…Và không gian phi lý

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết của Tạ Duy Anh (Trang 74)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.1.3. …Và không gian phi lý

Cũng nằm trong mạch dịch chuyển của không gian, hoặc từ cái cụ thể bao quát dần lên, hoặc từ cái không gian chung đi sâu vào từng mảnh không gian khác nhau, nhưng xu hướng chung trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh là càng về sau càng dần đi tới sự nhòe mờ, nhạt hóa đường nét không gian và trở thành không gian phi lý. Không gian trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh là sự di chuyển liên tục từ không gian thực đi dần tới sự nhòe mờ và cuối cùng là phi lý hóa không gian, nghĩa là đi từ việc xóa bỏ ranh giới cụ thể, thành cái chung, cái phổ biến và chỉ còn cái không có thực, chỉ mang tính chất kí hiệu được mã hóa. Không gian phi lý là không gian đầy tính vô lý, ngược đời hoặc không có thực hoặc không gian trái ngược hẳn với quan niệm thông thường là cụ thể, là xác định. Là không gian nhưng đôi lúc bị biến mất, không kiểm soát được, nhận thức được sự tồn tại, có mà không có, bất định.

Ngay cả khi bài báo viết rất rõ là khu phố G (Đi tìm nhân vật), nhưng rốt cuộc khu phố ấy ở đâu “tôi” cũng không biết được, những người ở khu phố mà “tôi” tìm đến được xem gần như là nhân chứng, cận cảnh nhưng cũng không ai xác nhận được một cách rõ ràng, chính xác địa điểm xảy ra án mạng là ở đâu, có phải ở khu phố G hay không, chỗ này hay chỗ kia đều chỉ là phỏng đoán mơ hồ, thậm chí nó còn bị sai lệch đi rất nhiều chỉ từ câu chuyện làm quà của bà hàng nước. Dường như đó là một khu phố bất kỳ, giống như mọi khu phố khác, có vụ án thằng bé đánh giầy bị giết hoặc không, hoặc xảy ra lúc nào cũng không ai biết. Ngay từ cái tên tác giả đặt cho khu phố ấy cũng là một kí hiệu được mã hóa như A, B, C… như một giả định.

Một cách thể hiện khác của Tạ Duy Anh nữa là ngay từ đầu không gian đã không thành hình và mang tính kí hiệu hóa như phố G. Lúc nào con người

cũng có một cảm giác sợ hãi bị rượt đuổi đằng sau nên không đủ thời gian để kịp nhận diện, xác định rõ không gian phía trước cũng như không gian phía sau, tất cả như không có thực mà chỉ do trí tưởng tượng của con người thêu dệt mà nên, như một làn sương khói mờ ảo che khuất phần thực chỉ còn lại phần sương khói mù mịt “phải khi tôi dừng lại thở, tôi mới biết là mình vừa chạy bán sống bán chết”. Trong khoảng thời gian rời nhà đến Cổng Vòm, chỗ hẹn gặp Thảo Miên, nhiều dòng hồi ức đan xen, không theo một thứ tự nào cùng một lúc ùa ra, nhảy xổ ra khiến cho nhân vật “tôi” không kịp hồi nhớ, không kịp định hình được thời gian, không gian. “Tôi” còn mãi đuổi theo trí nhớ mà không có thời gian để quan sát, để định hướng không gian hay nói cách khác, lúc này con người không còn khả năng tri nhận được không gian, thời gian. Từ nhà đến Cổng Vòm như từ một điểm A đến điểm X mà ở giữa có vô vàn điểm cắt n là các ngã tư (được tác giả nhắc lại nhiều lần). Không gian trở thành không gian câm, trở thành yếu tố phi định lượng.

Có một hiện thực là càng ngày con người càng khó nắm bắt các sự vật hiện tượng trước sự thay đổi từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây của đời sống đương đại. Hiện thực đó như một sơ đồ chằng chịt mà chưa tìm thấy lối ra, chúng ta có cảm giác bị rơi vào mê cung của ma trận. Do đó, không gian cũng bị biến dạng. “Nhưng điều nằm ngoài dự kiến của tôi đã xảy ra: Chỉ trong chớp mắt người và xe ùn tắc lại và tôi bị chôn chân ở giữa biển người. Đủ thứ âm thanh kinh dị vang lên. Không gian đặc quánh mùi khói xe, mùi dầu mỡ, mùi người – mùi không khí bị chín nẫu… Mỗi khi có sự dịch chuyển thì tôi có cảm giác đó là do con đường lùi lại” [5, tr.84]. Con đường tới tòa biệt thự bí ẩn, nơi “tôi” gặp Thảo Miên đi vào và mất hút đằng sau cánh cửa, hay con đường tới Cổng Vòm, điểm hẹn của “tôi” và Thảo Miên, luôn luôn được nhân vật “tôi” hồi nhớ để định vị. Lúc thì “để loại bỏ yếu tố có thể nảy sinh bất ngờ, tôi lặp lại y nguyên hành trình cũ, một hành trình giờ đây tôi

mới thấy nó hoàn toàn ngẫu hứng” [5, tr.84]. Có lúc tưởng như đã đi đúng đường bằng cách nhớ lại. Nhưng rốt cuộc khi gần đến đích thì tôi lại cảm giác như con đường lùi lại vì tắc đường và “tôi” bị lạc lối ngay trên con đường đã đi. Tất cả bị rối tung lên, mất phương hướng, tính chất phi lý ngày một gia tăng mà không thể nào lý giải nổi. Đó cũng là một trong những lí do mà nhiều người cho rằng khi đọc Đi tìm nhân vật là quá khó hiểu. Đối với văn học thế giới không là mới nhưng ở Việt Nam, Tạ Duy Anh với Đi tìm nhân vật là một trong những lối đi mới tiên phong.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết của Tạ Duy Anh (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)