Giọng điệu giễu nhại:

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết của Tạ Duy Anh (Trang 90)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.3.2. Giọng điệu giễu nhại:

Giọng giễu nhại (tiếng Pháp là Parodie) là cách dùng tiếng cười để phủ định, phê phán những mặt trái của thực tại xã hội. Tú Xương cũng từng

thích giễu nhại sự xuất hiện ông Tây bà đầm đã đảo lộn cả những tôn ti trật tự của xã hội Nho giáo vốn là chuẩn mực truyền thống “…Khăn là bác nọ to tày rế, váy lĩnh cô kia quét sạch hè”. Những thập niên đầu thế kỷ XX, Vũ Trọng Phụng cũng tìm đến trào phúng để giễu nhại cả một thể chế xã hội, giễu nhại Thơ Mới, văn học nghệ thuật lãng mạn, hội họa trừu tượng hiện đại, nhại cả phong trào Âu hóa, ngoại giao... Nhìn chung, giọng giễu nhại của Vũ Trọng Phụng đã tạo nên tiếng cười chua chát, hả hê, đả phá. Và gần đây, chúng ta bắt gặp giọng điệu giễu nhại khá thành công trong văn học đương đại. Nguyễn Huy Thiệp sử dụng giọng điệu triết lý - giễu nhại để nhại anh hùng, vua chúa, nhại lịch sử, nhại huyền thoại, cổ tích, nhại tôn giáo, phong tục, nhại trí thức, nhại văn học… Mọi thứ đều có thể đem ra giễu nhại dưới ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp, kể cả trong lĩnh vực tôn nghiêm nhất được cả cộng đồng thừa nhận và ca ngợi như anh hùng, lịch sử… Hồ Anh Thái bằng chất giọng trẻ trung, tinh nghịch và cũng hóm hỉnh đã bóc trần mặt nạ đời sống trần tục để xuất hiện cái hài cái bi. Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà có hình tượng giễu nhại quan. Khác với giọng nhại của các nhà tiên phong thời kì đầu đổi mới, thường có phần xót xa bi đát, cay độc giọng giễu nhại, trong văn Nguyễn Việt Hà còn mang tính bỡn cợt.

Tạ Duy Anh cũng sử dụng triệt để mọi cấp độ của giọng điệu giễu nhại, một chất giọng giàu hiệu quả nghệ thuật của văn học Việt Nam đương đại. Tuy nhiên, ở tiểu thuyết Tạ Duy Anh, giọng điệu giễu nhại được đẩy lên mức bi hài kịch ở mọi cấp độ không thể nhầm lẫn với các cây bút khác.

Nhại phong cách văn bản ở phần mở đầu và kết thúc Giã biệt bóng tối

đều là đưa ra một văn bản: một “biên bản về vụ hủ hóa bắt quả tang” ở phần đầu, và một văn bản khép lại tiểu thuyết “biên bản về việc ngôi miếu hoang của làng bị tụt xuống đất và biến mất”. Nhại phong cách báo chí với một bản tin thời sự trên phương tiện thông tin đại chúng như trong Đi tìm nhân vật về

vụ án một cậu bé đánh giầy bị giết ở phố G, và sau sự xuất hiện của nhân vật “tôi” ở phố G, lập tức được có mặt trên văn bản nhận dạng hung thủ đang truy nã của công an. Nhại sân khấu cổ truyền với lời hát chèo với đủ các bè phối, tiếng đế… Trò diễn còn được tổ chức bài bản hẳn hoi với các màn hậu cảnh, nhắc vở, phụ trách phông màn, ánh sáng… “ai vào chỗ của người ấy, cấm có được sơ suất” trong Giã biệt bóng tối. Rồi nhại cả hình tượng như nhại nhà khoa học, giới văn nghệ sĩ, nhà cầm quyền. Chỉ là một cuộc điều tra về mấy cái chết ở làng Thổ Ô mà cả “một đoàn các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành đã được phái xuống. Đó là những giáo sư đầu đàn (lưu ý đầu đàn chứ không phải đầu ngành) trong lĩnh vực pháp y, những cán bộ địa chất giỏi nhất…” thế mà “cả một đội ngũ các nhà khoa khọc ấy lại có cách giải quyết cực kỳ phản khoa học là “cò kè bớt một thêm hai” với lão chủ tịch xã để đi đến một kết luận buồn cười, rất phản khoa học: Nguyên nhân những cái chết ấy là do kẻ địch gây ra. Mà “kẻ địch” đó cụ thể là “bọn tư bản đế quốc, bọn phản động nằm vùng, bọn rắn rết, vi trùng, thói quen ăn bọ trấu ở bẩn, ỉa bậy… đều có thể gọi là kẻ địch” [6, tr.63]

Có thể nói, trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh, giới trí thức bị hạ bệ thảm hại, kể cả những bậc giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học… Đến quỷ cũng phát ngôn: “Hỏi được lắm, như tri thức chính hiệu ấy, loại bán trôn ấy mà, đừng có nghe lời bọn nó. Đĩ điếc sao không vào nhà chứa nhỉ?” [6, tr.245]. Tri thức bị đánh đồng với loại bán trôn nuôi miệng. “Hỏi như giáo sư tiến sĩ ấy nhỉ. Gà sống thiến sót chứ là cái quái gì mà tinh tướng. Lại còn tham gia vào ban bệ này, hội đồng nọ, cố vấn cố viếc nữa chứ. À, mày không phải ngẩn ra ngạc nhiên như quan tòa xử theo lệnh thế, tao đang nói là tất tật các bọn giáo sư giáo siếc, tiến sĩ tiến siếc đều nhờ tao giúp mới nên công trạng chứ học hành nghiên cứu nghiên kiếc gì chúng nó” [6, tr.77]. Giáo sư tiến sĩ bị cào bằng với

một đứa bé, thậm chí bị đưa vào câu chuyện lúc làm tình của đôi gian phu dâm phụ “Anh học rộng, biết nhiều nhỉ? Khác gì giáo sư tiến sĩ” [6, tr.105].

Giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh được thể hiện từ cấp độ từ vựng (hiện tượng iếc hóa); nhại phong cách ngôn ngữ (nhân vật không nói như vai xã hội của mình, lặp từ, ngữ, câu); nhại phong cách thể loại (năm cái chết ở làng Thổ Ô là năm câu chuyện cổ tích kết thúc không có hậu) và nhại lối viết (cố tình giật tít để chỉ rõ chỗ nào là thay đổi điểm nhìn, đổi ngôi kể); nhại văn bản, nhại báo chí, nhại hình tượng… và ấn tượng nhất là nhại ý thức. Bằng những yếu tố huyền thoại, những lời nguyền, những lời phù chú để nhại lại ý thức con người còn chưa vượt thoát khỏi cái tư tưởng cũ kỹ, lạc hậu, thậm chí là ấu trĩ thời nguyên thủy (từ đỉnh cao của văn minh, con người trở về thời sơ khai mông muội của loài người). Con người như bị cầm tù bởi cách nghĩ cũ, và gần như bị tê liệt trong những khuôn sáo, lối mòn lỗi thời, rỗng tuyếch mà không có suy nghĩ mới, không thể tạo ra cái mới. Thậm chí, khi cái mới được đề cập thì bị đòn phủ đầu, dập tắt, thủ tiêu bởi áp lực của số đông, khuôn mẫu.

Tạ Duy Anh đặt ngòi bút giễu nhại không kiêng dè một lĩnh vực nào, kể cả lĩnh vực chính trị, những nhà cầm quyền cầm cân nảy mực, vốn là vấn đề rất nhạy cảm, rất ít người động chạm tới. Vì thế, những cuốn tiểu thuyết của ông cũng nhận được những luồng dư luận khác nhau, mà có lúc phải chịu số phận long đong. Tuy nhiên, trước khi viết, nhà văn đã xác định mạo hiểm với chính mình để đi tìm sự thật, đấu tranh cho một xã hội tích cực, lành mạnh hơn.

Từ Chủ tịch xã, đến cán bộ này, cán bộ nọ, vốn là cán cân công lý, cầm cân nảy mực, tất cả đều bị lột trần, vạch mặt dưới ngòi bút của Tạ Duy Anh bằng giọng điệu giễu nhại, châm biếm, đến đả kích mạnh mẽ. Không ai ngờ

một “thằng Khổ” đi ở đợ chăn trâu lại có ngày nắm trong tay chức Chủ tịch xã nhờ sự may mắn gặp thời; đang trên đỉnh cao của quyền lực, lão cũng không thể hình dung được lại có ngày bị cùm chuồng trâu, bị quy kết thành gián điệp Quốc dân Đảng, bị tước mất khả năng làm công dân. Có lúc lão là nhà cầm quyền yêu thương con dân, rất mực chăm lo việc cải thiện đời sống của người dân để đi đến thiên đường, nhưng cũng chính lão lại có lúc là kẻ gây ra tội ác, cô lập và sát phạt cả một chi họ đi đến tan gia bại sản. Những lời đầy giáo huấn của mấy vị cán bộ quản giáo trại tù: “Nó (tức là chuyện làm tình) động chạm đến tư tưởng đạo đức… liên quan đến cả lực lượng lao động và phương thức sản xuất. Rồi nó không thể không bàn tới vấn đề sở hữu bóc lột, thặng dư, tức là phải góp thêm vào cả thể chế nhà nước, hình thái ý thức, biện chứng lịch sử, tương lai của nhân loại” [6, tr.174]. Chỉ một chuyện làm tình mà liên quan đến cả những vấn đề triết học cao siêu. Vị cán bộ này cứ như một con vẹt thuộc lòng bài chính trị rồi đọc bài không đúng lúc, không đúng chỗ, anh ta trở thành ngô nghê, vô cảm, đáng cười.

Trong các tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, có khi các giọng điệu lại xâm nhập vào nhau, hòa vào nhau, tranh biện, phản bác và nhại lẫn nhau như lời của quỷ nhại lại lời của nhân vật thằng bé xưng “tôi” và được in nghiêng đậm: “Tôi sinh ra không phải để trở thành công cụ cho kẻ khác giết người. Tao đâu có biến mày thành công cụ, đồ vu oan giá họa, tao cho mày thỏa điều ước đấy chứ, đồ vô ơn. Nhưng tôi vô tình trở thành kẻ gieo rắc tai họa cho người khác. Chả có vô tình vô tiềng gì đâu, ý mày muốn thế chả rành rành rành ra đấy là gì…” [6, tr.440]. Giọng giễu nhại như là bút kiếm sắc sảo mà nhà văn sử dụng một cách đắc địa để gây cười và lật mặt, chỉ tay bản chất thật bên trong của con người.

được chú ý để xâm nhập sâu vào đời sống nhưng vẫn không ít tác giả còn né tránh những vấn đề nhạy cảm, hoặc mới chỉ chạm tới bên ngoài sự thực, Tạ Duy Anh đã dũng cảm dùng ngòi bút và giọng điệu giễu nhại tấn công vào những vấn đề, lĩnh vực nóng bỏng nhất, đầy thách thức với mong muốn xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, lành mạnh và công bằng hơn.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết của Tạ Duy Anh (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)