Tăng cường đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch và vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên tại Sa Pa và Bắc Hà, Lào Cai (Trang 85)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Tăng cường đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực

Một trong những nguyên nhân dẫn tới hạn chế của hoạt động bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch miền núi nói chung, Sa Pa và Bắc Hà nói riêng là thiếu cán bộ chuyên môn, hoạt động giáo dục và đào tạo về môi trường chưa nhiều, chưa phổ biến đối với mọi đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch. Do đó, trước hết cần tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các hội thảo và các lớp tập huấn, hướng dẫn về công tác BVMT trong lĩnh vực du lịch cho các cán bộ làm công tác du lịch tại địa phương và các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch. Các cuộc hội thảo có thể do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Trung ương hoặc địa phương tổ chức. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch hoặc về môi trường tại địa phương cần chủ động tiến hành mở các lớp tập huấn, hướng dẫn công tác BVMT cho các đơn vị kinh doanh du lịch tại địa phương cũng như cộng đồng dân cư địa phương. Địa phương nên có nguồn kinh phí riêng cho công tác BVMT, trong đó bao gồm kinh phí cho hoạt động giáo dục, đào tạo.

Về hình thức đào tạo, các cơ quan quản lý về môi trường và du lịch hoặc các doanh nghiệp, các khu, điểm du lịch có thể kết hợp đào tạo tại chỗ hoặc tập huấn tại các điểm cụ thể. Nội dung đào tạo cần chú ý tới các kiến thức như: quy định về BVMT đối với từng đối tượng tham gia hoạt động du lịch; đặc điểm môi trường sinh thái tại địa phương (cảnh quan tự nhiên, các giá trị du lịch sinh thái, hiểm họa môi trường tự nhiên với phát triển du lịch…); các kinh nghiệm về bảo vệ môi trường tại các điểm, khu du lịch trong và ngoài nước phù hợp với đặc điểm môi trường tự nhiên của địa phương…Hoạt động này còn cần được phổ biến rộng rãi và áp dụng trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Những nội dung về bảo vệ môi trường cần được gắn với các chương trình đào tạo cho mọi đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào các chương trình đào tạo ở các cấp bậc đào tạo, các lớp tập huấn nâng cao trình độ nhận thức và quản lý về môi trường cho cán bộ trong ngành. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần có sự phối hợp chặt chẽ

giữa Tổng cục Du lịch với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương Binh, Xã hội và các địa phương.

Ngoài việc quan tâm đến công tác giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho đội ngũ quản lý, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, cần tăng cường đầu tư đào tạo, phát triển nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số. Tăng cường sự tham gia vào hoạt động du lịch của người dân địa phương không chỉ góp phần gìn giữ tài nguyên mà khi được tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, cư dân địa phương sẽ hiểu hơn mối quan hệ và vai trò của bảo vệ môi trường. Chương trình đào tạo với đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số cần có những hình thức, nội dung thể hiện mới, phù hợp với trình độ nhận thức và đặc điêm văn hóa, lối sống của đồng bào. Hình thức đào tạo có thể là những lớp bồi dưỡng ngắn ngày hoặc theo hình thức tham quan thực tế tại một số điểm du lịch miền núi thực hiện tốt BVMT.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch và vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên tại Sa Pa và Bắc Hà, Lào Cai (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)