngợp. Nỗi cô đơn luôn xuất hiện thường trực trong con người của xã hội hiện đại, mà có lúc, trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh, nó bị đẩy đến mức phi lý. Từ hình tượng nhân vật cô đơn giai đoạn đầu, tiểu thuyết Tạ Duy Anh có xu hướng chuyển dần sang kiểu nhân vật phi lý.

Đặc trưng của kiểu nhân vật này là luôn mang trong mình trạng thái hoang mang, nơm nớp lo sợ. Nỗi sợ bắt nguồn từ nỗi ám ảnh hiện thực đầy nhiễu nhương, đầy tai ương, hiểm họa “có vô số điều không lường trước được. Rồi chiến tranh, sự phô diễn man rợ của các loại quyền lực, đủ thứ biến cố khủng khiếp” thậm chí cả những bóng ma tinh thần… cứ ngày một đè nặng lên đời sống con người khiến nó bị đè bẹp, dị dạng, tha hóa về nhân cách và phẩm giá”[5]. Thất vọng bởi thời đại hỗn nhương, xáo trộn này đã tạo ra đủ thứ: “chiến tranh, vũ khí hủy diệt, lò thiêu người, hố chôn tập thể, những cuộc thí nghiệm rùng rợn, lũ độc tài, phe nhóm, đảng phái, bọn đầy tớ, nịnh thần, bồi bút, nhà tù, bệnh Aids… từ thất vọng tôi chuyển sang sợ hãi. Nó quá mọi sức tưởng tượng của tôi… dấu ấn của thời đại mà tôi không được chuẩn bị một chút gì để hiểu nổi nó. Điều đó còn thê thảm, nặng nề hơn cả cái chết”…

Nhưng cũng có khi, nỗi sợ bắt nguồn từ những điều tưởng chừng rất phi lý, từ một thế lực vô hình, một thứ uy quyền nào đấy đã được ấn định từ trước. Nhân vật “tôi” “luôn luôn sợ một cái gì đó sẽ hút mình vào”, cảm giác bị rình rập, theo dõi, bủa vây, rượt đuổi, truy lùng thường trực bởi “cảm giác bị một con thú, lông óng mượt đang nấp rình ở đâu đó lại bủa vây lấy tôi…

nhảy xổ ra, xé tan tôi thành từng mảnh…. Dường như mỗi số phận đôi khi giống như một con rối nối với một sợi dây, được điều khiển bởi những cỗ máy giấu trong bóng tối”. Tất cả có thể nghiền nát nó, không có cái gì đáng tin cậy để làm chỗ dựa, bám víu, kể cả tình máu mủ ruột rà như tình mẫu tử cũng bị biến thành những cuộc hành sát. Chính nỗi sợ tạo nên sự hoảng loạn mà chỉ cần“một tiếng động nhỏ, một chiếc lá rụng cũng thấy ghê rợn…. Khi đứa bé chui từ trong bụng mẹ ra nó khóc thét lên bởi... bị ném vào một thế giới đầy rẫy tai ương, hiểm họa. Đó là khi nỗi sợ bị ruồng bỏ và nó sẽ ám ảnh trở lại khi con người có cảm giác một mình đối mặt với cái thế giới không biết chứa trong đó những gì nhưng có thể nghiền nát họ”. Cảm nhận về nỗi sợ trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh còn là một cảm nhận triết học mang tính ưu tư thời đại về vấn đề nhân sinh.

Nhân vật của Tạ Duy Anh luôn bị ám ảnh bởi tai ương phi lý, một tai họa luôn thường trực sắp sửa xảy ra, còn người đọc bị ám ảnh bởi cảm giác thân phận con người ngày càng trở nên nhỏ bé và cô độc. Nỗi sợ ấy còn là khi con người cảm thấy mình nhỏ bé, bất lực, thậm chí còn cả sự tàn phế. Trong Đi tìm nhân vật, không những con người bị khuyết tật về thể xác mà còn bị què quặt, méo mó về tâm hồn. “Tôi” luôn có mặc cảm tự ti, xấu hổ về căn bệnh liệt dương nên khi bị cô gái câm vồ vập, đã khiến cho “tôi” phản ứng lại một cách gay gắt, quyết liệt, căm giận vì cảm thấy bị trêu chọc, thương hại; nhưng mặt khác, “tôi” cũng là một kẻ què quặt về tâm hồn, thậm chí bệnh hoạn như: Thủ dâm bằng việc rình mò con gái tắm, hành động say sưa giết con chim bồ câu, hành động cưỡng bức cô gái đầy bản năng và thú tính… Tiến sĩ N cũng là một người tàn phế, nếu như chiến tranh không làm ông thương tật thì chính cuộc sống thuận lợi xuôi chèo lại làm ông phải hy sinh cái bản thể. Và lần lượt các nhân vật khác như Thảo Miên, ông Bân, có thể đều là nạn nhân của hoàn cảnh xô đẩy nhưng cũng có thể tự họ đẩy mình tới sự tha hóa.

Phản ứng có điều kiện tiếp theo sau nỗi sợ hãi, bất lực, tàn phế là sự chạy trốn hay tìm kiếm. Nỗi sợ hãi, khiếp sợ khiến cho con người ta co mình lại, tự thu nhỏ, khép mình vào trong một ốc đảo của sự cô đơn để từ đó phóng đôi mắt dò xét cuộc đời, hoài nghi cuộc đời và hoài nghi cả sự tồn tại của chính mình. Nhân vật tự đẩy mình tách ra khỏi nhân loại, cố ý xóa đi dấu vết của mình, làm mờ nhòe bản thể bởi vô số làn sóng nhiễu tâm từ bên ngoài, từ đám đông hỗn tạp, nhiễu nhương. Hoài nghi và nỗi sợ mang tính thời đại đang đẩy con người đến tận cùng của cảm giác hoảng loạn về sự phân rã cái tôi, hay chuyển từ dạng này sang dạng khác, thành một người khác hoàn toàn xa lạ và cuối cùng là sự biến mất nhân dạng của chính mình. Trốn chạy còn vì sợ lịch sử phản lại chính mình: “Hiện tại hắn đang nắm giữ bí mật của cuộc báo thù mà hắn cũng bị săn đuổi. Nhưng sở dĩ hắn không dám mở ra xem vì sẽ vô cùng kinh hãi, nếu rút cuộc, chẳng có bất cứ bí mật nào hết. Nó kinh sợ hơn cả việc hắn trở thành con mồi của những kẻ giết người. Bởi vì khi đó hắn mất luôn ảo tưởng mình là một nạn nhân của một bi kịch mang tính lịch sử” [5].

Trốn tránh cái chết hay một tai họa nào đó luôn rình rập và có thể đổ ập xuống bất cứ lúc nào, luôn sợ một cái gì đó sẽ nuốt chửng mình vào, cuốn mình theo và nghiền nát mình trong vòng quay của nó, hay như sợ cái ma lực số phận ở cuối đầu dây bên kia giật dây biến con người thành con rối.

Sự đổ vỡ niềm tin trước hiện thực phi nhân tính đã đẩy con người đến hoang mang tột độ. Nhân vật cảm nhận sự tồn tại của thế giới hiện thực là vô nghĩa lý, thậm chí là phi lý. Và từ đó, sự tồn tại của chính con người cũng trở thành một điều phi lý. “Những gì từng cho tôi sự can trường, sức mạnh, lòng tin… đều không còn ý nghĩa gì nữa. Bản thân tôi là sự vô nghĩa hiển nhiên nhất. Nó vô nghĩa vì nó không tồn tại, nó vô nghĩa vì mọi ý nghĩ đều bị bóp nát mủn khi chưa kịp hình thành và cảm giác rõ nhất là không có gì vô nghĩa hơn trước khi bước chân vào cái tòa nhà này” [5, tr.38]. Chỉ một đoạn văn

ngắn có ba câu mà lặp đi lặp lại tới 5 lần từ “vô nghĩa” càng khắc đậm sự đổ vỡ niềm tin đến cực độ. Trước sự loang rộng, nhân bản cấp tính của tính chất phi lý một cách hiển nhiên, ngày một dày đặc khiến cho “Tôi bị rơi vào tình trạng trống rỗng kinh khủng”… “Tôi cảm thấy một sự trống rỗng cứ loang dần ra. Dòng người vẫn chảy miết, như một cảnh trong phim câm. Bởi vì, giữa tôi và họ là một khoảng cách lạnh lùng. Họ là hàng trăm khuôn mặt, loa lóa vụt qua trước mắt tôi”. Sự trống rỗng, sự vô nghĩa, mất phương hướng là những cảm nhận về cuộc sống hiện đại.

Lần cuối cùng gặp Tiến sĩ N, tôi đã bắt đầu có cảm giác là trong “ông có dấu hiệu hoảng loạn… ông cảm nhận về sự thối rữa chính thân xác ông”.

Cái chết của vợ chồng Tiến sĩ N làm chấn động mạnh, một cú shock vào tinh thần cho nhân vật “tôi”. “Tôi trở về nhà với trạng thái mệt mỏi, hoang mang, đầy nghi hoặc và vô cùng chán nản”. Biểu tượng “con đường hầm định mệnh” được lặp đi lặp lại như một ngầm ẩn về một hiện tại xám ngoét không lối thoát, đẩy con người rơi vào bi kịch tự thối rữa.

Trước hiện thực xô bồ, hỗn tạp, càng ngày con người càng đánh mất khả năng tự tri. Nhân vật “tôi” “cảm thấy mình không còn khả năng ghi nhớ bất kỳ điều gì. Tôi trượt đi trong một chiếc hang sâu hun hút, phi trọng lượng, phi thời gian, phi kí ức”. Mệt mỏi, hoang mang, lo âu, chán nản… là tâm trạng xâm chiếm, chi phối tất cả suy nghĩ, kể cả việc đánh mất khả năng ghi nhớ mà từ đó xác lập tư duy con người. Trạng thái này như một gánh nặng mà nhân vật phi lý không thể nhấc nổi khỏi đôi vai của mình.

Nhân vật phi lý là loại nhân vật hoàn toàn mới mẻ, chưa từng có trong văn học chống Mỹ, bởi nó chính là con đẻ, là sản phẩm của thời đại công nghệ.Trong thời đại kỹ trị, với tốc độ phát triển chóng mặt của khoa học, kĩ thuật số, con người cũng trở thành một cỗ máy được cấp mã số, ký hiệu nhất định, mà ở đó“luôn luôn có nguy cơ bị biến dạng, bị nhiễu, bị sai lạc về tín

hiệu hoặc mất hút mà không ai cần biết lý do” [5, tr.50]. Từ bên ngoài nhìn vào, xã hội không thừa nhận sự tồn tại của cá nhân riêng biệt mà nó bị đồng hóa thành một loại người nào đó, thậm chí là một loại đồ vật nào đó chứ không phải là chính nó. Kể cả “nàng” là người thân thuộc, gần gũi với nhân vật “tôi” nhưng cũng không thể nhận diện ra “thằng tôi” quen thuộc đó. “Tôi càng tin chắc tôi đã không còn là tôi khi hôm sau tôi đến Cảm giác thiên đường tìm nàng” và để kiểm chứng “không còn ai, kể cả thằng Mực mà tôi tin hắn có năng khiếu săn người bẩm sinh nhớ thằng tôi hôm nọ”. Một điều cực kì vô lý là giá trị của “thằng tôi” chỉ được xác định khi nó khoác vai một người khác.“Họ quyết định tôi là một gã điên, một kẻ thất tình, một thằng dở hơi, một gã say rượu… Chỗ này tôi là món chính. Chỗ khác tôi là gia vị. Chỗ khác nữa tôi chỉ còn là cốc nước xúc miệng, hoặc tệ hơn, một mẩu thịt giắt răng không móc ra nhanh sẽ bốc mùi. Giống như sau đám cháy, tất cả phải là tro tàn, tôi trở thành vật hiến tế và về mặt nào đó coi như tôi đã biến mất khỏi cõi đời này…”. Thời đại kỹ trị, số hóa lên ngôi, con người cũng được mã hóa thành những kí hiệu: “Trong bộ sưu tập của tôi, ông được đánh số 78” [5, tr.99]. Mỗi người đều được xếp vào một vị trí nhất định, một loại người có sẵn, chỉ việc lắp ghép vào.

Một câu hỏi tưởng chừng như là ngớ ngẩn, đơn giản nhưng lại đặt ra một vấn đề mang tính triết học về ý nghĩa nhân sinh trước sự chảy trôi của nhân cách: “Rút cục thì mặt mình là mặt thật hay bịa?”… Từ việc băn khoăn, lo lắng về sự tồn tại của chính mình, trở thành suy nghĩ hằng ngày và rồi dần dần người ta không tự ý thức được đâu là sự thật và tự lúc nào hoàn toàn tin vào sự biến mất cái tôi. Nhân vật hoàn toàn bị khuất phục trong tình trạng mất ý thức mà không có một sự quẫy cựa nào để khẳng định.“Tôi cảm thấy có cái gì cứ gặm nhấm tâm hồn mình, một tâm hồn bị hoen gỉ, rêu mốc bởi nỗi buồn

tù đọng và những ký ức ẩm ướt. Cứ thế, tôi miên man lạc vào biển sương mù quá khứ và thiếp đi trong cảm giác bị thời gian nhấn chìm xuống tận đáy”. “Thực ra tôi có phải là tôi không” cứ bám chặt lấy tôi như một điều phi lý nhất từng tồn tại. Cuộc đời là phi lý khiến cho con người luôn có cảm giác sợ hãi, trốn chạy, rơi vào tình trạng cô đơn, lạc lõng nhưng rồi cuối cùng, lại chính con người tự đánh mất đi cái bản ngã của chính mình, lại cảm thấy như sự tồn tại của mình cũng là một sự tồn tại phi lý.

Ở đây, dường như có một sự gặp gỡ giữa nhà văn với các tác giả văn học hiện sinh phương Tây về cảm quan phi lý khi xây dựng nhân vật. Văn học phi lý phương Tây đã sử dụng cả những thủ pháp huyền thoại, phi lịch sử - cụ thể và siêu thực để làm tăng thêm ý nghĩa tượng trưng và khái quát về tính phi lý ngày một gia tăng đến mức phổ biến như: người biến thành côn trùng (Hóa thân của Kafka); người biến thành thú vật (Những con tê giác của E.Inesco); một con khỉ tường trình trước Viện hàn lâm về quá trình tiến hóa thành người của nó (Một bản báo cáo gửi Viện hàn lâm của Kafka); một con vật kể về cuộc sống dưới lòng đất của mình (Hang ổ của Kafka); Những chiếc ghế biểu diễn thay cho nhân vật (Những chiếc ghế của Ionesco)… Sự tương đồng này có nguồn gốc từ hiện thực phi lý. Với cảm quan hiện thực này, Tạ Duy Anh đã xây dựng được một kiểu dạng nhân vật tồn tại một cách phi lý như gã thợ săn, Mặt Đen, ông bố đặt tên con là Khốn Nạn… nhưng càng ngày càng trở nên phổ biến, đầy rẫy và tồn tại một cách hiển nhiên trong đời sống đương đại.

Trong bước đường cùng đó, đâu đó vẫn le lói một niềm tin, không thôi ước ao, tìm kiếm bằng cách chiệm nghiệm lại cuộc sống trong quá khứ, hay khao khát tìm kiếm cái tôi hiện tại, tiếp tục truy tầm và khẳng định cái tôi ở tương lai. Nhiều khi, con người cô đơn cũng là cách để họ bảo toàn niềm tin

và khát vọng của mình trên con đường tìm kiếm chân lý không có đích tận cùng. Đó cũng là chiều sâu ý nghĩa nhân văn trong các tiểu thuyết của Tạ Duy Anh. Dường như nhà văn muốn độc giả tự trải nghiệm cùng nhân vật để tìm ra ánh sáng của chân lý, thức tỉnh cái tôi của riêng mình.

Tiểu kết chƣơng 2

Dưới góc nhìn kiểu dạng nhân vật, chúng tôi đã hệ thống những kiểu dạng nhân vật đặc trưng, nổi bật nhất của tiểu thuyết Tạ Duy Anh. Ở những sáng tác đầu tay, nhân vật tiểu thuyết của Tạ Duy Anh đã đem đến một giả thiết về bản chất của người nông dân nhưng nói chung vẫn còn mang dáng dấp của kiểu loại nhân vật truyền thống. Nhạy cảm với những vấn đề thời sự, nóng bỏng và cấp thiết của thời cuộc, Tạ Duy Anh đã nhanh chóng bắt kịp hơi thở mới của thời đại và tìm kiếm một hình thức thể hiện hoàn toàn mới mẻ. Nhân vật tự ý thức, sám hối như một kiểu nhân vật chủ đạo, xuyên suốt các tác phẩm. Từ những cuốn tiểu thuyết đầu tay như Lão Khổ, nhân vật luôn sống trong sự dằn vặt, day dứt với những sai lầm cá nhân cũng như sai lầm lịch sử trong quá khứ, cho đến những cuốn tiểu thuyết sau này như Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối… nhân vật “tôi”, nhân vật bào thai, nhân vật cô gái điếm… đều thức nhận, tự ý thức ngay sau hành động tức thời của mình như một phương tiện để hoàn thiện nhân cách. Đặc biệt, ở tiểu thuyết Tạ Duy Anh, có một kiểu dạng nhân vật được tác giả đặt tên là “thiên thần” và “ác quỷ”. Đối lập với kiểu nhân vật “ác quỷ” ngày càng được nhân bản với nhiều bộ mặt khác nhau và tỉ lệ thuận với sự phát triển của cơ chế thị trường cùng với sự biến mất tính người là kiểu nhân vật “thiên thần”. Nhân vật “thiên thần” như những điểm sáng le lói hiện lên vẻ đẹp trong sáng đến thánh thiện và lạc lõng ngay trước hiện thực xô bồ, phức tạp, vô nhân tính này. Rốt cuộc, nhân vật của Tạ Duy Anh phải đối mặt với nỗi cô đơn, lạc lõng đến mức rơi

vào khủng hoảng niềm tin, hoang mang, trống rỗng vô độ. Từ khát vọng khẳng định cái tôi cá nhân nhưng bị số đông cộng đồng vùi dập, cô lập, đi đến

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết của Tạ Duy Anh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)